"Phải phát triển một cách sáng tạo"
Là người tâm huyết với Đà Nẵng, theo ông, TP này đã đạt được những dấu ấn điển hình nào trong quá trình định hình chân dung phát triển?
PGS.TS Trần Đình Thiên: Thứ nhất, Đà Nẵng đã khẳng định được bản sắc của mình. Bản sắc ở đây là mang tầm cỡ và trình độ quốc tế. Điều đó đem lại niềm tự hào không chỉ riêng với Đà Nẵng mà còn cho cả Việt Nam, bởi có một điểm đến tầm cỡ quốc tế thì cả Việt Nam được hưởng lợi.
Những gì đang khẳng định bản sắc của Đà Nẵng rất rõ ràng như các bãi biển đẹp, phong cảnh núi non, sông nước và cả những công trình đẳng cấp như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort… Đó là bản sắc, là điểm nhận diện. Hay lễ hội pháo hoa quốc tế được tổ chức ở tầm thế giới. Hoặc Bà Nà Hills được đổi mới liên tục bằng nhiều trải nghiệm mới. Nó chứng minh được sức hấp dẫn đặc biệt ghê gớm. Cầu Vàng khi vừa xuất hiện, người dân Việt Nam còn chưa biết tới thì ở nước ngoài đã nổi tiếng khắp mạng xã hội và truyền thông…
Thứ hai, Đà Nẵng đã làm và khẳng định được bản lĩnh của mình. Ví dụ PCI của Đà Nẵng luôn giữ ở vị trí cao, điều mà ít tỉnh thành nào làm được. Tuy nhiên, dù đang ở vị trí cao cũng không nên nghĩ mình ở đỉnh cao mãi được. Như đợt dịch Covid đi qua, nếu không biết ứng phó, chống cự thì sẽ nhanh sụp đổ.
Đà Nẵng phải tiếp tục chứng minh cách làm của mình, đó là liên tục đổi mới để khẳng định đẳng cấp, nếu dừng lại thì có thể sẽ tụt hậu. Đà Nẵng không phải đua tranh với các địa phương của Việt Nam mà là cuộc đua tranh với quốc tế.
Ông vừa nói đến cuộc đua tranh quốc tế. Vậy Đà Nẵng cần làm gì trong cuộc đua này?
PGS.TS Trần Đình Thiên: Cuộc đua tranh toàn cầu đang thay đổi ghê gớm. Bây giờ cần phải du lịch thông minh, du lịch MICE tầm cỡ cao, thi đấu thể thao, sàn diễn thời trang hay sàn diễn quốc tế hạng nhất, hoạt động liên quan đến kinh tế số cũng phải tổ chức được…
Dịch vụ kết nối phải làm tốt hơn nhiều. Dịch vụ đẳng cấp mà ngay cả trực thăng cấp cứu không có, trực thăng di chuyển cho những người giàu chỉ đến công tác vài ngày cũng không có, hay cảng tàu biển hạng nhất, bến du thuyền hạng nhất chưa có. Đà Nẵng là TP của những dòng sông, những cây cầu, nhưng có lẽ mới chỉ dành cho tầng lớp trung lưu chứ chưa phải TP dòng sông để tận hưởng dịch vụ đẳng cấp nhất. Qua đó chúng ta thấy Đà Nẵng còn có nhiều việc phải làm.
Ngoài ra, Đà Nẵng không nên chỉ lấy du lịch làm cách tiếp cận duy nhất, Đà Nẵng phải là TP đáng sống theo nghĩa "anh hùng" chọn là nơi để sống – đó mới là sự sáng tạo. Đây phải là mảnh đất cho những người tài đến sống, bảo đảm cho họ sự tự do sáng tạo. Điều này cực kì quan trọng và cũng rất khó để thực hiện.
Đà Nẵng phải phát triển một cách sáng tạo để xứng danh TP đáng đến, đáng sống tầm vóc quốc tế.
Lâu nay Đà Nẵng vẫn mang danh xưng "thành phố đáng sống". Theo ông, với tình hình hiện tại, Đà Nẵng phải làm thế nào để xứng đáng với danh xưng ấy?
PGS.TS Trần Đình Thiên: Đáng sống hơn đáng đến theo nghĩa: đến là để tận hưởng, ăn chơi, khám phá, còn sống là phải làm việc, cống hiến. Hiện nay, Đà Nẵng đang cố gắng trở thành nơi đáng để cống hiến, làm việc sáng tạo và là một TP an toàn, bình yên. Phải làm sao để những người về hưu, người có tiền đến mua nhà ở chứ không phải chỉ đến thăm con, đi chơi xong rồi về Hà Nội, Nghệ An…
Đà Nẵng phải là một đô thị thông minh, đô thị số trong thời đại số. Cho nên, phải quan tâm tới hạ tầng số, và phải làm nhanh. Điều đó mới tạo ra sức hút người tài, người có năng lực cống hiến cho khoa học công nghệ, sáng tạo.
Chúng ta đang nói theo tiêu chí một TP đáng sống đẳng cấp cao đòi hỏi những gì? Để thấy rằng, Đà Nẵng đang phải đặt ra những nhiệm vụ mang tính cấp bách cao. Làm được những nhiệm vụ đó chắc chắn không thể chỉ trông đợi vào tiền đầu tư Nhà nước mà phải có liên minh phát triển giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân.
"Dư địa phát triển ở tầm cao còn rất nhiều"
Theo ông, Đà Nẵng có những áp lực gì khi muốn thu hút người tài, người giàu, nhân sự chất lượng cao đến an cư, cống hiến?
PGS.TS. Trần Đình Thiên: Khi thảo luận những vấn đề tương lai của Đà Nẵng thì nổi lên câu chuyện: Đợt Covid-19 cho thấy nếu chỉ phát triển du lịch thì sẽ bị phụ thuộc vào một ngành và tiềm ẩn rủi ro. Cho nên, Đà Nẵng cần tiếp tục nâng cấp du lịch, nhưng để khẳng định một môi trường "đáng sống" thì phải làm sao để người ta cảm thấy giảm thiểu được rủi ro.
Vì thế, Đà Nẵng phải định hướng trở thành một trung tâm phát triển công nghệ cao, cảng logistics, có những mô hình TP nhỏ phát triển năng động bên trong TP hiện hữu… Như thế thì khoảng trống - tức dư địa phát triển ở tầm cao còn rất nhiều.
Bên cạnh đó, BĐS công nghiệp, những KĐT đáng sống hạng sang ven sông… vẫn còn dư địa tốt. Những đô thị mà "nhất cận thị - nhị cận giang" đều rất phát triển. Chính quyền phải có tầm nhìn quy hoạch, phải biết mời những người biết làm và có năng lực vào làm, nếu không sẽ làm hỏng tiềm năng.
Tôi cho rằng, theo cách đặt vấn đề như thế, chân dung Đà Nẵng đúng theo nghĩa không phải hội tụ xô bồ mà mang một đẳng cấp khác biệt. Ngoài ra còn khoảng trống kết nối Đà Nẵng với Huế - Hội An, mở biên ra để cho không gian sáng tạo hướng về Quảng Nam là những vấn đề đang được tích cực đặt ra.
Đà Nẵng còn nhiều dư địa phát triển các đô thị đẳng cấp bên sông. (Ảnh minh họa)
Ông có đề cập tới việc Đà Nẵng phải mời những người biết làm, có năng lực để làm nếu không sẽ phí tiềm năng. Có phải là trong việc phát triển tới đây, để xứng danh TP đáng đến, đáng sống tầm cỡ quốc tế, Đà Nẵng cần mời gọi "những con đại bàng"?
PGS.TS Trần Đình Thiên: Đúng thế. Đà Nẵng cần là một hình mẫu để thu hút đại bàng. Tôi hay lấy ví dụ về Sun Group. Khi mời được Sun Group vào là đã giúp Đà Nẵng định hình chân dung tương lai – chân dung khác biệt, đẳng cấp. Ngoài Sun Group, chưa ai có thể làm được những dự án như Bà Nà Hills hay Lễ hội pháo hoa quốc tế. Những tổ chức khác biệt sẽ góp phần làm cho Đà Nẵng khác biệt.
Sun Goup định hình chân dung cho thành phố này. Địa phương nào biết nhìn về tương lai theo tầm nhìn vĩ mô thì sẽ phải đi săn "đại bàng" chứ không phải chờ "đại bàng" đến. Chú trọng đại bàng không đồng nghĩa bỏ qua doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ đẳng cấp, với đội hình tương xứng, để đưa Đà Nẵng trở thành một nơi đẳng cấp.
Trân trọng cảm ơn ông!
Link bài gốc: PGS.TS Trần Đình Thiên: “Đà Nẵng phải là mảnh đất cho người tài đến sống”
Là người tâm huyết với Đà Nẵng, theo ông, TP này đã đạt được những dấu ấn điển hình nào trong quá trình định hình chân dung phát triển?
PGS.TS Trần Đình Thiên: Thứ nhất, Đà Nẵng đã khẳng định được bản sắc của mình. Bản sắc ở đây là mang tầm cỡ và trình độ quốc tế. Điều đó đem lại niềm tự hào không chỉ riêng với Đà Nẵng mà còn cho cả Việt Nam, bởi có một điểm đến tầm cỡ quốc tế thì cả Việt Nam được hưởng lợi.
Những gì đang khẳng định bản sắc của Đà Nẵng rất rõ ràng như các bãi biển đẹp, phong cảnh núi non, sông nước và cả những công trình đẳng cấp như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort… Đó là bản sắc, là điểm nhận diện. Hay lễ hội pháo hoa quốc tế được tổ chức ở tầm thế giới. Hoặc Bà Nà Hills được đổi mới liên tục bằng nhiều trải nghiệm mới. Nó chứng minh được sức hấp dẫn đặc biệt ghê gớm. Cầu Vàng khi vừa xuất hiện, người dân Việt Nam còn chưa biết tới thì ở nước ngoài đã nổi tiếng khắp mạng xã hội và truyền thông…
Thứ hai, Đà Nẵng đã làm và khẳng định được bản lĩnh của mình. Ví dụ PCI của Đà Nẵng luôn giữ ở vị trí cao, điều mà ít tỉnh thành nào làm được. Tuy nhiên, dù đang ở vị trí cao cũng không nên nghĩ mình ở đỉnh cao mãi được. Như đợt dịch Covid đi qua, nếu không biết ứng phó, chống cự thì sẽ nhanh sụp đổ.
Đà Nẵng phải tiếp tục chứng minh cách làm của mình, đó là liên tục đổi mới để khẳng định đẳng cấp, nếu dừng lại thì có thể sẽ tụt hậu. Đà Nẵng không phải đua tranh với các địa phương của Việt Nam mà là cuộc đua tranh với quốc tế.
Ông vừa nói đến cuộc đua tranh quốc tế. Vậy Đà Nẵng cần làm gì trong cuộc đua này?
PGS.TS Trần Đình Thiên: Cuộc đua tranh toàn cầu đang thay đổi ghê gớm. Bây giờ cần phải du lịch thông minh, du lịch MICE tầm cỡ cao, thi đấu thể thao, sàn diễn thời trang hay sàn diễn quốc tế hạng nhất, hoạt động liên quan đến kinh tế số cũng phải tổ chức được…
Dịch vụ kết nối phải làm tốt hơn nhiều. Dịch vụ đẳng cấp mà ngay cả trực thăng cấp cứu không có, trực thăng di chuyển cho những người giàu chỉ đến công tác vài ngày cũng không có, hay cảng tàu biển hạng nhất, bến du thuyền hạng nhất chưa có. Đà Nẵng là TP của những dòng sông, những cây cầu, nhưng có lẽ mới chỉ dành cho tầng lớp trung lưu chứ chưa phải TP dòng sông để tận hưởng dịch vụ đẳng cấp nhất. Qua đó chúng ta thấy Đà Nẵng còn có nhiều việc phải làm.
Ngoài ra, Đà Nẵng không nên chỉ lấy du lịch làm cách tiếp cận duy nhất, Đà Nẵng phải là TP đáng sống theo nghĩa "anh hùng" chọn là nơi để sống – đó mới là sự sáng tạo. Đây phải là mảnh đất cho những người tài đến sống, bảo đảm cho họ sự tự do sáng tạo. Điều này cực kì quan trọng và cũng rất khó để thực hiện.
Đà Nẵng phải phát triển một cách sáng tạo để xứng danh TP đáng đến, đáng sống tầm vóc quốc tế.
Lâu nay Đà Nẵng vẫn mang danh xưng "thành phố đáng sống". Theo ông, với tình hình hiện tại, Đà Nẵng phải làm thế nào để xứng đáng với danh xưng ấy?
PGS.TS Trần Đình Thiên: Đáng sống hơn đáng đến theo nghĩa: đến là để tận hưởng, ăn chơi, khám phá, còn sống là phải làm việc, cống hiến. Hiện nay, Đà Nẵng đang cố gắng trở thành nơi đáng để cống hiến, làm việc sáng tạo và là một TP an toàn, bình yên. Phải làm sao để những người về hưu, người có tiền đến mua nhà ở chứ không phải chỉ đến thăm con, đi chơi xong rồi về Hà Nội, Nghệ An…
Đà Nẵng phải là một đô thị thông minh, đô thị số trong thời đại số. Cho nên, phải quan tâm tới hạ tầng số, và phải làm nhanh. Điều đó mới tạo ra sức hút người tài, người có năng lực cống hiến cho khoa học công nghệ, sáng tạo.
Chúng ta đang nói theo tiêu chí một TP đáng sống đẳng cấp cao đòi hỏi những gì? Để thấy rằng, Đà Nẵng đang phải đặt ra những nhiệm vụ mang tính cấp bách cao. Làm được những nhiệm vụ đó chắc chắn không thể chỉ trông đợi vào tiền đầu tư Nhà nước mà phải có liên minh phát triển giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân.
"Dư địa phát triển ở tầm cao còn rất nhiều"
Theo ông, Đà Nẵng có những áp lực gì khi muốn thu hút người tài, người giàu, nhân sự chất lượng cao đến an cư, cống hiến?
PGS.TS. Trần Đình Thiên: Khi thảo luận những vấn đề tương lai của Đà Nẵng thì nổi lên câu chuyện: Đợt Covid-19 cho thấy nếu chỉ phát triển du lịch thì sẽ bị phụ thuộc vào một ngành và tiềm ẩn rủi ro. Cho nên, Đà Nẵng cần tiếp tục nâng cấp du lịch, nhưng để khẳng định một môi trường "đáng sống" thì phải làm sao để người ta cảm thấy giảm thiểu được rủi ro.
Vì thế, Đà Nẵng phải định hướng trở thành một trung tâm phát triển công nghệ cao, cảng logistics, có những mô hình TP nhỏ phát triển năng động bên trong TP hiện hữu… Như thế thì khoảng trống - tức dư địa phát triển ở tầm cao còn rất nhiều.
Bên cạnh đó, BĐS công nghiệp, những KĐT đáng sống hạng sang ven sông… vẫn còn dư địa tốt. Những đô thị mà "nhất cận thị - nhị cận giang" đều rất phát triển. Chính quyền phải có tầm nhìn quy hoạch, phải biết mời những người biết làm và có năng lực vào làm, nếu không sẽ làm hỏng tiềm năng.
Tôi cho rằng, theo cách đặt vấn đề như thế, chân dung Đà Nẵng đúng theo nghĩa không phải hội tụ xô bồ mà mang một đẳng cấp khác biệt. Ngoài ra còn khoảng trống kết nối Đà Nẵng với Huế - Hội An, mở biên ra để cho không gian sáng tạo hướng về Quảng Nam là những vấn đề đang được tích cực đặt ra.
Đà Nẵng còn nhiều dư địa phát triển các đô thị đẳng cấp bên sông. (Ảnh minh họa)
Ông có đề cập tới việc Đà Nẵng phải mời những người biết làm, có năng lực để làm nếu không sẽ phí tiềm năng. Có phải là trong việc phát triển tới đây, để xứng danh TP đáng đến, đáng sống tầm cỡ quốc tế, Đà Nẵng cần mời gọi "những con đại bàng"?
PGS.TS Trần Đình Thiên: Đúng thế. Đà Nẵng cần là một hình mẫu để thu hút đại bàng. Tôi hay lấy ví dụ về Sun Group. Khi mời được Sun Group vào là đã giúp Đà Nẵng định hình chân dung tương lai – chân dung khác biệt, đẳng cấp. Ngoài Sun Group, chưa ai có thể làm được những dự án như Bà Nà Hills hay Lễ hội pháo hoa quốc tế. Những tổ chức khác biệt sẽ góp phần làm cho Đà Nẵng khác biệt.
Sun Goup định hình chân dung cho thành phố này. Địa phương nào biết nhìn về tương lai theo tầm nhìn vĩ mô thì sẽ phải đi săn "đại bàng" chứ không phải chờ "đại bàng" đến. Chú trọng đại bàng không đồng nghĩa bỏ qua doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ đẳng cấp, với đội hình tương xứng, để đưa Đà Nẵng trở thành một nơi đẳng cấp.
Trân trọng cảm ơn ông!
PGS.TS Trần Đình Thiên: “Đà Nẵng phải là mảnh đất cho người tài đến sống”
Đó là chia sẻ của PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trong cuộc phỏng vấn về đường hướng phát triển của Đà Nẵng để xứng danh thành phố đáng đến, đáng sống tầm cỡ quốc tế.
cafef.vn
Link bài gốc: PGS.TS Trần Đình Thiên: “Đà Nẵng phải là mảnh đất cho người tài đến sống”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
PGS.TS Trần Đình Thiên: Nhiều trói buộc, điều kiện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp – nữ hoàng săn giải thưởng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến: Ủng hộ phương án không...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PGS.TS Trần Đình Thiên: Mạnh dạn bổ sung những sân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PGS.TS Trần Đình Thiên: Khát vọng phát triển của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
PGS.TS Nguyễn Thị Mùi: Hạn mức tín dụng đang được...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu