Sáng 8/6, chất vấn trực tiếp Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đặt vấn đề, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại, bất chấp ngành ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thực hiện tái cơ cấu. Vì vậy, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị Phó Thủ tướng cho ý kiến về vấn đề này.
Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng là một định chế đặc biệt, vừa huy động vốn vừa cho vay, có nghĩa không phải sử dụng vốn của mình mà sử dụng huy động, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Do đó, việc kiểm soát, giám sát, quản lý các tổ chức tín dụng này theo những tiêu chuẩn là hết sức nghiêm ngặt, trong đó việc sở hữu chéo tác động đến những hành vi thao túng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động tín dụng nên việc xử lý vấn đề này được Chính phủ rất quan tâm, chỉ đạo. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức thanh tra, kiểm tra sát sao tuy nhiên vẫn còn những khó khăn.
Theo Phó Thủ tướng, đến nay không còn trưởng hợp sở hữu chéo trong hồ sơ, sổ sách. Tuy nhiên thực tế còn nhiều điểm phức tạp, có trường hợp nhờ người đứng tên hộ nên trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nhận định vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp của các ngành, các cấp, đặc biệt là cơ quan bảo vệ pháp luật.
Ngoài ra, trong sở hữu chéo, không chỉ sở hữu về vốn mà còn về các hoạt động của ngân hàng, đầu tư, tín dụng, ví dụ dành ưu đãi tín dụng cho các nhóm lợi ích có sở hữu chéo ngầm thì cũng rất nguy hiểm. Điều này sẽ làm méo mó các hoạt động kinh tế, không công khai minh bạch và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh chung.
Để hạn chế tình trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện, rà soát quy chế, chính sách, hoạt động của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong các đề xuất sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, từ đó làm căn cứ pháp lý để quản lý và xử lý khi có sai phạm.
Theo Phó Thủ tướng phải tăng cường các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát. Các cơ quan này phải độc lập, hoạt động hiệu quả.
Tiếp đến là năng lực hệ thống kiểm soát nội bộ, để tự phát hiện sai phạm, để việc xử lý trong nội bộ ngân hàng là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Nhà nước trong việc sở hữu chéo. Cùng với đó, cần công khai, minh bạch và xử lý nghiêm khi phát hiện ra các trường hợp này, để bảo đảm quyền và lợi ích của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Link bài gốc: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn về tình trạng sở hữu chéo trong ngành ngân hàng
Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng là một định chế đặc biệt, vừa huy động vốn vừa cho vay, có nghĩa không phải sử dụng vốn của mình mà sử dụng huy động, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Do đó, việc kiểm soát, giám sát, quản lý các tổ chức tín dụng này theo những tiêu chuẩn là hết sức nghiêm ngặt, trong đó việc sở hữu chéo tác động đến những hành vi thao túng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động tín dụng nên việc xử lý vấn đề này được Chính phủ rất quan tâm, chỉ đạo. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức thanh tra, kiểm tra sát sao tuy nhiên vẫn còn những khó khăn.
Theo Phó Thủ tướng, đến nay không còn trưởng hợp sở hữu chéo trong hồ sơ, sổ sách. Tuy nhiên thực tế còn nhiều điểm phức tạp, có trường hợp nhờ người đứng tên hộ nên trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nhận định vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp của các ngành, các cấp, đặc biệt là cơ quan bảo vệ pháp luật.
Ngoài ra, trong sở hữu chéo, không chỉ sở hữu về vốn mà còn về các hoạt động của ngân hàng, đầu tư, tín dụng, ví dụ dành ưu đãi tín dụng cho các nhóm lợi ích có sở hữu chéo ngầm thì cũng rất nguy hiểm. Điều này sẽ làm méo mó các hoạt động kinh tế, không công khai minh bạch và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh chung.
Để hạn chế tình trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện, rà soát quy chế, chính sách, hoạt động của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong các đề xuất sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, từ đó làm căn cứ pháp lý để quản lý và xử lý khi có sai phạm.
Theo Phó Thủ tướng phải tăng cường các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát. Các cơ quan này phải độc lập, hoạt động hiệu quả.
Tiếp đến là năng lực hệ thống kiểm soát nội bộ, để tự phát hiện sai phạm, để việc xử lý trong nội bộ ngân hàng là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Nhà nước trong việc sở hữu chéo. Cùng với đó, cần công khai, minh bạch và xử lý nghiêm khi phát hiện ra các trường hợp này, để bảo đảm quyền và lợi ích của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Link bài gốc: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn về tình trạng sở hữu chéo trong ngành ngân hàng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bán đất trái thẩm quyền, xóa tư cách Chủ tịch huyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Câu hỏi phỏng vấn: 0 lớn hơn 2, 2 lớn hơn 5, 5 lớn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khánh Hòa phê duyệt khu đô thị, du lịch Vĩnh Yên -...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghỉ lễ dài ngày, tôi dành thời gian cho gia đình...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu