Những sai lầm thường gặp khi nâng cấp máy tính
Công nghệ luôn thay đổi và kéo theo những yêu cầu cấu hình phần cứng cao hơn. Vì vậy, dàn máy tính khá mạnh cách đây 3 năm lại trở nên kém tắm vào thời điểm hiện tại. Khi đó, việc nâng cấp trở nên cần thiết nếu như bạn không muốn sắm mới PC. Dù vậy cũng không hề thiếu cảnh “tiền mất tật mang” đâu nha.
Nâng cấp RAM
Sai lầm cơ bản và hay gặp nhất khi nâng cấp RAM chính là mua nhầm chủng loại. Quả thực, việc này không đơn giản là mang tiền đến cửa hàng, mua xong về nhà cắm vào máy tính. Nếu sử dụng nhầm dòng RAM, máy tính sẽ không đạt đến hiệu suất tối đa. Thậm chí, đã gặp trường hợp cháy RAM vì sơ suất cơ bản như thế.
Tốt nhất trước khi nâng cấp RAM, bạn hãy bỏ thời gian nghiên cứu chính xác loại RAM mà hệ thống có thể tương thích.
Giả sử, laptop cần lắp thêm loại RAM 667MHz PC2-5300 nhưng cửa hàng chỉ có loại 1333MHz PC3-10600. Bạn mua về và miễn cưỡng lắp vào máy. Hành động ấy sẽ khiến thiết bị rơi vào tình trạng nguy hiểm đó nha.
Ngoài ra, người dùng cũng ít chú ý tới dung lượng RAM tối đa mà hệ thống hỗ trợ. Một số thương hiệu như MAC còn giới hạn số lượng chính xác bộ nhớ RAM. Bạn cũng nên kiểm tra số lượng khe cắm RAM còn trống để mua được bộ RAM phù hợp nhất, tránh tình huống lãng phí, dư thừa...
Nâng cấp CPU
CPU giống như bộ não của máy tính, nếu bạn đặt lệch vị trí linh kiện sẽ khiến hệ thống chết yểu trong chốc lát. Những lỗi "củ chuối" nhất khi nâng cấp CPU là đặt sai vị trí, quên gắn keo tản nhiệt và tháo lắp quạt tản nhiệt không đúng cách.
Mỗi CPU bao gồm rất nhiều các chân nhỏ tiếp xúc với socket của mainboard, giúp kết nối thông tin được xử lý với các bộ phận, linh kiện khác. Vì vậy, khi đặt CPU vào chỗ của mình, bạn phải thật cẩn thận, tránh nhầm lẫn, sai sót. Luôn giữ cho bề mặt tiếp xúc sạch sẽ và không bị cong, vênh…
Giữa CPU và quạt gió luôn duy trì một lớp tiếp xúc. Tại đây, chúng ta phải bôi keo đặc biệt. Lớp keo này có hòa lẫn bột kim loại cho phép tản nhiệt nhanh chóng và đạt được hiệu suất cao hơn. Chính vì thế mà bạn đừng để dính keo vào các linh kiện khác, có thể gây cháy, chập tụ điện, hỏng máy...
Không biết tháo lắp quạt tản nhiệt cũng khiến bề mặt tiếp xúc trên không được tốt, làm thoát nhiệt kém. Hoặc nếu loại CPU mới có công suất cao hơn CPU cũ, trong khi quạt đang dùng chưa đáp ứng được thì bạn cũng nên nâng cấp luôn nhé.
Nâng cấp ổ cứng
Cùng với RAM, ổ cứng cũng nằm trong số những linh kiện dễ lên đời nhất. Thông thường, rắc rối nằm tại quá trình tháo lắp ốc-vít bởi một số thùng máy chỉ mở được một mặt hoặc ít không gian tiếp cận từ bên ngoài vào linh kiện phía trong. Với trường hợp này, bạn cần khéo léo luồn tuốc-nơ-vít để gỡ bỏ những con ốc-vít cứng đầu kia.
Khi lắp ổ cứng mới, bạn phải gắn chặt thiết bị bởi nếu không sẽ gây ồn. Đồng thời, lắp không chắc chắn sẽ làm ổ cứng bị rung động trong lúc làm việc, dẫn đến giảm tuổi thọ. Lỗi lắp nhầm ốc-vít của các bộ phận khác cũng nên được lưu ý đấy.
Quên mất bộ nguồn
Khi bạn nâng cấp linh kiện bên trong, thường chúng sẽ có hiệu suất lớn hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên rất ít người quan tâm đến việc nâng cấp bộ nguồn. Liệu model vài năm tuổi có đủ “nhiệt” để đáp ứng cho nhu cầu mới? Liệu hệ thống sẽ chạy ổn định hay linh kiện nào đó có thể bị cháy?
Ví dụ, nếu bạn nâng cấp card màn hình onboard hoặc GeForce GTX 295 lên GeForce 8600 thì cấu hình mới sẽ làm bộ nguồn luôn phải hoạt động trong tình trạng quá tải.
Do đó, nếu bạn nâng cấp một số bộ phận trong chiếc máy tính thì cũng nên tính toán lại công suất cần thiết để hệ thống luôn hoạt động ổn định ấy!
Kiểm tra và vệ sinh máy
Bạn rất háo hức thử nghiệm thiết bị mới nâng cấp? Nhưng biết đâu bạn quên rằng phải vệ sinh máy. Linh kiện mới thường tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, hệ thống sẽ tỏa nhiều nhiệt hơn khi hoạt động. Bạn hãy kiểm tra hệ thống tản nhiệt, khe thông gió, quạt... xem đã làm việc ngon lành chưa nhé. Một số va chạm khi lắp đặt linh kiện mới có thể khiến chúng bị sai vị trí hoặc lỏng dây cáp điện.
Dọn dẹp lớp bụi bám phía trong thùng máy sẽ giúp hệ thống thoáng mát hơn, các linh kiện không bị bám bụi cũng bền hơn nữa đấy. Vì vậy, sau khi hoàn thành lắp đặt linh kiện mới, bạn nhớ kiểm tra chi tiết và vệ sinh máy thật cẩn thận nha!
Bài tương tự bạn quan tâm
Tuyệt chiêu thu gọn dung lượng file nhưng giữ...
- Thread starter saveyourtime1990
- Ngày bắt đầu
Xử lý những tình huống thường gặp khi dùng Office 365
- Thread starter saveyourtime1990
- Ngày bắt đầu
5 website với những ứng dụng thú vị
- Thread starter saveyourtime1990
- Ngày bắt đầu
Những nguyên nhân phổ biến khiến máy tính crash
- Thread starter saveyourtime1990
- Ngày bắt đầu
Những sai lầm thường gặp khi dùng máy tính
- Thread starter saveyourtime1990
- Ngày bắt đầu
Những cải tiến trong phiên bản Mozilla Firefox 18
- Thread starter saveyourtime1990
- Ngày bắt đầu