TIN MỚI
Hầu hết các chuyên gia đều dự báo, thị trường BĐS khả năng sẽ phục hồi cao vào giai đoạn 2021-2022 khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Giá BĐS có thể sẽ tiếp tục tăng, không có xu hướng giảm trên diện rộng
Theo báo cáo của các đơn vị nghiên cứu, trong 2 quý vừa qua, giao dịch, nguồn cung ở hầu hết các phân khúc trên thị trường đều giảm, nhưng giá bán thì không giảm mà giữ giá hoặc tăng so với năm 2019. Theo số liệu quý 1 của Bộ Xây dựng, giá nhà riêng lẻ tại Hà Nội, Tp.HCM đã lần lượt tăng khoảng 3,82% và 8,36% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục tăng nhẹ trong quý 2/2020.
Còn về vấn đề giảm giá BĐS, dù nhiều người trông đợi một đợt giảm giá như 2010 nhưng hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu. Đó cũng là nghịch lý của TT BĐS Tp.HCM hiện nay, nguồn cung mới giảm – sức mua tương ứng giảm – thị trường thứ cấp giảm nhưng giá sơ cấp vẫn tăng.
Nhận định mới đây về thị trường BĐS, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam, hiện nay dù nhiều người trông đợi một đợt giảm giá như 2010 nhưng hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu. Đó cũng là nghịch lý của TT BĐS Tp.HCM hiện nay, nguồn cung mới giảm – sức mua tương ứng giảm – thị trường thứ cấp giảm nhưng giá sơ cấp vẫn tăng.
Cũng theo ông Hoàng, những ngày cuối tháng 8, thông tin Phó Thủ tướng và Thủ tướng chính phủ ủng hộ việc thành lập Tp.Thủ Đức dự báo sẽ là thông tin tích cực để các chủ đầu tư tận dụng làm lợi thế gia tăng quảng cáo, thu hút người mua,… cho các dự án thuộc khu vực, từ đó đẩy mặt bằng giá lên một mức mới.
Theo một số đơn vị báo cáo, giá BĐS ở hầu hết các phân khúc đều nhích nhẹ ở mức trên dưới 5% so với cuối năm 2019. Chưa ghi nhận giảm giá đồng loạt ở thị trường sơ cấp. Có chăng, ở thị trường thứ cấp do NĐT khó ra hàng nên chấp nhận cắt lỗ, giảm giá để bán.
Vì thế, theo các chuyên gia, với tình hình như vậy, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát tốt (có vắc-xin vào năm 2021) thì giá BĐS vẫn tiếp tục đi lên, không có xu hướng giảm.
Nhu cầu thực tế thị trường còn rất lớn
Nhìn chung thì xu hướng của thị trường năm 2020 giảm tốc so với năm 2019 do "ngấm đòn" của dịch Covid-19.
Thế nhưng, có một thực tế không thể phủ nhận là nhu cầu mua BĐS để ở và đầu tư vẫn còn rất lớn trên thị trường. Có chăng, ở giai đoạn này, tâm lý thận trọng của người mua tăng lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhìn chung giao dịch chững lại, giảm sút.
Việt Nam đang ở giai đoạn dân số vàng với quy mô xấp xỉ 100 triệu dân, trong đó tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc, đi liền với mức nhu cầu về nhà ở, giải trí và sức mua sắm cao.
Trong đó, phân khúc nhà ở cho các gia đình hạt nhân luôn tăng đều đặn khoảng 20% mỗi năm tại các thành phố có tốc độ đô thị hóa hàng đầu như Tp.HCM, Hà Nội. Nhu cầu sở hữu nhà ở tại các đô thị còn rất lớn. Cộng thêm với việc BĐSS hiện vẫn là kênh được NĐT ưa chuộng lâu dài mang lại nhiều lợi nhuận và an toàn, hút dòng tiền đổ về.
Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM có hơn 8,9 triệu người, nhưng dân số thực tế lên đến khoảng 13 triệu người, trong đó có gần 3 triệu người nhập cư tạm trú ngắn hạn và khách vãng lai. Tốc độ tăng dân số rất cao, tỷ lệ tăng bình quân 2,28%/năm trong 10 năm qua. Bình quân cứ mỗi 5 năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Hiện nay, Tp.HCM có hơn 2,5 triệu hộ gia đình, tăng 1,4 lần so với năm 2009. Hàng năm thành phố có khoảng 50.000 cặp kết hôn có nhu cầu tạo lập nhà ở riêng. Nhu cầu về chốn an cư còn rất lớn.
Thêm vào đó, hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng đang có xu hướng giảm, theo các chuyên gia đây được xem là động lực lớn cho thị trường BĐS đón đầu sức mua. Tuy mức độ tác động của thông tin này đến BĐS chưa rõ nét nhưng rõ ràng cơ hội về nhà ở của người dân luôn hiện hữu là điều không thể phủ nhận.
Dư địa phát triển trong dài hạn
Chia sẻ mới đây, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, ngành nghỉ dưỡng của Việt Nam hiện đang ở một vị thế đặc biệt. Sau nhiều năm phát triển mạnh mẽ cả về cung và cầu, thị trường đang tạm chững lại do tác động của một số sự kiện ngoài tầm kiểm soát đã và đang diễn ra trong năm nay. Mặc dù vậy, tôi tin rằng thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam có những nền tảng cơ bản vững chắc để có thể hỗ trợ quá trình phục hồi và đạt được những kết quả khả quan ngay khi nguồn cầu xuất hiện trở lại.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có không ít dự án nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã tồn đọng rất nhiều vấn đề liên quan đến quá trình vận hành, thậm chí trước khi có sự xuất hiện của đại dịch. Rất nhiều dự án có hiệu suất hoạt động thấp hơn tiềm năng có thể đạt được, đơn giản chỉ bởi khả năng trao đổi thông tin kém hiệu quả giữa Chủ sở hữu và đội ngũ quản lý, hoặc giữa Chủ sở hữu và Nhà điều hành Khách sạn.
Sự yếu kém trong trao đổi thông tin hoặc thiếu tin tưởng giữa đôi bên là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của tài sản và khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của Chủ sở hữu, dẫn đến những thách thức trong việc khai thác tối đa tiềm năng và gia tăng giá trị của khách sạn.
Còn ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills Việt Nam nhận định, thời điểm khó khăn này, từ một góc nhìn khác, lại là cơ hôi rất tốt cho các doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS không chỉ trong và ngoài nước. Với những chính sách và chủ trương thiết thực nhằm trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam, đây có thể coi là thời điểm vàng dành cho các thương vụ mua bán và sát nhập cho các dự án bất động sản tại Tp.HCM nói riêng, và cả nước nói chung.
Bên cạnh đó, việc nỗ lực triển khai tuyến đường sắt Metro của UBND Thành phố, đi cùng với việc hoàn thiện triệt để việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các quận vệ tinh như Quận 9, Nhà Bè, sẽ là một cú huých mạnh mẽ cho việc mở rộng và kết nối các khu độ thị mới, nhằm giải tải cho các khu vực trung tâm.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, việc tạm thời hạn chế trong các hoạt động kinh doanh có thể coi là thời điểm tốt để bản thân chủ doanh nghiệp sản tái cơ cấu và thay đổi chiến lược đầu tư, hướng tới các phân khúc BĐS có tiềm năng lớn như BĐS công nghiệp hay nghỉ dưỡng, và tiến hành hoàn thành các công tác thủ tục liên quan đến đất đai, cấp phép nhằm đón đầu cho chu kỳ phát triển BĐS tiếp theo trong vòng 1 - 2 năm tới.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Những tín hiệu lạc quan của thị trường bất động sản
Hầu hết các chuyên gia đều dự báo, thị trường BĐS khả năng sẽ phục hồi cao vào giai đoạn 2021-2022 khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Giá BĐS có thể sẽ tiếp tục tăng, không có xu hướng giảm trên diện rộng
Theo báo cáo của các đơn vị nghiên cứu, trong 2 quý vừa qua, giao dịch, nguồn cung ở hầu hết các phân khúc trên thị trường đều giảm, nhưng giá bán thì không giảm mà giữ giá hoặc tăng so với năm 2019. Theo số liệu quý 1 của Bộ Xây dựng, giá nhà riêng lẻ tại Hà Nội, Tp.HCM đã lần lượt tăng khoảng 3,82% và 8,36% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục tăng nhẹ trong quý 2/2020.
Còn về vấn đề giảm giá BĐS, dù nhiều người trông đợi một đợt giảm giá như 2010 nhưng hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu. Đó cũng là nghịch lý của TT BĐS Tp.HCM hiện nay, nguồn cung mới giảm – sức mua tương ứng giảm – thị trường thứ cấp giảm nhưng giá sơ cấp vẫn tăng.
Nhận định mới đây về thị trường BĐS, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam, hiện nay dù nhiều người trông đợi một đợt giảm giá như 2010 nhưng hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu. Đó cũng là nghịch lý của TT BĐS Tp.HCM hiện nay, nguồn cung mới giảm – sức mua tương ứng giảm – thị trường thứ cấp giảm nhưng giá sơ cấp vẫn tăng.
Cũng theo ông Hoàng, những ngày cuối tháng 8, thông tin Phó Thủ tướng và Thủ tướng chính phủ ủng hộ việc thành lập Tp.Thủ Đức dự báo sẽ là thông tin tích cực để các chủ đầu tư tận dụng làm lợi thế gia tăng quảng cáo, thu hút người mua,… cho các dự án thuộc khu vực, từ đó đẩy mặt bằng giá lên một mức mới.
Theo một số đơn vị báo cáo, giá BĐS ở hầu hết các phân khúc đều nhích nhẹ ở mức trên dưới 5% so với cuối năm 2019. Chưa ghi nhận giảm giá đồng loạt ở thị trường sơ cấp. Có chăng, ở thị trường thứ cấp do NĐT khó ra hàng nên chấp nhận cắt lỗ, giảm giá để bán.
Vì thế, theo các chuyên gia, với tình hình như vậy, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát tốt (có vắc-xin vào năm 2021) thì giá BĐS vẫn tiếp tục đi lên, không có xu hướng giảm.
Nhu cầu thực tế thị trường còn rất lớn
Nhìn chung thì xu hướng của thị trường năm 2020 giảm tốc so với năm 2019 do "ngấm đòn" của dịch Covid-19.
Thế nhưng, có một thực tế không thể phủ nhận là nhu cầu mua BĐS để ở và đầu tư vẫn còn rất lớn trên thị trường. Có chăng, ở giai đoạn này, tâm lý thận trọng của người mua tăng lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhìn chung giao dịch chững lại, giảm sút.
Việt Nam đang ở giai đoạn dân số vàng với quy mô xấp xỉ 100 triệu dân, trong đó tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc, đi liền với mức nhu cầu về nhà ở, giải trí và sức mua sắm cao.
Trong đó, phân khúc nhà ở cho các gia đình hạt nhân luôn tăng đều đặn khoảng 20% mỗi năm tại các thành phố có tốc độ đô thị hóa hàng đầu như Tp.HCM, Hà Nội. Nhu cầu sở hữu nhà ở tại các đô thị còn rất lớn. Cộng thêm với việc BĐSS hiện vẫn là kênh được NĐT ưa chuộng lâu dài mang lại nhiều lợi nhuận và an toàn, hút dòng tiền đổ về.
Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM có hơn 8,9 triệu người, nhưng dân số thực tế lên đến khoảng 13 triệu người, trong đó có gần 3 triệu người nhập cư tạm trú ngắn hạn và khách vãng lai. Tốc độ tăng dân số rất cao, tỷ lệ tăng bình quân 2,28%/năm trong 10 năm qua. Bình quân cứ mỗi 5 năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Hiện nay, Tp.HCM có hơn 2,5 triệu hộ gia đình, tăng 1,4 lần so với năm 2009. Hàng năm thành phố có khoảng 50.000 cặp kết hôn có nhu cầu tạo lập nhà ở riêng. Nhu cầu về chốn an cư còn rất lớn.
Thêm vào đó, hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng đang có xu hướng giảm, theo các chuyên gia đây được xem là động lực lớn cho thị trường BĐS đón đầu sức mua. Tuy mức độ tác động của thông tin này đến BĐS chưa rõ nét nhưng rõ ràng cơ hội về nhà ở của người dân luôn hiện hữu là điều không thể phủ nhận.
Dư địa phát triển trong dài hạn
Chia sẻ mới đây, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, ngành nghỉ dưỡng của Việt Nam hiện đang ở một vị thế đặc biệt. Sau nhiều năm phát triển mạnh mẽ cả về cung và cầu, thị trường đang tạm chững lại do tác động của một số sự kiện ngoài tầm kiểm soát đã và đang diễn ra trong năm nay. Mặc dù vậy, tôi tin rằng thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam có những nền tảng cơ bản vững chắc để có thể hỗ trợ quá trình phục hồi và đạt được những kết quả khả quan ngay khi nguồn cầu xuất hiện trở lại.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có không ít dự án nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã tồn đọng rất nhiều vấn đề liên quan đến quá trình vận hành, thậm chí trước khi có sự xuất hiện của đại dịch. Rất nhiều dự án có hiệu suất hoạt động thấp hơn tiềm năng có thể đạt được, đơn giản chỉ bởi khả năng trao đổi thông tin kém hiệu quả giữa Chủ sở hữu và đội ngũ quản lý, hoặc giữa Chủ sở hữu và Nhà điều hành Khách sạn.
Sự yếu kém trong trao đổi thông tin hoặc thiếu tin tưởng giữa đôi bên là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của tài sản và khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của Chủ sở hữu, dẫn đến những thách thức trong việc khai thác tối đa tiềm năng và gia tăng giá trị của khách sạn.
Còn ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills Việt Nam nhận định, thời điểm khó khăn này, từ một góc nhìn khác, lại là cơ hôi rất tốt cho các doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS không chỉ trong và ngoài nước. Với những chính sách và chủ trương thiết thực nhằm trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam, đây có thể coi là thời điểm vàng dành cho các thương vụ mua bán và sát nhập cho các dự án bất động sản tại Tp.HCM nói riêng, và cả nước nói chung.
Bên cạnh đó, việc nỗ lực triển khai tuyến đường sắt Metro của UBND Thành phố, đi cùng với việc hoàn thiện triệt để việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các quận vệ tinh như Quận 9, Nhà Bè, sẽ là một cú huých mạnh mẽ cho việc mở rộng và kết nối các khu độ thị mới, nhằm giải tải cho các khu vực trung tâm.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, việc tạm thời hạn chế trong các hoạt động kinh doanh có thể coi là thời điểm tốt để bản thân chủ doanh nghiệp sản tái cơ cấu và thay đổi chiến lược đầu tư, hướng tới các phân khúc BĐS có tiềm năng lớn như BĐS công nghiệp hay nghỉ dưỡng, và tiến hành hoàn thành các công tác thủ tục liên quan đến đất đai, cấp phép nhằm đón đầu cho chu kỳ phát triển BĐS tiếp theo trong vòng 1 - 2 năm tới.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Những tín hiệu lạc quan của thị trường bất động sản
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điểm tên những khu vực có thị trường bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu