Sáng 27/12, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo về kết quả hoạt động năm 2022, triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2023.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 21/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội đến 30/11/2022 đạt khoảng 279.732 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.
Ngân hàng Nhà nước cho biết cơ cấu tín dụng năm 2022 được tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh mục tiêu quan trọng nhất năm 2023 vẫn là kiểm soát lạm phát
Định hướng cho năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết vẫn coi nhiệm vụ chính trị lớn nhất là tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra là 4,5%. Cùng với đó là đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế một cách tích cực.
Đi vào cụ thể, theo ông Tú, chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được điều hành theo quan điểm linh hoạt, thận trọng. Trong đó sử dụng các công cụ lãi suất, tỷ giá một cách hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam cũng như tác động từ bên ngoài.
"Đảm bảo kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện khôi phục nền kinh tế. Giúp doanh nghiệp, người dân có điều kiện tốt nhất trong việc tiếp cận nguồn vốn cũng như lãi suất. Cùng với đó là đảm bảo tỷ giá sao cho có lợi nhất…. Nhưng phải đảm bảo năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại", Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết định hướng của điều hành của Ngân hàng Nhà nước năm 2023.
Về điều hành tín dụng, Phó Thống đốc khẳng định sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro trong một số lĩnh vực, đặc biệt là kinh doanh bất động sản có giá trị lớn, phân khúc nghỉ dưỡng, có tính chất đầu cơ…
"Dự kiến thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức về diễn đàn tín dụng cho thị trường bất động sản. Tại đây sẽ tìm giải pháp để phát triển thị trường phát triển lành mạnh, ổn định. Không để "bong bong" những cung không để "đóng băng" thị trường bất động sản", ông Đào Minh Tú cho biết.
Đổ vỡ một ngân hàng khác hoàn toàn với đổ vỡ nhiều doanh nghiệp
Liên quan đến nội dung cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, theo Quyết định 689 của Thủ tướng Chính phủ, những ngân hàng khoẻ mạnh, quy mô lớn thì sẽ tiếp tục cho mở rộng. Với những ngân hàng yếu kém đã và đang có những giải pháp tích cực để sớm có đề án hoàn thiện theo hướng chuyển giao bắt buộc hoặc các phương án được phê duyệt trong thời gian tới.
Liên quan đến trường hợp của Ngân hàng SCB, theo ông Tú, do tác động của doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân có những sai phạm đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, người gửi tiền, cũng như dẫn đến khó khăn của ngân hàng này, buộc Ngân hàng Nhà nước phải đưa vào dạng kiểm soát đặc biệt.
"Đến nay chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm soát đặc biệt Ngân hàng SCB, duy trì hoạt động ngân hàng này một cách ổn định, từng bước hạn chế những khó khăn", ông Đào Minh Tú cho biết.
Về định hướng cho năm 2023, ông Tú nhấn mạnh những ngân hàng yếu kém bằng mọi giải pháp quyết liệt nhất phải sớm ổn định. Những ngân hàng trung bình, đang phát triển với quy mô lớn thì tiếp tục phát triển nhưng phải lành mạnh và đảm bảo an toàn.
Năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết sẽ tăng cường xử lý mạnh mẽ hơn nữa những vi phạm của tổ chức tín dụng với chế tài từ phạt hành chính cho đến rút giấy phép
Về vấn đề kỷ cương điều hành tiền tệ tín dụng, theo ông Tú, tiền tệ ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Việc đổ vỡ một ngân hàng khác hoàn toàn với đổ vỡ nhiều doanh nhiều. Chính vì vậy, Phó Thống đốc nhấn mạnh vai trò cũng công tác kiểm soát, kiểm tra, thanh tra, giám sát… cũng như việc những người tham gia thị trường tiền tệ tín dụng phải tuân thủ rõ kỷ cương.
Năm 2023, ông Tú khẳng định sẽ tăng cường xử lý mạnh mẽ hơn nữa những vi phạm của tổ chức tín dụng với chế tài từ phạt hành chính cho đến rút giấy phép. Ngoài ra, những tổ chứ trá hình ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì cũng sẽ phối hợp với các bộ ngành để dứt khoát xử lý.
Giáo sư Đặng Hùng Võ: Thị trường bất động sản đang có nhiều nghịch lý
Link bài gốc: Phó Thống đốc: Không để "bong bóng" nhưng cũng không để "đóng băng" bất động sản
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 21/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội đến 30/11/2022 đạt khoảng 279.732 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.
Ngân hàng Nhà nước cho biết cơ cấu tín dụng năm 2022 được tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh mục tiêu quan trọng nhất năm 2023 vẫn là kiểm soát lạm phát
Định hướng cho năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết vẫn coi nhiệm vụ chính trị lớn nhất là tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra là 4,5%. Cùng với đó là đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế một cách tích cực.
Đi vào cụ thể, theo ông Tú, chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được điều hành theo quan điểm linh hoạt, thận trọng. Trong đó sử dụng các công cụ lãi suất, tỷ giá một cách hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam cũng như tác động từ bên ngoài.
"Đảm bảo kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện khôi phục nền kinh tế. Giúp doanh nghiệp, người dân có điều kiện tốt nhất trong việc tiếp cận nguồn vốn cũng như lãi suất. Cùng với đó là đảm bảo tỷ giá sao cho có lợi nhất…. Nhưng phải đảm bảo năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại", Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết định hướng của điều hành của Ngân hàng Nhà nước năm 2023.
Về điều hành tín dụng, Phó Thống đốc khẳng định sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro trong một số lĩnh vực, đặc biệt là kinh doanh bất động sản có giá trị lớn, phân khúc nghỉ dưỡng, có tính chất đầu cơ…
"Dự kiến thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức về diễn đàn tín dụng cho thị trường bất động sản. Tại đây sẽ tìm giải pháp để phát triển thị trường phát triển lành mạnh, ổn định. Không để "bong bong" những cung không để "đóng băng" thị trường bất động sản", ông Đào Minh Tú cho biết.
Đổ vỡ một ngân hàng khác hoàn toàn với đổ vỡ nhiều doanh nghiệp
Liên quan đến nội dung cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, theo Quyết định 689 của Thủ tướng Chính phủ, những ngân hàng khoẻ mạnh, quy mô lớn thì sẽ tiếp tục cho mở rộng. Với những ngân hàng yếu kém đã và đang có những giải pháp tích cực để sớm có đề án hoàn thiện theo hướng chuyển giao bắt buộc hoặc các phương án được phê duyệt trong thời gian tới.
Liên quan đến trường hợp của Ngân hàng SCB, theo ông Tú, do tác động của doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân có những sai phạm đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, người gửi tiền, cũng như dẫn đến khó khăn của ngân hàng này, buộc Ngân hàng Nhà nước phải đưa vào dạng kiểm soát đặc biệt.
"Đến nay chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm soát đặc biệt Ngân hàng SCB, duy trì hoạt động ngân hàng này một cách ổn định, từng bước hạn chế những khó khăn", ông Đào Minh Tú cho biết.
Về định hướng cho năm 2023, ông Tú nhấn mạnh những ngân hàng yếu kém bằng mọi giải pháp quyết liệt nhất phải sớm ổn định. Những ngân hàng trung bình, đang phát triển với quy mô lớn thì tiếp tục phát triển nhưng phải lành mạnh và đảm bảo an toàn.
Năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết sẽ tăng cường xử lý mạnh mẽ hơn nữa những vi phạm của tổ chức tín dụng với chế tài từ phạt hành chính cho đến rút giấy phép
Về vấn đề kỷ cương điều hành tiền tệ tín dụng, theo ông Tú, tiền tệ ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Việc đổ vỡ một ngân hàng khác hoàn toàn với đổ vỡ nhiều doanh nhiều. Chính vì vậy, Phó Thống đốc nhấn mạnh vai trò cũng công tác kiểm soát, kiểm tra, thanh tra, giám sát… cũng như việc những người tham gia thị trường tiền tệ tín dụng phải tuân thủ rõ kỷ cương.
Năm 2023, ông Tú khẳng định sẽ tăng cường xử lý mạnh mẽ hơn nữa những vi phạm của tổ chức tín dụng với chế tài từ phạt hành chính cho đến rút giấy phép. Ngoài ra, những tổ chứ trá hình ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì cũng sẽ phối hợp với các bộ ngành để dứt khoát xử lý.
Giáo sư Đặng Hùng Võ: Thị trường bất động sản đang có nhiều nghịch lý
Link bài gốc: Phó Thống đốc: Không để "bong bóng" nhưng cũng không để "đóng băng" bất động sản
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phó Thủ tướng chỉ đạo ‘nóng’ về nguồn cát cho dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bán đất trái thẩm quyền, xóa tư cách Chủ tịch huyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Câu hỏi phỏng vấn: 0 lớn hơn 2, 2 lớn hơn 5, 5 lớn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Khánh Hòa phê duyệt khu đô thị, du lịch Vĩnh Yên -...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghỉ lễ dài ngày, tôi dành thời gian cho gia đình...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu