Có thể nói, năm nay là năm "buồn" của môi giới BĐS. Các môi giới nhận lương ít ỏi hơn so với mọi năm. Nếu cùng kì năm ngoái, nhiều môi giới thu nhập hàng trăm triệu đồng (nhất là môi giới BĐS tỉnh) thì năm nay thu nhập có vẻ bấp bênh nhất. Cuối năm, khi thị trường rục rịch trở lại, môi giới BĐS trở lại đường đua, nhưng cũng chỉ được vài tháng trước Tết, với nhịp độ không quá sôi đông. Bên cạnh những môi giới thâm niên có thu nhập ổn định do có lượng khách đầu tư lâu năm mua bán, thì nhiều môi giới "ngậm ngùi" vì Tết buồn, không lương, thu nhập ít.
Bên cạnh thu nhập bấp bênh do dịch "oanh tạc", môi giới BĐS còn buồn vì nguồn hàng để bán ngày càng cạn kiệt, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tìm khách, chốt khách của môi giới.
Số liệu thống kê cho thấy, trong quý 3/2021, nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 3.000 căn, mức thấp nhất trong vòng năm năm trở lại đây, giảm 18% theo quý và giảm 70% theo năm. Trong khi nguồn cung mới bị hạn chế và lượng hàng tồn kho thấp, thị trường ghi nhận có 11 dự án đã tạm ngưng bán hàng. Đến quý 4/2021 nguồn cung cũng không được cải thiện. Theo báo cáo cuối năm của Savills, ở thị trường căn hộ, sau khi trải qua một quý 3 ảm đạm, các chủ đầu tư đã tự tin trở lại trong quý 4/2021. Nguồn cung sơ cấp đạt gần 7.820 căn, lượng nguồn cung theo quý nhiều nhất trong năm 2021, tăng 160% theo quý nhưng giảm 31% theo năm. Nguồn cung mới chiếm 72% nguồn cung sơ cấp với hơn 5.600 căn từ năm dự án mới và các giai đoạn tiếp theo của chín dự án hiện hữu và trong đó, căn hộ Hạng B chiếm 75%. Kể từ cuối năm 2019, nguồn cung sơ cấp biến động. Nguồn cung mới trong quý 4 /2021 cao đáng kể so con số hơn 350 căn vào Q3, nhưng vẫn giảm 33% theo năm.
Trong đó, nguồn cung sơ cấp năm 2021 đạt gần 11.700 căn, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và giảm 54% theo năm. Hạng B chiếm 62% nguồn cung sơ cấp, theo sau là Hạng C với 31% thị phần.
Nguồn cung ít, thị trường không còn nhộn nhịp. Phần lớn lực lượng môi giới bỏ việc về quê tránh dịch khiến cho thị trường địa ốc trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Cuối năm thị trường có dấu hiệu rục rịch trở lại nhưng theo báo cáo của các đơn vị, sức cầu tăng nhưng vẫn khá dè dặt; thậm chí ở một số khu vực không có thanh khoản.
Ở phân khúc nghỉ dưỡng, mặc dù nguồn cung dồi dào hơn so với các năm trước, nhưng tỷ lệ hấp thụ vẫn còn hạn chế do tâm lý e ngại của nhà đầu tư trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Đây cũng là phân khúc mà nhiều môi giới BĐS đã không trụ nỗi với nghề hai năm qua, nhiều môi giới nghỉ hẳn, chuyển nghề, thậm chí không muốn quay lại nghề.
Cùng với đó, giá BĐS liên tục tăng cũng là "nỗi buồn không tên" của môi giới BĐS. Việc giá tăng liên tục ảnh hưởng đến tâm lý của người mua; nhà đầu tư dần trở nên thận trọng hơn, e ngại hơn khi quyết định chọn mua sản phẩm… việc này cũng ảnh hưởng đến giao dịch BĐS, ảnh hưởng đến việc tìm khách của môi giới BĐS.
Thực tế, đầu và giữa năm 2021 nhiều môi giới sống chật vật với nghề do dịch bùng phát mạnh tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. Nhiều trong số đó đi bán hàng online, về quê tránh dịch, hoặc bỏ hẳn nghề môi giới chuyển sang làm công việc khác. Họ phải cân đối tài chính duy trì cuộc sống. Có thể nói, đây là cái Tết buồn nhất của lực lượng môi giới BĐS.
Mặc dầu các sàn giao dịch địa ốc lớn vẫn duy trì hoạt động và đảm bảo ổn định nguồn lực trong mùa dịch, nhưng hầu hết các nhân viên môi giới vẫn chật vật mưu sinh do tỷ lệ các giao dịch thành công giảm sút nghiêm trọng so với cùng kỳ năm trước và trước thời điểm dịch Covid kéo đến. Mức lương cơ bản của nhân viên môi giới BĐS chỉ từ 4-6 triệu đồng/tháng, tùy theo kinh nghiệm làm việc. Thu nhập của môi giới chủ yếu đến từ nguồn phần trăm hoa hồng được trích lại sau khi bán sản phẩm. Bởi vậy, nếu không có giao dịch thành công, thì dù được hưởng lương cơ bản hàng tháng cũng không đáng kể so với chi phí marketing sản phẩm mà bản thân các môi giới phải tự bỏ ra để quảng bá theo các kênh riêng.
Hiện có nhiều môi giới vẫn bám trụ nghề sau khi mở cửa kinh tế, đa số họ là những môi giới lâu năm, có lượng khách đầu tư ổn định. Nhiều trong số đó vừa môi giới, vừa đầu tư nên có tích luỹ. Riêng những môi giới mới vào nghề, hoặc không có tích luỹ gần như "rơi rụng" vì dịch.
Theo các chuyên gia, để bán được hàng và nhận được phí môi giới là một quá trình thử thách rất dài, cộng thêm hiện nay cạnh tranh nghề này ngày càng khốc liệt, tỷ lệ bỏ nghề hoặc sàng lọc rất cao. Người ngoại đạo chỉ nhìn thấy bề nổi của nghề môi giới là việc nhẹ lương cao. Song chỉ có người trong cuộc mới thấm thía cái giá của sự vất vả, nhọc nhằn đó.
Link bài gốc: Những nỗi buồn “không tên” của môi giới bất động sản
Bên cạnh thu nhập bấp bênh do dịch "oanh tạc", môi giới BĐS còn buồn vì nguồn hàng để bán ngày càng cạn kiệt, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tìm khách, chốt khách của môi giới.
Số liệu thống kê cho thấy, trong quý 3/2021, nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 3.000 căn, mức thấp nhất trong vòng năm năm trở lại đây, giảm 18% theo quý và giảm 70% theo năm. Trong khi nguồn cung mới bị hạn chế và lượng hàng tồn kho thấp, thị trường ghi nhận có 11 dự án đã tạm ngưng bán hàng. Đến quý 4/2021 nguồn cung cũng không được cải thiện. Theo báo cáo cuối năm của Savills, ở thị trường căn hộ, sau khi trải qua một quý 3 ảm đạm, các chủ đầu tư đã tự tin trở lại trong quý 4/2021. Nguồn cung sơ cấp đạt gần 7.820 căn, lượng nguồn cung theo quý nhiều nhất trong năm 2021, tăng 160% theo quý nhưng giảm 31% theo năm. Nguồn cung mới chiếm 72% nguồn cung sơ cấp với hơn 5.600 căn từ năm dự án mới và các giai đoạn tiếp theo của chín dự án hiện hữu và trong đó, căn hộ Hạng B chiếm 75%. Kể từ cuối năm 2019, nguồn cung sơ cấp biến động. Nguồn cung mới trong quý 4 /2021 cao đáng kể so con số hơn 350 căn vào Q3, nhưng vẫn giảm 33% theo năm.
Trong đó, nguồn cung sơ cấp năm 2021 đạt gần 11.700 căn, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và giảm 54% theo năm. Hạng B chiếm 62% nguồn cung sơ cấp, theo sau là Hạng C với 31% thị phần.
Nguồn cung ít, thị trường không còn nhộn nhịp. Phần lớn lực lượng môi giới bỏ việc về quê tránh dịch khiến cho thị trường địa ốc trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Cuối năm thị trường có dấu hiệu rục rịch trở lại nhưng theo báo cáo của các đơn vị, sức cầu tăng nhưng vẫn khá dè dặt; thậm chí ở một số khu vực không có thanh khoản.
Ở phân khúc nghỉ dưỡng, mặc dù nguồn cung dồi dào hơn so với các năm trước, nhưng tỷ lệ hấp thụ vẫn còn hạn chế do tâm lý e ngại của nhà đầu tư trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Đây cũng là phân khúc mà nhiều môi giới BĐS đã không trụ nỗi với nghề hai năm qua, nhiều môi giới nghỉ hẳn, chuyển nghề, thậm chí không muốn quay lại nghề.
Cùng với đó, giá BĐS liên tục tăng cũng là "nỗi buồn không tên" của môi giới BĐS. Việc giá tăng liên tục ảnh hưởng đến tâm lý của người mua; nhà đầu tư dần trở nên thận trọng hơn, e ngại hơn khi quyết định chọn mua sản phẩm… việc này cũng ảnh hưởng đến giao dịch BĐS, ảnh hưởng đến việc tìm khách của môi giới BĐS.
Thực tế, đầu và giữa năm 2021 nhiều môi giới sống chật vật với nghề do dịch bùng phát mạnh tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. Nhiều trong số đó đi bán hàng online, về quê tránh dịch, hoặc bỏ hẳn nghề môi giới chuyển sang làm công việc khác. Họ phải cân đối tài chính duy trì cuộc sống. Có thể nói, đây là cái Tết buồn nhất của lực lượng môi giới BĐS.
Mặc dầu các sàn giao dịch địa ốc lớn vẫn duy trì hoạt động và đảm bảo ổn định nguồn lực trong mùa dịch, nhưng hầu hết các nhân viên môi giới vẫn chật vật mưu sinh do tỷ lệ các giao dịch thành công giảm sút nghiêm trọng so với cùng kỳ năm trước và trước thời điểm dịch Covid kéo đến. Mức lương cơ bản của nhân viên môi giới BĐS chỉ từ 4-6 triệu đồng/tháng, tùy theo kinh nghiệm làm việc. Thu nhập của môi giới chủ yếu đến từ nguồn phần trăm hoa hồng được trích lại sau khi bán sản phẩm. Bởi vậy, nếu không có giao dịch thành công, thì dù được hưởng lương cơ bản hàng tháng cũng không đáng kể so với chi phí marketing sản phẩm mà bản thân các môi giới phải tự bỏ ra để quảng bá theo các kênh riêng.
Hiện có nhiều môi giới vẫn bám trụ nghề sau khi mở cửa kinh tế, đa số họ là những môi giới lâu năm, có lượng khách đầu tư ổn định. Nhiều trong số đó vừa môi giới, vừa đầu tư nên có tích luỹ. Riêng những môi giới mới vào nghề, hoặc không có tích luỹ gần như "rơi rụng" vì dịch.
Theo các chuyên gia, để bán được hàng và nhận được phí môi giới là một quá trình thử thách rất dài, cộng thêm hiện nay cạnh tranh nghề này ngày càng khốc liệt, tỷ lệ bỏ nghề hoặc sàng lọc rất cao. Người ngoại đạo chỉ nhìn thấy bề nổi của nghề môi giới là việc nhẹ lương cao. Song chỉ có người trong cuộc mới thấm thía cái giá của sự vất vả, nhọc nhằn đó.
Những nỗi buồn “không tên” của môi giới bất động sản
Năm cũ trôi qua, những ngày cận Tết Nguyên đán sắp đến, nhìn lại thị trường BĐS cũng là nhìn lại hoạt động môi giới trong năm qua.
cafef.vn
Link bài gốc: Những nỗi buồn “không tên” của môi giới bất động sản
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phun Môi Pha Lê Là Gì? Những Ai Phù Hợp Với Kỹ...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điểm tên những khu vực có thị trường bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu