Đã qua thời tăng trưởng "nóng", những năm gần đây, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn khiến hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính bị ảnh hưởng mạnh.
Mới đây, FE Credit, công ty tài chính lớn nhất thị trường cho vay tiêu dùng đã công bố kết quả kinh doanh gây bất ngờ. Nếu như trước đây lãi hàng nghìn tỷ mỗi năm, đỉnh điểm có năm lãi trên 4.000 tỷ, thì 6 tháng đầu năm 2023, FE Credit báo lỗ tới gần 3.000 tỷ đồng.
Trên thực tế không riêng FE Credit, nhiều công ty tài chính khác cũng đang ghi nhận kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 kém khả quan hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, các công ty này vẫn đang có lãi.
Một số chỉ tiêu tài chính của FE Credit
Home Credit lãi sau thuế 211 tỷ đồng
Là một trong những công ty tài chính có vốn đầu tư nước ngoài ra đời sớm nhất tại Việt Nam, Công ty tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 550 tỷ đồng. Đến nay vốn điều lệ công ty đạt 2.050 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 6.571 tỷ đồng.
Home Credit là công ty tài chính có thị phần lớn thứ hai hiện nay. Trong 6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 211 tỷ đồng. Trước đó, năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Home Credit đạt 1.189 tỷ.
Công ty tài chính này có tỷ lệ an toàn vốn ấn tượng, đạt 24,6%, trong khi yêu cầu của quy định pháp luật là 9%.
Một số chỉ tiêu tài chính của Home Credit Việt Nam
Đáng chú ý, hãng tin Reuters mới đây cho biết, Kasikornbank (KBank), ngân hàng lớn thứ hai của Thái Lan đang đàm phán để mua lại công tài chính tiêu dùng Home Credit Việt Nam. Thỏa thuận có giá trị lên tới 1 tỷ USD. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ lớn thứ hai trong ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam.
Trước đây, năm 2021, FE Credit được định giá 2,8 tỷ USD khi VPBank bán 49% vốn công ty cho nhà đầu tư đến từ Nhật Bản Sumitomo Mitsui (SMBC).
HS Saison lãi trước thuế 314 tỷ đồng
HD Saison tiền thân có tên gọi tắt là SGVF, thuộc sở hữu của Ngân hàng Société Générale đến từ Cộng Hòa Pháp. Sau đó, HDBank mua lại 100% vốn chủ sở hữu, SGVF đổi tên thành HDFinance. Đến tháng 3/2015, Credit Saison (Nhật Bản) đầu tư vào HDFinance, nắm giữ 49% vốn điều lệ và HDFinance sau được đổi tên thành HD Saison như hiện nay.
6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận trước thuế của HD Saison đạt 314 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu nhập hoạt động trong kỳ của công ty tài chính này đạt 2.956 tỷ đồng, tăng 8,2%. Tỷ lệ CIR (chi phí trên tổng thu nhập) tiếp tục cải thiện, giảm từ 38,2% (năm 2022) xuống còn 37,3%. Như vậy nhiều khả năng lợi nhuận sụt giảm là do chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh.
Dư nợ tín dụng của HD Saison cuối tháng 6 đạt 15.590 tỷ đồng, giảm 1.250 tỷ đồng so với đầu năm và giảm 86 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, cho vay xe máy có tỷ trọng 22,8%, cho vay điện máy chiếm 25,3%, cho vay tiền mặt theo định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước là 37,7%.
Theo HD Saison, công ty hiện có thị phần cho vay xe máy dẫn đầu thị trường, chiếm khoảng 42%.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của HD Saison ở mức 7,9%, tăng so với mức 7,1% hồi đầu năm.
MCredit lãi trước thuế 410 tỷ đồng
Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MCredit) thành lập năm 2016, muộn hơn so với FE Credit và HD Saison. Đây là Công ty tài chính liên doanh giữa ngân hàng MB và ngân hàng SBI Shinsei (Nhật Bản), mỗi bên sở hữu 50% vốn công ty này.
Mcredit cũng không ngoại lệ, ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Doanh thu 6 tháng đầu năm của công ty này tăng 22% so với cùng kỳ và đạt 3.787 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi trước thuế chỉ đạt 410 tỷ, giảm 32%.
Theo thông tin tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của ngân hàng MB, MCredit đang đặt mục tiêu chiến lược 2022-2026 trở thành công ty tài chính tiêu dùng có quy mô lớn thứ 2 và hiệu quả dẫn đầu. Công ty này lên kế hoạch lợi nhuận 1.300 tỷ đồng trong năm 2023. Như vậy, nửa đầu năm, MCredit mới chỉ hoàn thành được 31,5% kế hoạch cả năm.
Shinhan Finance lỗ 246 tỷ đồng
Ngoài FE Credit, một công ty tài chính tiêu dùng khác cũng lỗ trong nửa đầu năm 2023 là Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance). Công ty này ghi nhận lỗ sau thuế 246 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Trước đó, cùng kỳ năm 2022, Shinhan Finance có lãi sau thuế 92 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu tài chính của Shinhan Finance
Link bài gốc: "Ông lớn" Fe Credit thua lỗ gần 3.000 tỷ trong nửa đầu năm, còn các công ty tài chính khác như Home Credit, HD Saison,... thì sao?
Mới đây, FE Credit, công ty tài chính lớn nhất thị trường cho vay tiêu dùng đã công bố kết quả kinh doanh gây bất ngờ. Nếu như trước đây lãi hàng nghìn tỷ mỗi năm, đỉnh điểm có năm lãi trên 4.000 tỷ, thì 6 tháng đầu năm 2023, FE Credit báo lỗ tới gần 3.000 tỷ đồng.
Trên thực tế không riêng FE Credit, nhiều công ty tài chính khác cũng đang ghi nhận kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 kém khả quan hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, các công ty này vẫn đang có lãi.
Một số chỉ tiêu tài chính của FE Credit
Home Credit lãi sau thuế 211 tỷ đồng
Là một trong những công ty tài chính có vốn đầu tư nước ngoài ra đời sớm nhất tại Việt Nam, Công ty tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 550 tỷ đồng. Đến nay vốn điều lệ công ty đạt 2.050 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 6.571 tỷ đồng.
Home Credit là công ty tài chính có thị phần lớn thứ hai hiện nay. Trong 6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 211 tỷ đồng. Trước đó, năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Home Credit đạt 1.189 tỷ.
Công ty tài chính này có tỷ lệ an toàn vốn ấn tượng, đạt 24,6%, trong khi yêu cầu của quy định pháp luật là 9%.
Một số chỉ tiêu tài chính của Home Credit Việt Nam
Đáng chú ý, hãng tin Reuters mới đây cho biết, Kasikornbank (KBank), ngân hàng lớn thứ hai của Thái Lan đang đàm phán để mua lại công tài chính tiêu dùng Home Credit Việt Nam. Thỏa thuận có giá trị lên tới 1 tỷ USD. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ lớn thứ hai trong ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam.
Trước đây, năm 2021, FE Credit được định giá 2,8 tỷ USD khi VPBank bán 49% vốn công ty cho nhà đầu tư đến từ Nhật Bản Sumitomo Mitsui (SMBC).
HS Saison lãi trước thuế 314 tỷ đồng
HD Saison tiền thân có tên gọi tắt là SGVF, thuộc sở hữu của Ngân hàng Société Générale đến từ Cộng Hòa Pháp. Sau đó, HDBank mua lại 100% vốn chủ sở hữu, SGVF đổi tên thành HDFinance. Đến tháng 3/2015, Credit Saison (Nhật Bản) đầu tư vào HDFinance, nắm giữ 49% vốn điều lệ và HDFinance sau được đổi tên thành HD Saison như hiện nay.
6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận trước thuế của HD Saison đạt 314 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu nhập hoạt động trong kỳ của công ty tài chính này đạt 2.956 tỷ đồng, tăng 8,2%. Tỷ lệ CIR (chi phí trên tổng thu nhập) tiếp tục cải thiện, giảm từ 38,2% (năm 2022) xuống còn 37,3%. Như vậy nhiều khả năng lợi nhuận sụt giảm là do chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh.
Dư nợ tín dụng của HD Saison cuối tháng 6 đạt 15.590 tỷ đồng, giảm 1.250 tỷ đồng so với đầu năm và giảm 86 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, cho vay xe máy có tỷ trọng 22,8%, cho vay điện máy chiếm 25,3%, cho vay tiền mặt theo định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước là 37,7%.
Theo HD Saison, công ty hiện có thị phần cho vay xe máy dẫn đầu thị trường, chiếm khoảng 42%.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của HD Saison ở mức 7,9%, tăng so với mức 7,1% hồi đầu năm.
MCredit lãi trước thuế 410 tỷ đồng
Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MCredit) thành lập năm 2016, muộn hơn so với FE Credit và HD Saison. Đây là Công ty tài chính liên doanh giữa ngân hàng MB và ngân hàng SBI Shinsei (Nhật Bản), mỗi bên sở hữu 50% vốn công ty này.
Mcredit cũng không ngoại lệ, ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Doanh thu 6 tháng đầu năm của công ty này tăng 22% so với cùng kỳ và đạt 3.787 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi trước thuế chỉ đạt 410 tỷ, giảm 32%.
Theo thông tin tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của ngân hàng MB, MCredit đang đặt mục tiêu chiến lược 2022-2026 trở thành công ty tài chính tiêu dùng có quy mô lớn thứ 2 và hiệu quả dẫn đầu. Công ty này lên kế hoạch lợi nhuận 1.300 tỷ đồng trong năm 2023. Như vậy, nửa đầu năm, MCredit mới chỉ hoàn thành được 31,5% kế hoạch cả năm.
Shinhan Finance lỗ 246 tỷ đồng
Ngoài FE Credit, một công ty tài chính tiêu dùng khác cũng lỗ trong nửa đầu năm 2023 là Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance). Công ty này ghi nhận lỗ sau thuế 246 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Trước đó, cùng kỳ năm 2022, Shinhan Finance có lãi sau thuế 92 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu tài chính của Shinhan Finance
Link bài gốc: "Ông lớn" Fe Credit thua lỗ gần 3.000 tỷ trong nửa đầu năm, còn các công ty tài chính khác như Home Credit, HD Saison,... thì sao?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Sau Grab đến “đại gia” ngân hàng Thái Lan hỏi mua...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai "ông hoàng võ thuật" Ngô Kinh: 9 tuổi đã...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sự thật sau bức ảnh "ông Tây mua ngựa vàng mã Hà...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ông lớn" ngân hàng báo lãi trước thuế gần 13.500...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ông lớn" ngoài ngành “lấn sân” sang bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng công bố KQKD chiều 28/7: Cập nhật "ông...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu