Sắp có một loạt dữ liệu được công bố cho thấy tình trạng ‘sức khỏe’ của nền kinh tế thế giới, trong khi các nhà hoạch định chính sách bước vào một tuần bận rộn với việc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Bắc Kinh, London và Paris để tổ chức một số hội nghị thượng đỉnh lớn.
Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý nhất sẽ diễn ra trong tuần 19-23/6:
1/ ‘Cơn ác mộng’ của nền kinh tế Anh
Ngân hàng Trung ương Anh có thể đang phải đối mặt với cơn ác mộng tồi tệ nhất - một nền kinh tế hầu như không tăng trưởng và cái bóng của vòng xoáy giá lương kiểu như những năm 1970. Thu nhập đang tăng với tốc độ nhanh nhất được ghi nhận - không tính giai đoạn đại dịch. Thị trường việc làm khan hiếm, chi phí sinh hoạt cao và người lao động, cả trong khu vực công và tư nhân, đang thúc đẩy việc tăng lương để sống qua ngày.
Thêm vào đó là sự gia tăng chi phí đi vay của chính phủ lên mức cao nhất kể từ năm 2008 và áp lực đè nặng lên thị trường thế chấp vốn đang gặp khó khăn.
Các nhà giao dịch hiện đang đặt cược 20% khả năng Ngân hàng truntg ương Anh (BoE) sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm vào tuần tới, so với tỷ lệ đặt cược gần 0% hồi đầu tháng Sáu. Đáng lo ngại là ngay cả khi BoE tăng lãi suất như vậy thì cũng không dám chắc họ có thành công trong chiến dịch kiểm soát lạm phát hay không?
Ngân hàng trung ương Anh với nỗi lo lạm phát.
2/ Những dấu hiệu về ‘sức khỏe’ kinh tế thế giới
Một loạt những thông điệp từ các ngân hàng trung ương lớn, bao gồm cả Fed, thể hiện rõ quan điểm ủng hộ thắt chặt tiền tệ một lần nữa lại gây nghi vấn về mức độ thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương - đang đẩy nhanh tốc độ suy thoái toàn cầu.
Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) từ khắp nơi trên thế giới sẽ được công bố trong tuần 19-23/6, sẽ cho thấy cái nhìn mới mẻ về xu hướng nhu cầu và bằng chứng về sức khỏe của lĩnh vực sản xuất tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cho đến tháng 6.
Báo cáo tháng 5 cho thấy tin xấu ở nhiều khu vực quan trọng. Sản xuất của Mỹ sụt giảm tháng thứ bảy liên tiếp, khi các đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Chỉ số PMI của khu vực đồng euro trong tháng 5 đã tiến sâu hơn vào vùng thu hẹp - một dấu hiệu ảm đạm khác ở khu vực đã rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý đầu tiên của năm 2023.
Hoạt động sản xuất suy giảm trên toàn cầu.
3/ Một loạt bất ngờ không mong muốn
Sau những bất ngờ liên tiếp về việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ tại 2 cuộc họp chính sách vừa qua của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến việc phân tích biên bản cuộc thảo luận tháng 6 của RBA, sẽ công bố vào thứ Ba (20/6) để đánh giá khả điều chỉnh lãi suất tiếp theo của ngân hàng này.
Ngay bây giờ, thị trường tiền tệ nhận định có nhiều khả năng RBA sẽ tăng hoặc giữ nguyên lãi suất vào tháng 7, nhưng các nhà giao dịch đã chắc chắn rằng đến tháng 11 lãi suất sẽ cao hơn 50 điểm cơ bản so với hiện tại.
Với tỷ lệ lãi suất hiện đã ở mức cao nhất trong một thập kỷ và Thống đốc RBA Philip Lowe ưu tiên kiềm chế lạm phát đang rất nghiêm trọng hơn là duy trì việc làm, rủi ro suy thoái kinh tế Úc đang gia tăng. Báo cáo việc làm mạnh mẽ của tháng 5 cũng có thể tạo thêm thời gian để RBA thắt chặt lãi suất hơn nữa.
Các nhà đầu tư ở Úc cũng cần theo dõi chặt chẽ đối tác thương mại chính, là Trung Quốc, nơi mà sự phục hồi sau COVID đang diễn ra chậm chạp và căng thẳng Trung-Mỹ đang âm ỉ.
Lạm phát vẫn là mối lo ngại của RBA
4/ Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ
Chuyến đi đầu tiên tới Bắc Kinh sau 5 năm của một Ngoại trưởng Mỹ được kỳ vọng có thể mang lại bước đột phá giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, các nhà phân tích đang thận trọng khi dự báo kết quả của chuyến công du này
Sự lạc quan thận trọng cũng đang lan tỏa ở London, nơi các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung vào ngày 21-22 tháng 6 để tham dự Hội nghị phục hồi Ukraine nhằm giải quyết các vấn đề từ tài chính ngắn hạn đến chi phí tái thiết dài hạn. Sự kiện này được tổ chức sau sự cố vỡ đập khổng lồ từ thời Liên Xô trên sông Dnipro, mà các chuyên gia cảnh báo sẽ có tác động rất lớn không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với an ninh lương thực toàn cầu.
Trong khi đó tại Paris, Hiệp ước tài chính toàn cầu mới sẽ có vào ngày 22-23 tháng 6 cùng với sự kiện người phụ trách mới được bổ nhiệm của Ngân hàng Thế giới, Ajay Banga, người sẽ cùng với các nguyên thủ quốc gia trên toàn cầu thảo luận về cách tài chính, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề khí hậu.
Áp lực giá thực phẩm thế giới vẫn cao.
5/Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất tiếp
Một sự ra mắt khác nằm trong chương trình nghị sự của Hafize Gaye Erkan - thống đốc ngân hàng trung ương mới được bổ nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ, người chủ trì cuộc họp ấn định lãi suất đầu tiên vào thứ Năm (22/6).
Các nhà phân tích kỳ vọng bà Erkan sẽ bắt đầu tăng lãi suất - hiện ở mức 8,5% - lên tới 25% như một phần của việc thiết lập lại các chính sách kinh tế của đất nước. Mặc dù lãi suất tăng cao, tỷ lệ lạm phát của nước này còn cao hơn, mặc dù đã giảm xuống dưới 40% vào tháng Năm.
Các nhà đầu tư rất muốn xem những thay đổi đó sẽ sâu sắc và lâu dài như thế nào sau khi Tổng thống Tayyip Erdogan giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào cuối tháng Năm.
Dự đoán lãi suất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tham khảo: Refinitiv
Link bài gốc: Những sự kiện tài chính quan trọng nào được đón chờ trong tuần 19-23/6?
Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý nhất sẽ diễn ra trong tuần 19-23/6:
1/ ‘Cơn ác mộng’ của nền kinh tế Anh
Ngân hàng Trung ương Anh có thể đang phải đối mặt với cơn ác mộng tồi tệ nhất - một nền kinh tế hầu như không tăng trưởng và cái bóng của vòng xoáy giá lương kiểu như những năm 1970. Thu nhập đang tăng với tốc độ nhanh nhất được ghi nhận - không tính giai đoạn đại dịch. Thị trường việc làm khan hiếm, chi phí sinh hoạt cao và người lao động, cả trong khu vực công và tư nhân, đang thúc đẩy việc tăng lương để sống qua ngày.
Thêm vào đó là sự gia tăng chi phí đi vay của chính phủ lên mức cao nhất kể từ năm 2008 và áp lực đè nặng lên thị trường thế chấp vốn đang gặp khó khăn.
Các nhà giao dịch hiện đang đặt cược 20% khả năng Ngân hàng truntg ương Anh (BoE) sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm vào tuần tới, so với tỷ lệ đặt cược gần 0% hồi đầu tháng Sáu. Đáng lo ngại là ngay cả khi BoE tăng lãi suất như vậy thì cũng không dám chắc họ có thành công trong chiến dịch kiểm soát lạm phát hay không?
Ngân hàng trung ương Anh với nỗi lo lạm phát.
2/ Những dấu hiệu về ‘sức khỏe’ kinh tế thế giới
Một loạt những thông điệp từ các ngân hàng trung ương lớn, bao gồm cả Fed, thể hiện rõ quan điểm ủng hộ thắt chặt tiền tệ một lần nữa lại gây nghi vấn về mức độ thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương - đang đẩy nhanh tốc độ suy thoái toàn cầu.
Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) từ khắp nơi trên thế giới sẽ được công bố trong tuần 19-23/6, sẽ cho thấy cái nhìn mới mẻ về xu hướng nhu cầu và bằng chứng về sức khỏe của lĩnh vực sản xuất tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cho đến tháng 6.
Báo cáo tháng 5 cho thấy tin xấu ở nhiều khu vực quan trọng. Sản xuất của Mỹ sụt giảm tháng thứ bảy liên tiếp, khi các đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Chỉ số PMI của khu vực đồng euro trong tháng 5 đã tiến sâu hơn vào vùng thu hẹp - một dấu hiệu ảm đạm khác ở khu vực đã rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý đầu tiên của năm 2023.
Hoạt động sản xuất suy giảm trên toàn cầu.
3/ Một loạt bất ngờ không mong muốn
Sau những bất ngờ liên tiếp về việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ tại 2 cuộc họp chính sách vừa qua của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến việc phân tích biên bản cuộc thảo luận tháng 6 của RBA, sẽ công bố vào thứ Ba (20/6) để đánh giá khả điều chỉnh lãi suất tiếp theo của ngân hàng này.
Ngay bây giờ, thị trường tiền tệ nhận định có nhiều khả năng RBA sẽ tăng hoặc giữ nguyên lãi suất vào tháng 7, nhưng các nhà giao dịch đã chắc chắn rằng đến tháng 11 lãi suất sẽ cao hơn 50 điểm cơ bản so với hiện tại.
Với tỷ lệ lãi suất hiện đã ở mức cao nhất trong một thập kỷ và Thống đốc RBA Philip Lowe ưu tiên kiềm chế lạm phát đang rất nghiêm trọng hơn là duy trì việc làm, rủi ro suy thoái kinh tế Úc đang gia tăng. Báo cáo việc làm mạnh mẽ của tháng 5 cũng có thể tạo thêm thời gian để RBA thắt chặt lãi suất hơn nữa.
Các nhà đầu tư ở Úc cũng cần theo dõi chặt chẽ đối tác thương mại chính, là Trung Quốc, nơi mà sự phục hồi sau COVID đang diễn ra chậm chạp và căng thẳng Trung-Mỹ đang âm ỉ.
Lạm phát vẫn là mối lo ngại của RBA
4/ Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ
Chuyến đi đầu tiên tới Bắc Kinh sau 5 năm của một Ngoại trưởng Mỹ được kỳ vọng có thể mang lại bước đột phá giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, các nhà phân tích đang thận trọng khi dự báo kết quả của chuyến công du này
Sự lạc quan thận trọng cũng đang lan tỏa ở London, nơi các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung vào ngày 21-22 tháng 6 để tham dự Hội nghị phục hồi Ukraine nhằm giải quyết các vấn đề từ tài chính ngắn hạn đến chi phí tái thiết dài hạn. Sự kiện này được tổ chức sau sự cố vỡ đập khổng lồ từ thời Liên Xô trên sông Dnipro, mà các chuyên gia cảnh báo sẽ có tác động rất lớn không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với an ninh lương thực toàn cầu.
Trong khi đó tại Paris, Hiệp ước tài chính toàn cầu mới sẽ có vào ngày 22-23 tháng 6 cùng với sự kiện người phụ trách mới được bổ nhiệm của Ngân hàng Thế giới, Ajay Banga, người sẽ cùng với các nguyên thủ quốc gia trên toàn cầu thảo luận về cách tài chính, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề khí hậu.
Áp lực giá thực phẩm thế giới vẫn cao.
5/Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất tiếp
Một sự ra mắt khác nằm trong chương trình nghị sự của Hafize Gaye Erkan - thống đốc ngân hàng trung ương mới được bổ nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ, người chủ trì cuộc họp ấn định lãi suất đầu tiên vào thứ Năm (22/6).
Các nhà phân tích kỳ vọng bà Erkan sẽ bắt đầu tăng lãi suất - hiện ở mức 8,5% - lên tới 25% như một phần của việc thiết lập lại các chính sách kinh tế của đất nước. Mặc dù lãi suất tăng cao, tỷ lệ lạm phát của nước này còn cao hơn, mặc dù đã giảm xuống dưới 40% vào tháng Năm.
Các nhà đầu tư rất muốn xem những thay đổi đó sẽ sâu sắc và lâu dài như thế nào sau khi Tổng thống Tayyip Erdogan giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào cuối tháng Năm.
Dự đoán lãi suất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tham khảo: Refinitiv
Link bài gốc: Những sự kiện tài chính quan trọng nào được đón chờ trong tuần 19-23/6?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Quan hệ tình dục sau khi xăm hình có nguy hiểm...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phun Môi Pha Lê Là Gì? Những Ai Phù Hợp Với Kỹ...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu