[h=1][/h][h=2]Thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng một tháng và tăng so với 2010 chỉ có ở vài ngân hàng lớn. Với nhà băng cỡ vừa thu nhập nhân viên còn giảm 50% so với trước.[/h]Năm 2011, lương bình quân của nhân viên Vietinbank là 20,27 triệu đồng, thu nhập 20,76 triệu đồng. So với 2010, năm 2011, nhân viên nhà băng này nhận thu nhập cao hơn 2,21 triệu đồng.
Còn tại Vietcombank, trong khi mức thu nhập trung bình của nhân viên đạt 22,4 triệu đồng (cao hơn 5,41 triệu đồng so với 2010). Tuy nhiên, lương chỉ đạt 18,9 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi trả bảo hiểm.
Theo số liệu báo cáo tài chính cập nhật, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang tạm thời xếp vị trí thứ ba với mức lương bình quân của nhân viên là 14,7 triệu đồng một tháng. Riêng thu nhập là 19 triệu đồng, tăng gần 10 triệu so với năm ngoái. ACB đứng thứ tư, với thu nhập bình quân của nhân viên hơn 15 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với 2010. Về mức lương, ACB chưa có con số cụ thể.
Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB) là một trong những đơn vị được đồn đoán trả lương cao nhất nhì sau khối quốc doanh. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV/2011, thu nhập bình quân nhân viên chỉ 4,5 triệu đồng một tháng, thấp hơn so với 2010.
Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo cấp cao SHB cho biết, đến nay, chưa có số liệu cụ thể về thu nhập bình quân của nhân viên trong năm 2011. Ông thông tin, so với mức 10,3 triệu đồng bình quân năm ngoái, nhiều khả năng, thu nhập của nhân viên năm nay sẽ tương đương, thậm chí cao hơn. Con số 4,5 triệu trung bình của quý IV/2011 thấp hơn là do thời gian vừa qua, SHB chú trọng mở rộng mạng lưới, tuyển thêm nhân viên nên thu nhập chia theo đầu người giảm.
Vị lãnh đạo này cho biết, năm 2011, với lợi nhuận cao hơn so với năm trước (gần 400 tỷ đồng), thì không thể nói thu nhập nhân viên ngân hàng này giảm. Ông cũng phủ nhận tin đồn SHB là ngân hàng trả lương "khủng" nhất trong ngành và cho biết, cũng như các đơn vị khác, số tiền nhân viên nhận được sẽ tương xứng với công sức, vị trí công tác cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Tại Eximbank, báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV cũng cho thấy, thu nhập bình quân nhân viên khoảng 7 triệu đồng, thấp hơn so với mức 10,5 triệu đồng của 2010. Tính đến hết quý IV/2011, số lượng nhân viên của nhà băng này là 5.421, tăng 958 người so với cuối năm 2010.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại Nhà nước lý giải, mỗi đơn vị có một cách tính đơn giá khác nhau. Do đó, việc so sánh thu nhập bình quân của nhân viên các đơn vị này với nhau có phần không thỏa đáng. Ông cho rằng, cần phải tính hết các khoản chi phí mà người lao động không được hưởng như phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thân thể, thất nghiệp..., sau đó lấy con số cuối cùng nhân viên được nhận để so sánh, mới có thể kết luận cao thấp.
Còn kế toán một ngân hàng quốc doanh khác- người trực tiếp làm sổ sách liên quan đến kết quả kinh doanh, lợi nhuận cũng như lương, thưởng nhân viên thì cho biết, thoạt nhìn, mức mà người lao động nhận được có vẻ cao, song đó chỉ là mức bình quân, không phải ai cũng được như vậy. Ngay cả con số thưởng Tết của các ngân hàng mà không ít người lấy ra so sánh với thu nhập các ngành nghề khác, cũng không cân xứng. Vì khi làm quyết toán, các số liệu chỉ là chia trung bình
Bày tỏ về mức thu nhập bình quân cao so với năm 2010 của nhân viên ngân hàng mình, một lãnh đạo ACB cho biết, năm 2011, kết quả kinh doanh của nhà băng này tương đối tốt. Do đó, việc trả lương cho nhân viên cao so với năm trước cũng là điều bình thường. Dù thế, theo ông, nếu so với toàn hệ thống, đây chưa phải là mức quá cao. "Phải xem thống kê cụ thể của từng ngân hàng, mới thấy nhiều nơi trả lương cao hơn nhiều", lãnh đạo này chia sẻ.
Theo ông, mức lương bình quân mà ACB nhận được bao gồm 2 loại là lương cứng và mềm (lương kinh doanh ngoài mức cố định chi trả cho nhân viên hàng tháng). Ngoài ra, không phải bộ phận nào cũng được nhận thu nhập cao lên tới hơn 15 triệu như số liệu của báo cáo tài chính. Nếu tính ra, lương bình quân có thể không cao như vậy, ông nói.
Còn tại Vietcombank, trong khi mức thu nhập trung bình của nhân viên đạt 22,4 triệu đồng (cao hơn 5,41 triệu đồng so với 2010). Tuy nhiên, lương chỉ đạt 18,9 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi trả bảo hiểm.
Theo số liệu báo cáo tài chính cập nhật, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang tạm thời xếp vị trí thứ ba với mức lương bình quân của nhân viên là 14,7 triệu đồng một tháng. Riêng thu nhập là 19 triệu đồng, tăng gần 10 triệu so với năm ngoái. ACB đứng thứ tư, với thu nhập bình quân của nhân viên hơn 15 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với 2010. Về mức lương, ACB chưa có con số cụ thể.
|
Mức lương và thu nhập trung bình cao hầu như chỉ có ở nhân viên những ngân hàng lớn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà. |
Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo cấp cao SHB cho biết, đến nay, chưa có số liệu cụ thể về thu nhập bình quân của nhân viên trong năm 2011. Ông thông tin, so với mức 10,3 triệu đồng bình quân năm ngoái, nhiều khả năng, thu nhập của nhân viên năm nay sẽ tương đương, thậm chí cao hơn. Con số 4,5 triệu trung bình của quý IV/2011 thấp hơn là do thời gian vừa qua, SHB chú trọng mở rộng mạng lưới, tuyển thêm nhân viên nên thu nhập chia theo đầu người giảm.
Vị lãnh đạo này cho biết, năm 2011, với lợi nhuận cao hơn so với năm trước (gần 400 tỷ đồng), thì không thể nói thu nhập nhân viên ngân hàng này giảm. Ông cũng phủ nhận tin đồn SHB là ngân hàng trả lương "khủng" nhất trong ngành và cho biết, cũng như các đơn vị khác, số tiền nhân viên nhận được sẽ tương xứng với công sức, vị trí công tác cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Tại Eximbank, báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV cũng cho thấy, thu nhập bình quân nhân viên khoảng 7 triệu đồng, thấp hơn so với mức 10,5 triệu đồng của 2010. Tính đến hết quý IV/2011, số lượng nhân viên của nhà băng này là 5.421, tăng 958 người so với cuối năm 2010.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại Nhà nước lý giải, mỗi đơn vị có một cách tính đơn giá khác nhau. Do đó, việc so sánh thu nhập bình quân của nhân viên các đơn vị này với nhau có phần không thỏa đáng. Ông cho rằng, cần phải tính hết các khoản chi phí mà người lao động không được hưởng như phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thân thể, thất nghiệp..., sau đó lấy con số cuối cùng nhân viên được nhận để so sánh, mới có thể kết luận cao thấp.
Còn kế toán một ngân hàng quốc doanh khác- người trực tiếp làm sổ sách liên quan đến kết quả kinh doanh, lợi nhuận cũng như lương, thưởng nhân viên thì cho biết, thoạt nhìn, mức mà người lao động nhận được có vẻ cao, song đó chỉ là mức bình quân, không phải ai cũng được như vậy. Ngay cả con số thưởng Tết của các ngân hàng mà không ít người lấy ra so sánh với thu nhập các ngành nghề khác, cũng không cân xứng. Vì khi làm quyết toán, các số liệu chỉ là chia trung bình
Bày tỏ về mức thu nhập bình quân cao so với năm 2010 của nhân viên ngân hàng mình, một lãnh đạo ACB cho biết, năm 2011, kết quả kinh doanh của nhà băng này tương đối tốt. Do đó, việc trả lương cho nhân viên cao so với năm trước cũng là điều bình thường. Dù thế, theo ông, nếu so với toàn hệ thống, đây chưa phải là mức quá cao. "Phải xem thống kê cụ thể của từng ngân hàng, mới thấy nhiều nơi trả lương cao hơn nhiều", lãnh đạo này chia sẻ.
Theo ông, mức lương bình quân mà ACB nhận được bao gồm 2 loại là lương cứng và mềm (lương kinh doanh ngoài mức cố định chi trả cho nhân viên hàng tháng). Ngoài ra, không phải bộ phận nào cũng được nhận thu nhập cao lên tới hơn 15 triệu như số liệu của báo cáo tài chính. Nếu tính ra, lương bình quân có thể không cao như vậy, ông nói.
Bảng thống kê thu nhập trung bình một số ngân hàng năm 2011
Ngân hàng | Thu nhập trung bình (triệu đồng/người/tháng) | Tăng/giảm so với 2010 (triệu đồng) |