TIN MỚI
Ayako Kajiwara - y tá trưởng của một bệnh viện tại Saitama hiện đang cảm thấy lo sợ. Cô cho rằng, hệ thống y tế Nhật Bản có thể đã chưa chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra.
"Thực sự rất khó khăn, vì khi chúng tôi nghĩ bệnh nhân đã có tiến triển, thì tình hình đột nhiên tệ hại hơn rất nhiều," - Kajiwara nhận xét, sau khi chứng kiến nhiều trường hợp tương tự trong phòng chăm sóc tích cực.
Vài tuần qua, số ca lây nhiễm tại Nhật Bản bỗng tăng vọt, làm tắt ngấm hy vọng kiểm soát thành công virus thông qua những đợt phản ứng mạnh mẽ ban đầu của chính phủ. Tính đến ngày 17/4, Nhật Bản ghi nhận 9878 người dương tính, bao gồm 190 ca tử vong - theo số liệu từ ĐH John Hopkins. Trong khi đó vào ngày 1/3, cả nước mới chỉ có 243 trường hợp mà thôi.
Bước tăng kinh khủng ấy đã khiến thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe yêu cầu nới rộng thông báo khẩn cấp, từ phạm vi tỉnh thành lên toàn quốc. Ngày 17/4, ông Abe cũng tuyên bố sẽ cung cấp đủ trang thiết bị y tế như khẩu trang, áo choàng và mặt nạ phòng hộ... cho các bệnh viện đang vật lộn vì thiếu vật tư suốt tuần qua.
Cũng trong tuần qua, một nhóm chuyên gia chính phủ đã cảnh báo Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến 400.000 người chết vì Covid-19, nếu như không sớm ban hành yêu cầu cách ly xã hội khẩn cấp. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến nhiều người chết sẽ đến từ việc các bệnh viện không có đủ máy thở - ventilator.
Những ổ dịch ngay trong bệnh viện
Quá trình chiến đấu chống virus của Nhật Bản ghi nhận, đã có những ổ dịch mới hình thành ngay trong các bệnh viện.
Ngày 12/4, 87 ca nhiễm mới được xác nhận là các bác sĩ, y tá và bệnh nhân trong một bệnh viện tại khu Nakano (Tokyo). Việc nhiều ổ dịch xuất hiện trong các bệnh viện đang khiến giới chuyên gia lo sợ, bởi nó tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm rộng trong cộng đồng.
"Điều quan trọng là chuyển việc xét nghiệm ra khỏi bệnh viện và trung tâm y tế," - Kenji Shibuya, giám đốc Viện sức khỏe dân số tại ĐH King's College London, và là cựu chuyên gia của WHO cho biết.
"Việc không có đủ bộ xét nghiệm tại Nhật Bản có thể khiến dịch bệnh lan rộng. Nhân viên y tế chưa được chuẩn bị, bởi họ không thể biết tình trạng lây nhiễm của bệnh nhân."
Sho Hayakawa - nhân viên cấp cứu tại Yokohama nhiều tuần rất sợ phải trở về nhà. Anh đã chứng kiến số bệnh nhân nhiễm virus corona tăng lên chóng mặt, và lo rằng sẽ mang virus về cho vợ con mình. "Tôi sợ mình sẽ nhiễm. Dù vậy, tôi đã phải thực sự cẩn thận," - anh chia sẻ.
Hiện tại, 2 thành phố Tokyo và Osaka đã chuyển bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đến các khách sạn để giảm tải cho bệnh viện. Dự tính, các thành phố và tỉnh thành khác sẽ có quyết định tương tự. Đây là tình thế bắt buộc, bởi sự thực là các bệnh viện khó mà chịu đựng được lâu hơn.
"Nhiều bác sĩ phải tiếp nhận ca làm tại các bệnh viện khác, nên tôi có cảm giác hệ thống y tế đang mất dần nhân viên vì y bác sĩ tiếp xúc với người bệnh mà không hề hay biết," - bác sĩ gây mê Mio Shin nhận xét. Bản thân Shin cũng phải làm thêm ca, sau khi đồng nghiệp của cô buộc phải tự cách ly.
Shin nhận xét, việc dồn toàn lực cho các bệnh nhân nhiễm virus corona đồng nghĩa với việc sẽ có ít người giải quyết các vấn đề khác - từ trị vô sinh đến phẫu thuật tim.
Những ổ dịch chưa biết đến
Kể từ khi phát hiện ca dương tính đầu tiên hồi tháng 2/2020, giới chức trách Nhật Bản đã tập trung toàn lực để kiểm soát các ổ dịch, thay vì áp dụng xét nghiệm diện rộng như Hàn Quốc.
Nhật Bản hiện tại mới chỉ làm xét nghiệm cho khoảng 90.000 người, trong khi Hàn Quốc là 513.000. Vấn đề là, dân số Hàn Quốc chỉ bằng 40% so với Nhật Bản mà thôi. Bởi vậy, giới chuyên gia đang nghi ngờ tỉ lệ lây nhiễm thực sự cao hơn rất nhiều so với con số mà nhà chức trách tiết lộ.
Hàn Quốc thực hiện xét nghiệm diện rộng, trong khi dân số chỉ bằng 40% so với Nhật Bản
Việc xét nghiệm của Nhật Bản chỉ hướng đến các bệnh nhân đang thực sự cần chăm sóc y tế, nhằm tránh gây quá tải cho bệnh viện. Trên phạm vi cả nước, về lý thuyết họ có thể thực hiện 12.000 xét nghiệm/ngày, nhưng bộ Y tế cho biết thực tế chỉ rơi vào khoảng 6.000 - 7.000.
Ngày 15/4, Tokyo cho biết sẽ lắp đặt 20 trạm xét nghiệm trong thành phố. Eiji Kusumi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm là một trong những người đăng ký tham gia vận hành. Ông cho biết, một khi đã áp dụng xét nghiệm cả với những người có triệu chứng nhẹ, con số thống kê chắc chắn sẽ tăng lên.
Nhưng dẫu vậy, Nhật Bản vẫn chưa thể theo vết toàn bộ các ca nhiễm. Chẳng hạn như ngày 11/4, Tokyo ghi nhận 197 ca nhiễm mới, các nhà chức trách đã không thể tìm ra nguồn lây bệnh của 77% trường hợp.
"Ở các thành phố lớn, việc kiểm soát và theo vết các ổ dịch thực sự rất khó, vì có rất nhiều con đường lan truyền bệnh." - Shibuya nhận xét. Để kiểm soát các ổ dịch, y bác sĩ phải phỏng vấn người dương tính để xác định họ đã tới những đâu, và khả năng lây nhiễm ở thời điểm nào. Tuy nhiên, do virus có thể tồn tại trên các bề mặt như nắm đấm cửa, công tắc điện... nên việc lần vết không phải dễ dàng.
Công chúng cần phải thay đổi
Takayuki Miyazawa - chuyên gia virus học tại ĐH Kyoto cho biết để kiểm soát virus, chính phủ cần phải chia sẻ với công chúng. Cần cho mọi người hiểu rằng việc phải chung sống với virus trong tương lai sẽ như thế nào.
"Họ đang khiến mọi người quá hy vọng, rằng cần phải chịu đựng cho đến 6/5 khi hết lệnh phong tỏa. Thế nên, tất cả đều nghĩ đến ngày ấy mọi thứ sẽ chấm dứt, nhưng họ không hiểu thực tế là chúng ta phải tiếp tục đề phòng virus."
Người Nhật Bản đã quá thoải mái trong đại dịch lần này
Y tá trưởng Kajiwara chia sẻ, đơn vị chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện của cô hiện chỉ có 6 giường, và phân nửa đã có người nằm. Trên phạm vi cả nước, tỉ lệ giường chăm sóc tích cực cũng chỉ là 7:100.000 cư dân, trong khi Mỹ là 35:100.000 và họ quá tải như thế nào thì chúng ta đã thấy rồi. Cô sợ rằng, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai.
Nguồn: CNN
Ký ức kinh hoàng không thể quên suốt 7 tuần “chiến đấu” trong phòng ICU cứu người của bác sĩ tại Vũ Hán: Trong thời điểm tồi tệ nhất, chúng ta chỉ còn cách dựa vào nhau
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Những ổ dịch lẩn trốn trong bệnh viện: Y bác sĩ lo sợ Nhật Bản chưa chuẩn bị cho đợt bùng phát kinh khủng nhất của Covid-19
Ayako Kajiwara - y tá trưởng của một bệnh viện tại Saitama hiện đang cảm thấy lo sợ. Cô cho rằng, hệ thống y tế Nhật Bản có thể đã chưa chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra.
"Thực sự rất khó khăn, vì khi chúng tôi nghĩ bệnh nhân đã có tiến triển, thì tình hình đột nhiên tệ hại hơn rất nhiều," - Kajiwara nhận xét, sau khi chứng kiến nhiều trường hợp tương tự trong phòng chăm sóc tích cực.
Vài tuần qua, số ca lây nhiễm tại Nhật Bản bỗng tăng vọt, làm tắt ngấm hy vọng kiểm soát thành công virus thông qua những đợt phản ứng mạnh mẽ ban đầu của chính phủ. Tính đến ngày 17/4, Nhật Bản ghi nhận 9878 người dương tính, bao gồm 190 ca tử vong - theo số liệu từ ĐH John Hopkins. Trong khi đó vào ngày 1/3, cả nước mới chỉ có 243 trường hợp mà thôi.
Bước tăng kinh khủng ấy đã khiến thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe yêu cầu nới rộng thông báo khẩn cấp, từ phạm vi tỉnh thành lên toàn quốc. Ngày 17/4, ông Abe cũng tuyên bố sẽ cung cấp đủ trang thiết bị y tế như khẩu trang, áo choàng và mặt nạ phòng hộ... cho các bệnh viện đang vật lộn vì thiếu vật tư suốt tuần qua.
Cũng trong tuần qua, một nhóm chuyên gia chính phủ đã cảnh báo Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến 400.000 người chết vì Covid-19, nếu như không sớm ban hành yêu cầu cách ly xã hội khẩn cấp. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến nhiều người chết sẽ đến từ việc các bệnh viện không có đủ máy thở - ventilator.
Những ổ dịch ngay trong bệnh viện
Quá trình chiến đấu chống virus của Nhật Bản ghi nhận, đã có những ổ dịch mới hình thành ngay trong các bệnh viện.
Ngày 12/4, 87 ca nhiễm mới được xác nhận là các bác sĩ, y tá và bệnh nhân trong một bệnh viện tại khu Nakano (Tokyo). Việc nhiều ổ dịch xuất hiện trong các bệnh viện đang khiến giới chuyên gia lo sợ, bởi nó tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm rộng trong cộng đồng.
"Điều quan trọng là chuyển việc xét nghiệm ra khỏi bệnh viện và trung tâm y tế," - Kenji Shibuya, giám đốc Viện sức khỏe dân số tại ĐH King's College London, và là cựu chuyên gia của WHO cho biết.
"Việc không có đủ bộ xét nghiệm tại Nhật Bản có thể khiến dịch bệnh lan rộng. Nhân viên y tế chưa được chuẩn bị, bởi họ không thể biết tình trạng lây nhiễm của bệnh nhân."
Sho Hayakawa - nhân viên cấp cứu tại Yokohama nhiều tuần rất sợ phải trở về nhà. Anh đã chứng kiến số bệnh nhân nhiễm virus corona tăng lên chóng mặt, và lo rằng sẽ mang virus về cho vợ con mình. "Tôi sợ mình sẽ nhiễm. Dù vậy, tôi đã phải thực sự cẩn thận," - anh chia sẻ.
Hiện tại, 2 thành phố Tokyo và Osaka đã chuyển bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đến các khách sạn để giảm tải cho bệnh viện. Dự tính, các thành phố và tỉnh thành khác sẽ có quyết định tương tự. Đây là tình thế bắt buộc, bởi sự thực là các bệnh viện khó mà chịu đựng được lâu hơn.
"Nhiều bác sĩ phải tiếp nhận ca làm tại các bệnh viện khác, nên tôi có cảm giác hệ thống y tế đang mất dần nhân viên vì y bác sĩ tiếp xúc với người bệnh mà không hề hay biết," - bác sĩ gây mê Mio Shin nhận xét. Bản thân Shin cũng phải làm thêm ca, sau khi đồng nghiệp của cô buộc phải tự cách ly.
Shin nhận xét, việc dồn toàn lực cho các bệnh nhân nhiễm virus corona đồng nghĩa với việc sẽ có ít người giải quyết các vấn đề khác - từ trị vô sinh đến phẫu thuật tim.
Những ổ dịch chưa biết đến
Kể từ khi phát hiện ca dương tính đầu tiên hồi tháng 2/2020, giới chức trách Nhật Bản đã tập trung toàn lực để kiểm soát các ổ dịch, thay vì áp dụng xét nghiệm diện rộng như Hàn Quốc.
Nhật Bản hiện tại mới chỉ làm xét nghiệm cho khoảng 90.000 người, trong khi Hàn Quốc là 513.000. Vấn đề là, dân số Hàn Quốc chỉ bằng 40% so với Nhật Bản mà thôi. Bởi vậy, giới chuyên gia đang nghi ngờ tỉ lệ lây nhiễm thực sự cao hơn rất nhiều so với con số mà nhà chức trách tiết lộ.
Hàn Quốc thực hiện xét nghiệm diện rộng, trong khi dân số chỉ bằng 40% so với Nhật Bản
Việc xét nghiệm của Nhật Bản chỉ hướng đến các bệnh nhân đang thực sự cần chăm sóc y tế, nhằm tránh gây quá tải cho bệnh viện. Trên phạm vi cả nước, về lý thuyết họ có thể thực hiện 12.000 xét nghiệm/ngày, nhưng bộ Y tế cho biết thực tế chỉ rơi vào khoảng 6.000 - 7.000.
Ngày 15/4, Tokyo cho biết sẽ lắp đặt 20 trạm xét nghiệm trong thành phố. Eiji Kusumi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm là một trong những người đăng ký tham gia vận hành. Ông cho biết, một khi đã áp dụng xét nghiệm cả với những người có triệu chứng nhẹ, con số thống kê chắc chắn sẽ tăng lên.
Nhưng dẫu vậy, Nhật Bản vẫn chưa thể theo vết toàn bộ các ca nhiễm. Chẳng hạn như ngày 11/4, Tokyo ghi nhận 197 ca nhiễm mới, các nhà chức trách đã không thể tìm ra nguồn lây bệnh của 77% trường hợp.
"Ở các thành phố lớn, việc kiểm soát và theo vết các ổ dịch thực sự rất khó, vì có rất nhiều con đường lan truyền bệnh." - Shibuya nhận xét. Để kiểm soát các ổ dịch, y bác sĩ phải phỏng vấn người dương tính để xác định họ đã tới những đâu, và khả năng lây nhiễm ở thời điểm nào. Tuy nhiên, do virus có thể tồn tại trên các bề mặt như nắm đấm cửa, công tắc điện... nên việc lần vết không phải dễ dàng.
Công chúng cần phải thay đổi
Takayuki Miyazawa - chuyên gia virus học tại ĐH Kyoto cho biết để kiểm soát virus, chính phủ cần phải chia sẻ với công chúng. Cần cho mọi người hiểu rằng việc phải chung sống với virus trong tương lai sẽ như thế nào.
"Họ đang khiến mọi người quá hy vọng, rằng cần phải chịu đựng cho đến 6/5 khi hết lệnh phong tỏa. Thế nên, tất cả đều nghĩ đến ngày ấy mọi thứ sẽ chấm dứt, nhưng họ không hiểu thực tế là chúng ta phải tiếp tục đề phòng virus."
Người Nhật Bản đã quá thoải mái trong đại dịch lần này
Y tá trưởng Kajiwara chia sẻ, đơn vị chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện của cô hiện chỉ có 6 giường, và phân nửa đã có người nằm. Trên phạm vi cả nước, tỉ lệ giường chăm sóc tích cực cũng chỉ là 7:100.000 cư dân, trong khi Mỹ là 35:100.000 và họ quá tải như thế nào thì chúng ta đã thấy rồi. Cô sợ rằng, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai.
Nguồn: CNN
Ký ức kinh hoàng không thể quên suốt 7 tuần “chiến đấu” trong phòng ICU cứu người của bác sĩ tại Vũ Hán: Trong thời điểm tồi tệ nhất, chúng ta chỉ còn cách dựa vào nhau
Trí thức trẻ
Link bài gốc: Những ổ dịch lẩn trốn trong bệnh viện: Y bác sĩ lo sợ Nhật Bản chưa chuẩn bị cho đợt bùng phát kinh khủng nhất của Covid-19
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điểm tên những khu vực có thị trường bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu