1.Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tri thức, năng lực, kỹ năng kinh nghiệm của họ tạo ra một sức sản xuất trong sản xuất vật chất.
- Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động với trình độ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và thói quen lao động.
- Lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Các yếu tố của lực lượng sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó người lao động giữ vai trò quyết định, công cụ lao động thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (trình độ chinh phục tự nhiên của con người).
- Ngày nay, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi, nhanh chóng, thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội).
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan. Quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.
Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận động, phát triển lực lượng sản xuất Nếu “phù hợp” sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, “không phù hợp” sẽ có tác dụng tiêu cực.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những khác biệt và đối lập xung đột từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, quy luật “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự, lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn.
3. Sự vận dụng quy luật này ở nước ta
Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu, nước ta đi lên CNXH. Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ, lực lượng sản xuất bị kiềm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà ngay khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ và có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Thực tế lực lượng sản xuất nước ta còn thấp kém lại phát triển không đồng đều, cho nên cần phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Để xây dựng phương thức sản xuất XHCN, Đảng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH. Từng bước xã hội hóa XHCN, quá trình đó không phải bằng gò ép, mà được thực hiện từng bước thông qua sự hỗn hợp các hình thức sở hữu như công ty cổ phần, chủ nghĩa tư bản nhà nước, các hình thức hợp tác,… để dần dần hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, trong đó, kinh tế nhà nước và tập thể đóng vai trò là nền tảng. Chúng ta chỉ bỏ qua những gì của xã hội cũ không còn phù hợp, thực hiện chủ trương chuyển hóa cái cũ thành cái mới theo định hướng XHCN.
(Sưu tầm)
Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tri thức, năng lực, kỹ năng kinh nghiệm của họ tạo ra một sức sản xuất trong sản xuất vật chất.
- Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động với trình độ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và thói quen lao động.
- Lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Các yếu tố của lực lượng sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó người lao động giữ vai trò quyết định, công cụ lao động thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (trình độ chinh phục tự nhiên của con người).
- Ngày nay, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi, nhanh chóng, thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội).
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan. Quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.
Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận động, phát triển lực lượng sản xuất Nếu “phù hợp” sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, “không phù hợp” sẽ có tác dụng tiêu cực.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những khác biệt và đối lập xung đột từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, quy luật “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự, lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn.
3. Sự vận dụng quy luật này ở nước ta
Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu, nước ta đi lên CNXH. Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ, lực lượng sản xuất bị kiềm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà ngay khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ và có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Thực tế lực lượng sản xuất nước ta còn thấp kém lại phát triển không đồng đều, cho nên cần phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Để xây dựng phương thức sản xuất XHCN, Đảng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH. Từng bước xã hội hóa XHCN, quá trình đó không phải bằng gò ép, mà được thực hiện từng bước thông qua sự hỗn hợp các hình thức sở hữu như công ty cổ phần, chủ nghĩa tư bản nhà nước, các hình thức hợp tác,… để dần dần hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, trong đó, kinh tế nhà nước và tập thể đóng vai trò là nền tảng. Chúng ta chỉ bỏ qua những gì của xã hội cũ không còn phù hợp, thực hiện chủ trương chuyển hóa cái cũ thành cái mới theo định hướng XHCN.
(Sưu tầm)
Bài tương tự bạn quan tâm
Bài tập Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Quy luật thông nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nội dung và tác động của quy luật giá trị
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu