TIN MỚI
Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) cho biết, mấy ngày vừa qua, đã có rất nhiều người liên hệ với Trung tâm, mong muốn được hiến một phần phổi để cứu sống nam phi công người Anh - bệnh nhân Covid-19 nặng nhất hiện nay.
Đó là một cựu chiến binh 70 tuổi, sống ở Tây Nguyên. Ông gọi điện hỏi về cơ hội cứu sống bệnh nhân 91, sẵn sàng hiến tặng lá phổi của mình và nói rằng cần cứu sống người ấy, cho dù là ai đi chăng nữa.
Người thứ 2 là một phụ nữ 40 tuổi. Chị chia sẻ đã nhận được rất nhiều yêu thương, giúp đỡ và may mắn, mong muốn đem những yêu thương đó lan toả và giúp đỡ những người khác.
"Nếu đăng ký hiến tạng sống, hiến tặng phổi thì sẽ lấy như thế nào? Nếu cũng như thận, chỉ lấy 1 phần phổi thì tôi xin phép đăng ký hiến tặng", chị nói.
Bệnh nhân 91 tiếp tục được điều trị tại Khoa Nhiễm D - BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, hiện tình trạng rất nguy kịch.
Phó Giám đốc trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho hay, dù chưa biết tình hình cũng như diễn tiến bệnh của nam phi công người Anh, nhưng những chia sẻ thiện tâm, những nghĩa cử ấy thực sự là nguồn động viên, khích lệ ngành Y rất nhiều trong việc tận cùng cứu chữa những bệnh nhân hiểm nghèo, bất kể người ấy là ai.
"Cũng như người cựu chiến binh, ông vẫn đau đáu, liên lạc để sẵn sàng hiến một phần lá phổi của mình vì tưởng bệnh nhân đã được chuyển tới bệnh viện mới để ghép. Gặp lại những tình cảm của những người Việt dù không quen biết nhưng sẵn sàng trao tặng một lá phổi cho người bệnh, tôi càng thấy rõ, dù ở đâu, lúc nào cũng có những điều tốt đẹp, tử tế quanh ta", ông Phúc nói.
Ngoài ra, tại buổi hội chẩn 3 miền Bắc - Trung - Nam chiều 12/5, các chuyên gia cho biết, có một người chết não mong muốn hiến tặng phổi cho bệnh nhân 91, nhưng do có vấn đề về nhiễm trùng nên không thể hiến tặng như tâm nguyện.
Các chuyên gia 3 miền hội chẩn về tình hình sức khoẻ bệnh nhân 91. Ảnh: Bộ Y tế.
Tính đến sáng 13/5, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết tình trạng của bệnh nhân 91 vẫn nguy kịch. Kết quả CT Scan phổi cho thấy phổi của bệnh nhân xơ hóa, đông đặc, chỉ còn khoảng 10% hoạt động.
Bác sĩ Châu cũng cho biết 2 phổi của nam phi công đều rơi vào tình trạng đông đặc, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ khiến phổi trở thành "ổ dịch" để vi khuẩn sinh sôi mạnh trong cơ thể của nam phi công.
Hiện, bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, đang tiếp tục dẫn lưu màng phổi, lọc máu, tiếp tục thở máy, tiên lượng xấu, hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO.
Bộ Y tế đã giao cho Trung tâm Ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Việt Đức làm các thủ tục để chuẩn bị tiến hành ghép tạng. Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chuẩn bị các phương án trước khi ghép, điều trị nhiễm trùng tích cực.
Bệnh nhân 91 là ca bệnh đầu tiên kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch bar Buddha (Thảo Điền, quận 2, TP.HCM). Theo BV Bệnh Nhiệt đới, kể từ khi nhập viện đến nay, toàn bộ chi phí điều trị của bệnh nhân phi công người Anh đang do bệnh viện chi trả.
Việc chạy ECMO khá tốn kém, các bác sĩ vẫn đang cố hết sức để cứu chữa cho nam bệnh nhân. Riêng việc xét nghiệm Covid-19, kết quả của bệnh nhân cứ âm tính với virus SARS-COV-2 vài lần thì lại dương tính trở lại, diễn biến hết sức phức tạp.
Chỉ định ghép phổi được đặt ra khi bệnh phổi tiến triển nặng và không thể điều trị bằng cách nào khác nữa hoặc cũng được cân nhắc đối với những trường hợp mà tình trạng suy hô hấp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trước khi ghép phổi, cần đánh giá bởi nhiều bác sĩ chuyên khoa như: nội phổi, tim mạch, phẫu thuật lồng ngực và gây mê hồi sức,... Kiểm soát kỹ những bệnh nền như đái tháo đường , tăng huyết áp,... nếu như người bệnh mắc phải. Ngoài ra, người bệnh còn được tư vấn và chuẩn bị tinh thần bởi bác sĩ tâm lý và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết.
Những trường hợp không nên ghép phổi nếu như có kèm theo bệnh lý tim mạch hoặc gan thận nặng, nhiễm trùng chưa được không chế, nghiện rượu, ma túy và ung thư. Những trường hợp mà bệnh nhân không bỏ được thuốc lá cũng không ưu tiên ghép phổi.
Xem xét chuyển phi công Anh sang Bệnh viện Chợ Rẫy, đánh giá khả năng ghép phổi
Tổ quốc
Link bài gốc: Những người Việt muốn hiến một phần phổi cứu sống nam phi công người Anh
Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) cho biết, mấy ngày vừa qua, đã có rất nhiều người liên hệ với Trung tâm, mong muốn được hiến một phần phổi để cứu sống nam phi công người Anh - bệnh nhân Covid-19 nặng nhất hiện nay.
Đó là một cựu chiến binh 70 tuổi, sống ở Tây Nguyên. Ông gọi điện hỏi về cơ hội cứu sống bệnh nhân 91, sẵn sàng hiến tặng lá phổi của mình và nói rằng cần cứu sống người ấy, cho dù là ai đi chăng nữa.
Người thứ 2 là một phụ nữ 40 tuổi. Chị chia sẻ đã nhận được rất nhiều yêu thương, giúp đỡ và may mắn, mong muốn đem những yêu thương đó lan toả và giúp đỡ những người khác.
"Nếu đăng ký hiến tạng sống, hiến tặng phổi thì sẽ lấy như thế nào? Nếu cũng như thận, chỉ lấy 1 phần phổi thì tôi xin phép đăng ký hiến tặng", chị nói.
Bệnh nhân 91 tiếp tục được điều trị tại Khoa Nhiễm D - BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, hiện tình trạng rất nguy kịch.
Phó Giám đốc trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho hay, dù chưa biết tình hình cũng như diễn tiến bệnh của nam phi công người Anh, nhưng những chia sẻ thiện tâm, những nghĩa cử ấy thực sự là nguồn động viên, khích lệ ngành Y rất nhiều trong việc tận cùng cứu chữa những bệnh nhân hiểm nghèo, bất kể người ấy là ai.
"Cũng như người cựu chiến binh, ông vẫn đau đáu, liên lạc để sẵn sàng hiến một phần lá phổi của mình vì tưởng bệnh nhân đã được chuyển tới bệnh viện mới để ghép. Gặp lại những tình cảm của những người Việt dù không quen biết nhưng sẵn sàng trao tặng một lá phổi cho người bệnh, tôi càng thấy rõ, dù ở đâu, lúc nào cũng có những điều tốt đẹp, tử tế quanh ta", ông Phúc nói.
Ngoài ra, tại buổi hội chẩn 3 miền Bắc - Trung - Nam chiều 12/5, các chuyên gia cho biết, có một người chết não mong muốn hiến tặng phổi cho bệnh nhân 91, nhưng do có vấn đề về nhiễm trùng nên không thể hiến tặng như tâm nguyện.
Các chuyên gia 3 miền hội chẩn về tình hình sức khoẻ bệnh nhân 91. Ảnh: Bộ Y tế.
Tính đến sáng 13/5, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết tình trạng của bệnh nhân 91 vẫn nguy kịch. Kết quả CT Scan phổi cho thấy phổi của bệnh nhân xơ hóa, đông đặc, chỉ còn khoảng 10% hoạt động.
Bác sĩ Châu cũng cho biết 2 phổi của nam phi công đều rơi vào tình trạng đông đặc, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ khiến phổi trở thành "ổ dịch" để vi khuẩn sinh sôi mạnh trong cơ thể của nam phi công.
Hiện, bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, đang tiếp tục dẫn lưu màng phổi, lọc máu, tiếp tục thở máy, tiên lượng xấu, hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO.
Bộ Y tế đã giao cho Trung tâm Ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Việt Đức làm các thủ tục để chuẩn bị tiến hành ghép tạng. Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chuẩn bị các phương án trước khi ghép, điều trị nhiễm trùng tích cực.
Bệnh nhân 91 là ca bệnh đầu tiên kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch bar Buddha (Thảo Điền, quận 2, TP.HCM). Theo BV Bệnh Nhiệt đới, kể từ khi nhập viện đến nay, toàn bộ chi phí điều trị của bệnh nhân phi công người Anh đang do bệnh viện chi trả.
Việc chạy ECMO khá tốn kém, các bác sĩ vẫn đang cố hết sức để cứu chữa cho nam bệnh nhân. Riêng việc xét nghiệm Covid-19, kết quả của bệnh nhân cứ âm tính với virus SARS-COV-2 vài lần thì lại dương tính trở lại, diễn biến hết sức phức tạp.
Chỉ định ghép phổi được đặt ra khi bệnh phổi tiến triển nặng và không thể điều trị bằng cách nào khác nữa hoặc cũng được cân nhắc đối với những trường hợp mà tình trạng suy hô hấp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trước khi ghép phổi, cần đánh giá bởi nhiều bác sĩ chuyên khoa như: nội phổi, tim mạch, phẫu thuật lồng ngực và gây mê hồi sức,... Kiểm soát kỹ những bệnh nền như đái tháo đường , tăng huyết áp,... nếu như người bệnh mắc phải. Ngoài ra, người bệnh còn được tư vấn và chuẩn bị tinh thần bởi bác sĩ tâm lý và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết.
Những trường hợp không nên ghép phổi nếu như có kèm theo bệnh lý tim mạch hoặc gan thận nặng, nhiễm trùng chưa được không chế, nghiện rượu, ma túy và ung thư. Những trường hợp mà bệnh nhân không bỏ được thuốc lá cũng không ưu tiên ghép phổi.
Xem xét chuyển phi công Anh sang Bệnh viện Chợ Rẫy, đánh giá khả năng ghép phổi
Tổ quốc
Link bài gốc: Những người Việt muốn hiến một phần phổi cứu sống nam phi công người Anh
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điểm tên những khu vực có thị trường bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu