Trong môi trường kinh doanh ngày nay, hầu hết các tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chuyên môn của các đối tác kinh doanh bên ngoài (External Partnership). Một doanh nghiệp thường có nhiều quan hệ cộng tác bên ngoài cùng lúc, chẳng hạn: cố vấn về Công nghệ thông tin (CNTT), các công ty kiểm toán, các tổ chức đào tạo, các nhà sàn xuất, các nhà cung cấp, khách hàng, vv… Để đạt được thành công trong quan hệ cộng tác với bên ngoài thì đòi hỏi sự cam kết toàn diện của tổ chức để lên kế hoạch một cách chu đáo, đối thoại cởi mở, hoàn thành công việc chung và tạo những kết quả có lợi cho đôi bên.
Cũng giống như các mối quan hệ thông thường, một quan hệ cộng tác với bên ngoài thành công được phát triển qua thời gian để đạt đến những mức độ tin cậy cao hơn và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Nhiệm vụ của quản lý quan hệ cộng tác bên ngoài bao hàm việc phát triển mối quan hệ này lên tầm cao hơn. Có 5 động lực để đạt được sự cộng tác thành công:
Hình thành
Một cách lý tưởng, quan hệ cộng tác bên ngoài được hình thành thông qua sự phân tích nhu cầu toàn diện và một quá trình chọn lọc để cân bằng các nhân tố tình cảm và lý trí. Trong quá trình hình thành, bạn cần đánh giá những kinh nghiệm và chuyên môn của đối tác bên ngoài, và mối quan hệ gắn kết tồn tại giữa giá trị của bạn và của đối tác. Ở giai đoạn khởi đầu này, mỗi bên trong mối quan hệ cộng tác cần phải hiểu biết lẫn nhau và học cách làm việc cùng nhau như một nhóm.
Lên kế hoạch
Không có gì bảo đảm sự thành công trong quan hệ đối tác với bên ngoài tốt hơn là việc lên kế hoạch một cách cẩn thận và chu đáo. Đây là một quá trình tập hợp những kinh nghiệm và chuyên môn của bạn và đối tác để tạo nên một kết hoạch và hình thành nhóm để thực hiện kế hoạch. Mục đích trong bước phát triển quan hệ cộng tác này là tất cả các thành viên phải hiểu biết lẫn nhau, hiểu rõ những thành quả mong muốn đạt được cũng như phải tôn trọng lẫn nhau.
Sự gắn kết
Sau giai đoạn hình thành và lên kế hoạch, nhóm cộng tác sẽ thực thi công việc chung, tầm nhìn của mỗi bên sẽ trở nên thống nhất hơn. Các mối quan hệ sẽ suôn sẻ hơn nếu bạn học cách tiếp cận và thu hút lẫn nhau. Một cảm giác hoàn thành bắt đầu được hình thành khi bạn thấy được nỗ lực của đối tác trong công việc như đã để ra trong kế hoạch.
Thành quả
Khi sự cộng tác đem lại những thành công, mọi người sẽ thấy rằng sự phối hợp giữa khả năng và nỗ lực của họ đang phát huy tác dụng. Họ bắt đầu tự hào về những thành quả có được từ mối liên kết và có một cảm nhận mạnh mẽ hơn về tầm quan trọng của nỗ lực của họ. Mọi người sẽ cam kết với nhau với một thái độ tự tin và tin tưởng lẫn nhau.
Hiện thực hóa
Ở giai đoạn này, các đối tác đang hoạt động ở mức độ tiến triển cao của sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Mối quan hệ cộng tác đang được phát huy ở mức độ tốt nhất về tính hiệu quả và sự cộng tác. Khả năng cho một mối quan hệ cộng tác lâu bền sẽ rất cao.
Bài gốc từ liên kết: http://dacnhantam.com.vn/2011/01/17/quan-ly-mot-moi-quan-he-doi-tac-thanh-cong/
Cũng giống như các mối quan hệ thông thường, một quan hệ cộng tác với bên ngoài thành công được phát triển qua thời gian để đạt đến những mức độ tin cậy cao hơn và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Nhiệm vụ của quản lý quan hệ cộng tác bên ngoài bao hàm việc phát triển mối quan hệ này lên tầm cao hơn. Có 5 động lực để đạt được sự cộng tác thành công:
Hình thành
Một cách lý tưởng, quan hệ cộng tác bên ngoài được hình thành thông qua sự phân tích nhu cầu toàn diện và một quá trình chọn lọc để cân bằng các nhân tố tình cảm và lý trí. Trong quá trình hình thành, bạn cần đánh giá những kinh nghiệm và chuyên môn của đối tác bên ngoài, và mối quan hệ gắn kết tồn tại giữa giá trị của bạn và của đối tác. Ở giai đoạn khởi đầu này, mỗi bên trong mối quan hệ cộng tác cần phải hiểu biết lẫn nhau và học cách làm việc cùng nhau như một nhóm.
Lên kế hoạch
Không có gì bảo đảm sự thành công trong quan hệ đối tác với bên ngoài tốt hơn là việc lên kế hoạch một cách cẩn thận và chu đáo. Đây là một quá trình tập hợp những kinh nghiệm và chuyên môn của bạn và đối tác để tạo nên một kết hoạch và hình thành nhóm để thực hiện kế hoạch. Mục đích trong bước phát triển quan hệ cộng tác này là tất cả các thành viên phải hiểu biết lẫn nhau, hiểu rõ những thành quả mong muốn đạt được cũng như phải tôn trọng lẫn nhau.
Sự gắn kết
Sau giai đoạn hình thành và lên kế hoạch, nhóm cộng tác sẽ thực thi công việc chung, tầm nhìn của mỗi bên sẽ trở nên thống nhất hơn. Các mối quan hệ sẽ suôn sẻ hơn nếu bạn học cách tiếp cận và thu hút lẫn nhau. Một cảm giác hoàn thành bắt đầu được hình thành khi bạn thấy được nỗ lực của đối tác trong công việc như đã để ra trong kế hoạch.
Thành quả
Khi sự cộng tác đem lại những thành công, mọi người sẽ thấy rằng sự phối hợp giữa khả năng và nỗ lực của họ đang phát huy tác dụng. Họ bắt đầu tự hào về những thành quả có được từ mối liên kết và có một cảm nhận mạnh mẽ hơn về tầm quan trọng của nỗ lực của họ. Mọi người sẽ cam kết với nhau với một thái độ tự tin và tin tưởng lẫn nhau.
Hiện thực hóa
Ở giai đoạn này, các đối tác đang hoạt động ở mức độ tiến triển cao của sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Mối quan hệ cộng tác đang được phát huy ở mức độ tốt nhất về tính hiệu quả và sự cộng tác. Khả năng cho một mối quan hệ cộng tác lâu bền sẽ rất cao.
Bài gốc từ liên kết: http://dacnhantam.com.vn/2011/01/17/quan-ly-mot-moi-quan-he-doi-tac-thanh-cong/
Bài tương tự bạn quan tâm
Làm thế nào để tiếp cận một nhân viên chậm chạp
- Thread starter benhi2311
- Ngày bắt đầu
Một số lưu ý khi đàm phán kinh doanh tại Achentina...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một số lưu ý khi đàm phán kinh doanh tại Achentina...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Một số lưu ý khi đàm phán kinh doanh tại Achentina...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu