Đầu tư nói chung, đầu tư tài chính ngắn hạn nói riêng là một trong những lĩnh vực thú vị nhất của quản trị tài chính. Hơn thế nữa, quyết định đầu tư còn là một trong ba chức năng của một giám đốc tài chính, hai chức năng kia là: huy động vốn và quản lý tài sản.
Quyết định nên đưa chứng khoán ngắn hạn nào vào số lượng bao nhiêu vào danh mục đầu tư của công ty là một chức năng quan trọng trong quản trị tài chính. Một quyết định đầu tư đúng đắn, theo nghĩa cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư ngắn hạn, đảm bảo tính thanh khoản và tương thích với dự báo ngân lưu của công ty sẽ có tác động làm tăng giá trị vốn cổ đông.
Đối với nhà quản trị, việc lựa chọn trong vô số các chứng khoán đa dạng về thời hạn và mệnh giá, khác nhau về rủi ro và lợi nhuận để ra quyết định đầu tư là một thử thách lớn nhất.
Tính phức tạp của việc này lại càng tăng thêm do quyết định đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm riêng của nhà quản trị về rủi ro, trong khi phải phản ánh được thái độ rủi ro của các cổ đông.
Các nhà quản trị nhận ra rằng điều kiện tiên quyết để có thể lựa chọn đầu tư giữa các cơ hội khác nhau là cần phải thiết lập trước một chính sách đầu tư. Chính sách đầu tư xác định thái độ của công ty đối với rủi ro, lợi nhuận và chỉ ra cách thức thể hiện thái độ ấy.
Nhìn chung, đối với hầu hết mọi người, quan điểm về rủi ro là khẩu hiệu “an toàn, thanh khoản và sinh lời”. Qua đó, chúng ta thấy sự an toàn được ưu tiên hơn tính thanh khoản và suất sinh lời, nhằm bảo toàn được vốn đầu tư ban đầu.
Một chính sách đầu tư cụ thể thường thể hiện các tiêu chuẩn như sau:
- Số loại chứng khoán tối thiểu có thể chấp nhận được.
- Giới hạn về số tiền đầu tư hoặc tỷ trọng đối với chứng khoán cụ thể của một người phát hành.
- Có sử dụng chiến lược “mua để giữ” hay không.
- Mục tiêu là mức thu nhập hay là suất sinh lời.
- Lựa chọn nhà môi giới: công ty chứng khoán, đại lý hay ngân hàng thương mại.
- Quy trình thực hiện và kiểm soát.
- Phương pháp giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư.
Trước khi xây dựng chính sách đầu tư, bộ phận tài chính cần đánh giá khả năng thanh khoản của công ty, mức độ rủi ro sai lệch có thể có, và mọi giới hạn của thành phần bên ngoài đối với chính sách đầu tư của công ty.
Các nhà đầu tư tổ chức luôn thực hiện tốt việc đa dạng hoá rủi ro bằng cách dùng lúc sở hữu chứng khoán của nhiều công ty khác nhau. Rủi ro liên quan đến các công ty như vậy được gọi là rủi ro hệ thống, hay chính là độ nhạy của suất sinh lời của cổ phiếu của công ty so với suất sinh lời bình quân thị trường.
Quyết định nên đưa chứng khoán ngắn hạn nào vào số lượng bao nhiêu vào danh mục đầu tư của công ty là một chức năng quan trọng trong quản trị tài chính. Một quyết định đầu tư đúng đắn, theo nghĩa cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư ngắn hạn, đảm bảo tính thanh khoản và tương thích với dự báo ngân lưu của công ty sẽ có tác động làm tăng giá trị vốn cổ đông.
Đối với nhà quản trị, việc lựa chọn trong vô số các chứng khoán đa dạng về thời hạn và mệnh giá, khác nhau về rủi ro và lợi nhuận để ra quyết định đầu tư là một thử thách lớn nhất.
Tính phức tạp của việc này lại càng tăng thêm do quyết định đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm riêng của nhà quản trị về rủi ro, trong khi phải phản ánh được thái độ rủi ro của các cổ đông.
Các nhà quản trị nhận ra rằng điều kiện tiên quyết để có thể lựa chọn đầu tư giữa các cơ hội khác nhau là cần phải thiết lập trước một chính sách đầu tư. Chính sách đầu tư xác định thái độ của công ty đối với rủi ro, lợi nhuận và chỉ ra cách thức thể hiện thái độ ấy.
Nhìn chung, đối với hầu hết mọi người, quan điểm về rủi ro là khẩu hiệu “an toàn, thanh khoản và sinh lời”. Qua đó, chúng ta thấy sự an toàn được ưu tiên hơn tính thanh khoản và suất sinh lời, nhằm bảo toàn được vốn đầu tư ban đầu.
Một chính sách đầu tư cụ thể thường thể hiện các tiêu chuẩn như sau:
- Số loại chứng khoán tối thiểu có thể chấp nhận được.
- Giới hạn về số tiền đầu tư hoặc tỷ trọng đối với chứng khoán cụ thể của một người phát hành.
- Có sử dụng chiến lược “mua để giữ” hay không.
- Mục tiêu là mức thu nhập hay là suất sinh lời.
- Lựa chọn nhà môi giới: công ty chứng khoán, đại lý hay ngân hàng thương mại.
- Quy trình thực hiện và kiểm soát.
- Phương pháp giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư.
Trước khi xây dựng chính sách đầu tư, bộ phận tài chính cần đánh giá khả năng thanh khoản của công ty, mức độ rủi ro sai lệch có thể có, và mọi giới hạn của thành phần bên ngoài đối với chính sách đầu tư của công ty.
Các nhà đầu tư tổ chức luôn thực hiện tốt việc đa dạng hoá rủi ro bằng cách dùng lúc sở hữu chứng khoán của nhiều công ty khác nhau. Rủi ro liên quan đến các công ty như vậy được gọi là rủi ro hệ thống, hay chính là độ nhạy của suất sinh lời của cổ phiếu của công ty so với suất sinh lời bình quân thị trường.
Theo ceocenter.vn
Bài tương tự bạn quan tâm
Bài tập môn quản trị tài chính đây Có lời giải -...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Môn Quản Trị Tài Chính
- Thread starter vien
- Ngày bắt đầu
Các vấn đề cơ bản về quản trị tài chính Doanh nghiệp
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giúp mình giải 2 bài tập về Quản trị tài chính nha...
- Thread starter PhuongBT
- Ngày bắt đầu
Một số lý thuyết cơ bản mà người quản lý tài chính...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Quản trị tài chính doanh nghiệp
- Thread starter quynhnguyenftu
- Ngày bắt đầu