TIN MỚI
Đối với đa số sinh viên học 4 năm thì kì học cuối cùng là thời điểm để các bạn bắt đầu đi thực tập và làm khóa luận hay báo cáo thực tập. Nhiều sinh viên coi thực tập là một cơ hội lớn để mình học hỏi những kiến thức không được dạy trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng biết nắm bắt cơ hội này, một số ít vẫn còn quen cách họ trên trường nên không chủ động, linh hoạt khi đi thực tập.
Trong quan niệm của nhiều bạn sinh viên hiện tại vẫn còn giữ suy nghĩ cho rằng thực tập không quan trọng. Bỏ lỡ cơ hội này, bạn sẽ khó biết rằng khi đi làm, mọi thứ sẽ khác xa so với lớp học bình thường của bạn. Thực tập sẽ coi như một liều "thuốc thử", giúp bạn nhìn lại được bản thân mình như thế nào, có linh hoạt không, phù hợp với môi trường công sở hay làm việc tự do...
Bàn luận về thái độ khi đi thực tập của các sinh viên, một chia sẻ trên trang FTU Confessions đã nhận được khá nhiều sự đồng ý. Trong tất cả các trường hợp trong cuộc sống, nếu bạn không chủ động cứu lấy mình thì e rằng bạn sẽ thụt lùi mãi thôi, đặc biệt trong công việc và sự nghiệp.
"Em tôi đi thực tập được vài tuần, về kể với tôi rằng em bị bạn bè ghét rồi anh ạ. Cùng thực tập vị trí Xuất nhập khẩu như nhau, nhưng mỗi em là được ngồi trong phòng XNK làm việc, được mấy anh chị đi trước chỉ bảo, còn mấy bạn khác phải ngồi phòng ngoài, gần như cô lập.
Em chạy việc cả ngày không hết, học được rất nhiều thứ, còn các bạn thì ngồi không cũng chả ai kêu gì, cứ ngồi đợi hết giờ là về, chán lắm.
Tôi hỏi: "Thế các bạn khác có chủ động trong công việc không?"
Nó bảo mấy bạn cũng chịu khó lâu lâu chạy qua chỗ mấy anh chị nhân viên cũ, hỏi thăm là có việc gì cho em làm không, thấy anh chị bảo không, thế là thôi, lại ngồi ngáp ruồi (mà công ty người ta hiện đại thế, văn phòng máy lạnh sạch đẹp thế nên cũng không có ruồi để ngáp).
Hết thời gian thực tập, có bạn ghi vào báo cáo là chẳng học được gì nhiều vì các anh chị đi trước không chịu chỉ.
À, ra thế, vậy thì đúng rồi. Vì sao?
Vì công ty khác với trường đại học. Các anh chị nhân viên đó không có nghĩa vụ và trách nhiệm phải huấn luyện tụi em. Chưa kể là, mỗi nhân viên trong công ty đều có nhiệm vụ và KPI riêng của mỗi người. Thời gian để họ xử lý hết mớ công việc cho riêng mình cũng không đủ, thì lấy đâu ra thời gian để chỉ bảo các bạn.
Bên cạnh đó, chắc chắn rằng chẳng ai dám giao ngay công việc của mình cho các bạn sinh viên thực tập hay nhân viên mới vào cả, kể cả khi bạn đã ra trường. Vì các bạn có biết gì đâu mà giao, giao đã đời xong không làm được, lại trễ tiến độ công việc đi. Cho nên, thôi thà tự làm, không giao gì hết. Rồi sau này thấy đứa nào mặt mày sáng sủa, tinh thần năng nổ, thái độ nhiệt tình đáng tin cậy một chút thì mới dám giao việc lặt vặt mà thôi.
Do đó, ngoài việc trang bị kỹ năng giao tiếp tốt, tự tin, thì cách tốt nhất để được trọng dụng và trở thành "em cưng" của mấy anh chị đi trước, là tự giác giành lấy việc mà làm. Đó cũng là cách mà tôi đã huấn luyện con em họ tôi ngay từ những ngày nó chập chững làm trợ lý cho mình.
Tôi khuyên nó việc nào mình nhắm mình làm được thì phải làm ngay. Làm từ những việc nhỏ, ví dụ như photo, scan, fax, rồi dọn dẹp phòng làm việc, lau dọn bàn ghế, sắp xếp lại đống hồ sơ cũ cũng là một việc tốt.
Và đã làm thì phải nhạy bén lên, thấy anh, chị nào tính đi scan hay photo là lại đó liền, nói để em làm cho. Hễ thấy sếp bảo giao hồ sơ này cho phòng này, chuyển hồ sơ kia cho phòng kia thì phải ba chân bốn cẳng chạy ngay đến giành lấy mà làm, bảo anh để em đi cho, làm ngay, đừng có hỏi.
Đó cũng là một cách thể hiện sự nhiệt thành và sự năng động của "vãn bối" dành cho "tiền bối". Lâu dần, các "tiền bối" mới bắt đầu tin tưởng, thấy con này, thằng này tuy chỉ là thực tập sinh nhưng nó cũng chịu khó, cũng năng nổ, được việc, họ mới chỉ cho.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Huống chi người ta có câu: "Khi người học trò sẵn sàng, thì người thầy sẽ xuất hiện". Bạn muốn học, thì bạn phải chủ động chứ đừng có hỏi, đừng có chờ."
Đồng quan điểm này, Giám đốc Khối tuyển dụng Công ty Cổ phần Nguồn nhân lực Siêu Việt, chị Dương Thị Tuyết Trinh cũng bày tỏ rằng những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm cần tích cực và chủ động trong việc tự học tại công ty, doanh nghiệp.
"Có một tư duy tôi thấy nhiều bạn sinh viên mới đi làm hay mắc phải, đó là: mình mới ra trường, không có kinh nghiệm nên vin cớ buộc chủ doanh nghiệp phải hướng dẫn mình. Nhiều bạn nghỉ việc vì lý do: chỗ làm cũ không dạy được em gì cả. Điều này hoàn toàn sai, chủ doanh nghiệp không có trách nhiệm dạy nhưng các bạn có trách nhiệm phải học.
Chúng tôi đã trả lương cho bạn, tại sao chúng tôi lại kiêm cả trách nhiệm dạy dỗ bạn? Nếu có dạy, có đào tạo, thì đó là cách chúng tôi cung cấp lợi ích cho bạn. Vậy người nhận lợi ích là các bạn và chính các bạn phải có trách nhiệm học và làm cho tốt. Còn nơi duy nhất có trách nhiệm dạy và đào tạo bạn - chính là nhà trường, chứ không phải doanh nghiệp vận hành theo cơ chế lãi - lỗ.
Các bạn sinh viên mới ra trường phải biết rằng mình còn nhiều điều phải học, vậy thay vì cố ngẩng mặt lên mà cãi, hãy cúi đầu xuống để làm việc, để lắng nghe."
Bài viết cảm động của người cha có con gái là du học sinh không về nước: Con là sinh viên cuối cùng bước ra khỏi cổng trường trước khi nó bị đóng cửa vào ngày mai, bố ạ!
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Sinh viên thực tập: Nếu thấy mình giỏi đừng bị động chờ giao việc, chủ động "cướp việc" mà làm
Đối với đa số sinh viên học 4 năm thì kì học cuối cùng là thời điểm để các bạn bắt đầu đi thực tập và làm khóa luận hay báo cáo thực tập. Nhiều sinh viên coi thực tập là một cơ hội lớn để mình học hỏi những kiến thức không được dạy trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng biết nắm bắt cơ hội này, một số ít vẫn còn quen cách họ trên trường nên không chủ động, linh hoạt khi đi thực tập.
Trong quan niệm của nhiều bạn sinh viên hiện tại vẫn còn giữ suy nghĩ cho rằng thực tập không quan trọng. Bỏ lỡ cơ hội này, bạn sẽ khó biết rằng khi đi làm, mọi thứ sẽ khác xa so với lớp học bình thường của bạn. Thực tập sẽ coi như một liều "thuốc thử", giúp bạn nhìn lại được bản thân mình như thế nào, có linh hoạt không, phù hợp với môi trường công sở hay làm việc tự do...
Bàn luận về thái độ khi đi thực tập của các sinh viên, một chia sẻ trên trang FTU Confessions đã nhận được khá nhiều sự đồng ý. Trong tất cả các trường hợp trong cuộc sống, nếu bạn không chủ động cứu lấy mình thì e rằng bạn sẽ thụt lùi mãi thôi, đặc biệt trong công việc và sự nghiệp.
"Em tôi đi thực tập được vài tuần, về kể với tôi rằng em bị bạn bè ghét rồi anh ạ. Cùng thực tập vị trí Xuất nhập khẩu như nhau, nhưng mỗi em là được ngồi trong phòng XNK làm việc, được mấy anh chị đi trước chỉ bảo, còn mấy bạn khác phải ngồi phòng ngoài, gần như cô lập.
Em chạy việc cả ngày không hết, học được rất nhiều thứ, còn các bạn thì ngồi không cũng chả ai kêu gì, cứ ngồi đợi hết giờ là về, chán lắm.
Tôi hỏi: "Thế các bạn khác có chủ động trong công việc không?"
Nó bảo mấy bạn cũng chịu khó lâu lâu chạy qua chỗ mấy anh chị nhân viên cũ, hỏi thăm là có việc gì cho em làm không, thấy anh chị bảo không, thế là thôi, lại ngồi ngáp ruồi (mà công ty người ta hiện đại thế, văn phòng máy lạnh sạch đẹp thế nên cũng không có ruồi để ngáp).
Hết thời gian thực tập, có bạn ghi vào báo cáo là chẳng học được gì nhiều vì các anh chị đi trước không chịu chỉ.
À, ra thế, vậy thì đúng rồi. Vì sao?
Vì công ty khác với trường đại học. Các anh chị nhân viên đó không có nghĩa vụ và trách nhiệm phải huấn luyện tụi em. Chưa kể là, mỗi nhân viên trong công ty đều có nhiệm vụ và KPI riêng của mỗi người. Thời gian để họ xử lý hết mớ công việc cho riêng mình cũng không đủ, thì lấy đâu ra thời gian để chỉ bảo các bạn.
Bên cạnh đó, chắc chắn rằng chẳng ai dám giao ngay công việc của mình cho các bạn sinh viên thực tập hay nhân viên mới vào cả, kể cả khi bạn đã ra trường. Vì các bạn có biết gì đâu mà giao, giao đã đời xong không làm được, lại trễ tiến độ công việc đi. Cho nên, thôi thà tự làm, không giao gì hết. Rồi sau này thấy đứa nào mặt mày sáng sủa, tinh thần năng nổ, thái độ nhiệt tình đáng tin cậy một chút thì mới dám giao việc lặt vặt mà thôi.
Do đó, ngoài việc trang bị kỹ năng giao tiếp tốt, tự tin, thì cách tốt nhất để được trọng dụng và trở thành "em cưng" của mấy anh chị đi trước, là tự giác giành lấy việc mà làm. Đó cũng là cách mà tôi đã huấn luyện con em họ tôi ngay từ những ngày nó chập chững làm trợ lý cho mình.
Tôi khuyên nó việc nào mình nhắm mình làm được thì phải làm ngay. Làm từ những việc nhỏ, ví dụ như photo, scan, fax, rồi dọn dẹp phòng làm việc, lau dọn bàn ghế, sắp xếp lại đống hồ sơ cũ cũng là một việc tốt.
Và đã làm thì phải nhạy bén lên, thấy anh, chị nào tính đi scan hay photo là lại đó liền, nói để em làm cho. Hễ thấy sếp bảo giao hồ sơ này cho phòng này, chuyển hồ sơ kia cho phòng kia thì phải ba chân bốn cẳng chạy ngay đến giành lấy mà làm, bảo anh để em đi cho, làm ngay, đừng có hỏi.
Đó cũng là một cách thể hiện sự nhiệt thành và sự năng động của "vãn bối" dành cho "tiền bối". Lâu dần, các "tiền bối" mới bắt đầu tin tưởng, thấy con này, thằng này tuy chỉ là thực tập sinh nhưng nó cũng chịu khó, cũng năng nổ, được việc, họ mới chỉ cho.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Huống chi người ta có câu: "Khi người học trò sẵn sàng, thì người thầy sẽ xuất hiện". Bạn muốn học, thì bạn phải chủ động chứ đừng có hỏi, đừng có chờ."
Đồng quan điểm này, Giám đốc Khối tuyển dụng Công ty Cổ phần Nguồn nhân lực Siêu Việt, chị Dương Thị Tuyết Trinh cũng bày tỏ rằng những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm cần tích cực và chủ động trong việc tự học tại công ty, doanh nghiệp.
"Có một tư duy tôi thấy nhiều bạn sinh viên mới đi làm hay mắc phải, đó là: mình mới ra trường, không có kinh nghiệm nên vin cớ buộc chủ doanh nghiệp phải hướng dẫn mình. Nhiều bạn nghỉ việc vì lý do: chỗ làm cũ không dạy được em gì cả. Điều này hoàn toàn sai, chủ doanh nghiệp không có trách nhiệm dạy nhưng các bạn có trách nhiệm phải học.
Chúng tôi đã trả lương cho bạn, tại sao chúng tôi lại kiêm cả trách nhiệm dạy dỗ bạn? Nếu có dạy, có đào tạo, thì đó là cách chúng tôi cung cấp lợi ích cho bạn. Vậy người nhận lợi ích là các bạn và chính các bạn phải có trách nhiệm học và làm cho tốt. Còn nơi duy nhất có trách nhiệm dạy và đào tạo bạn - chính là nhà trường, chứ không phải doanh nghiệp vận hành theo cơ chế lãi - lỗ.
Các bạn sinh viên mới ra trường phải biết rằng mình còn nhiều điều phải học, vậy thay vì cố ngẩng mặt lên mà cãi, hãy cúi đầu xuống để làm việc, để lắng nghe."
Bài viết cảm động của người cha có con gái là du học sinh không về nước: Con là sinh viên cuối cùng bước ra khỏi cổng trường trước khi nó bị đóng cửa vào ngày mai, bố ạ!
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Sinh viên thực tập: Nếu thấy mình giỏi đừng bị động chờ giao việc, chủ động "cướp việc" mà làm
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đàn ông sau 50 tuổi vượt qua 3 ‘rào cản trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nữ sinh Việt trúng suất thực tập công ty 'Big...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nàng Hậu có cuộc sống thượng lưu khi lấy chồng hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
6 khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu