TIN MỚI
Phụ gia là các chất được bổ sung vào thực phẩm, giúp bảo quản hay gia tăng hương vị và vẻ đẹp của món ăn. Nhiều trường hợp, người sản xuất cố tình trộn thêm chất phụ gia nguy hiểm vào đồ ăn hoặc thức uống để sản phẩm được dai, giòn, từ đó gia tăng sản lượng thực phẩm được tiêu thụ.
Nếu lạm dụng các loại phụ gia, chúng ta có thể đối mặt với ngộ độc cấp tính và bệnh ung thư , tim mạch... Dưới đây là những loại phụ gia thực phẩm đã được chứng minh có thể gây độc nếu dùng không đúng cách, bất kì ai cũng nên thận trọng khi dùng.
Nhiều trường hợp, người sản xuất cố tình trộn thêm chất phụ gia nguy hiểm vào đồ ăn hoặc thức uống để sản phẩm được dai, giòn hơn... (Hình minh họa).
1. Đường hóa học
Đường hóa học được gọi là chất tạo ngọt nhân tạo, có độ ngọt gấp vài chục, thậm chí hàng ngàn lần so với đường tự nhiên. Cũng vì ưu điểm này mà không ít doanh nghiệp hay bà nội trợ đã lạm dụng chúng trong việc nấu ăn, nấu chè, sản xuất bánh kẹo, nước ngọt...
Đường hóa học cũng giống bao loại phụ gia thực phẩm khác như bột ngô, hương liệu… được buôn bán tự do. Mọi người có thể sử dụng nhưng loại phụ gia đó phải nằm trong danh mục cho phép, có xuất xứ rõ ràng và đặc biệt là phải dùng số lượng không vượt mức cho phép.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa): Các loại đường hóa học sẽ gây hại cho sức khỏe người nếu như bị lạm dụng. Tuy nhiên, các chất này không gây hại ngay lập tức mà sẽ tích tụ trong nội tạng, đến một thời điểm nhất định sẽ gây bệnh, thậm chí là cả ung thư.
WHO khuyên người dùng nên sử dụng tối đa 800mg/ngày để bảo đảm an toàn cho gan, thận. Những người ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường hóa học sẽ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, ù tai… Đối với bà bầu, nếu thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến từ đường hóa học có thể gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa…
2. Chất béo chuyển hóa
Theo định nghĩa của WHO, chất béo chuyển hóa hay gọi là chất béo trans (tên tiếng Anh: trans fat hay trans fatty acid) là các axit béo không bão hòa, được tìm thấy trong các loại thực phẩm chúng ta ăn.
Ví dụ về các loại thực phẩm thường chứa chất béo chuyển hóa bao gồm: bơ thực vật, khoai tây chiên, bánh quy... ngoài ra một số thực phẩm đồ ăn nhanh cũng có chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao.
Nghiên cứu khoa học đã cho cho thấy rằng, chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm nồng độ của cholesterol tốt trong cơ thể. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch , đột quỵ.
WHO khuyến cáo rằng lượng chất béo chuyển hóa nên được giới hạn dưới 1% tổng năng lượng ăn vào, nghĩa là dưới 2,2g/ngày với chế độ ăn 2.000 calo. Nếu vượt quá, có thể khiến một người tăng nguy cơ tử vong do mắc bệnh về mạch máu tim mạch và mạch máu não, ung thư.
3. Dầu thực vật
Dầu thực vật tuy tiện lợi nhưng không an toàn tuyệt đối như bạn nghĩ, dùng sai cách hoặc dùng quá nhiều thì sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.
Theo kết quả nghiên cứu kéo dài 20 năm của giáo sư Martin Grootveld tại Đại học De Montfort ở Leicester (Anh), chiên thức ăn bằng dầu thực vật có thể làm giải phóng các hóa chất độc hại gây bệnh ung thư và các bệnh khác. Dầu thực vật có khả năng chịu nhiệt kém, khi dầu thực vật được đun ở nhiệt độ cao, nó có thể giải phóng hàm lượng lớn chất độc hại được gọi là aldehyde, một chất có liên quan tới bệnh ung thư, bệnh tim và chứng mất trí nhớ.
Vì vậy, tốt nhất là sử dụng nhiệt độ vừa phải khi nấu nướng, đặc biệt là khi chiên rán, để thực phẩm chín sâu và dầu không bị cháy. Dầu ăn đã đun nấu qua một lần, tốt nhất nên đổ đi, không sử dụng lại.
4. Phẩm màu tổng hợp
Khi làm bánh, khi nấu xôi hay chế biến các món thịt... không ít bà nội trợ sử dụng phẩm màu để tăng tính hấp dẫn cho món ăn. Hiện nay, có rất nhiều loại phẩm màu tổng hợp được bày bán rộng rãi. Các loại màu tổng hợp có ưu điểm là đẹp, bền màu, tiện lợi. Nhưng bạn nên nhớ rằng sử dụng các loại phẩm màu tổng hợp không đem lại giá trị dinh dưỡng mà thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
Nếu lạm dụng phẩm màu, sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế sẽ có thể gây ngộ độc cấp tính, tích luỹ lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Để phòng tránh các tác hại của phẩm màu, các bà nội trợ nên sử dụng các chất màu tự nhiên có nguồn gốc thực phẩm. Ví dụ, màu đỏ lấy từ quả gấc, cà chua; màu vàng lấy từ củ nghệ; màu xanh lấy từ lá dứa, rau ngót...
2 vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư gan vì thói quen nấu cháo với loại thực phẩm này, bác sĩ chỉ ra 3 "tín hiệu" gan cầu cứu cần để ý sớm kẻo gặp nguy
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Những loại phụ gia quen thuộc trong bếp có thể gây ung thư nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách
Phụ gia là các chất được bổ sung vào thực phẩm, giúp bảo quản hay gia tăng hương vị và vẻ đẹp của món ăn. Nhiều trường hợp, người sản xuất cố tình trộn thêm chất phụ gia nguy hiểm vào đồ ăn hoặc thức uống để sản phẩm được dai, giòn, từ đó gia tăng sản lượng thực phẩm được tiêu thụ.
Nếu lạm dụng các loại phụ gia, chúng ta có thể đối mặt với ngộ độc cấp tính và bệnh ung thư , tim mạch... Dưới đây là những loại phụ gia thực phẩm đã được chứng minh có thể gây độc nếu dùng không đúng cách, bất kì ai cũng nên thận trọng khi dùng.
Nhiều trường hợp, người sản xuất cố tình trộn thêm chất phụ gia nguy hiểm vào đồ ăn hoặc thức uống để sản phẩm được dai, giòn hơn... (Hình minh họa).
1. Đường hóa học
Đường hóa học được gọi là chất tạo ngọt nhân tạo, có độ ngọt gấp vài chục, thậm chí hàng ngàn lần so với đường tự nhiên. Cũng vì ưu điểm này mà không ít doanh nghiệp hay bà nội trợ đã lạm dụng chúng trong việc nấu ăn, nấu chè, sản xuất bánh kẹo, nước ngọt...
Đường hóa học cũng giống bao loại phụ gia thực phẩm khác như bột ngô, hương liệu… được buôn bán tự do. Mọi người có thể sử dụng nhưng loại phụ gia đó phải nằm trong danh mục cho phép, có xuất xứ rõ ràng và đặc biệt là phải dùng số lượng không vượt mức cho phép.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa): Các loại đường hóa học sẽ gây hại cho sức khỏe người nếu như bị lạm dụng. Tuy nhiên, các chất này không gây hại ngay lập tức mà sẽ tích tụ trong nội tạng, đến một thời điểm nhất định sẽ gây bệnh, thậm chí là cả ung thư.
WHO khuyên người dùng nên sử dụng tối đa 800mg/ngày để bảo đảm an toàn cho gan, thận. Những người ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường hóa học sẽ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, ù tai… Đối với bà bầu, nếu thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến từ đường hóa học có thể gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa…
2. Chất béo chuyển hóa
Theo định nghĩa của WHO, chất béo chuyển hóa hay gọi là chất béo trans (tên tiếng Anh: trans fat hay trans fatty acid) là các axit béo không bão hòa, được tìm thấy trong các loại thực phẩm chúng ta ăn.
Ví dụ về các loại thực phẩm thường chứa chất béo chuyển hóa bao gồm: bơ thực vật, khoai tây chiên, bánh quy... ngoài ra một số thực phẩm đồ ăn nhanh cũng có chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao.
Nghiên cứu khoa học đã cho cho thấy rằng, chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm nồng độ của cholesterol tốt trong cơ thể. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch , đột quỵ.
WHO khuyến cáo rằng lượng chất béo chuyển hóa nên được giới hạn dưới 1% tổng năng lượng ăn vào, nghĩa là dưới 2,2g/ngày với chế độ ăn 2.000 calo. Nếu vượt quá, có thể khiến một người tăng nguy cơ tử vong do mắc bệnh về mạch máu tim mạch và mạch máu não, ung thư.
3. Dầu thực vật
Dầu thực vật tuy tiện lợi nhưng không an toàn tuyệt đối như bạn nghĩ, dùng sai cách hoặc dùng quá nhiều thì sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.
Theo kết quả nghiên cứu kéo dài 20 năm của giáo sư Martin Grootveld tại Đại học De Montfort ở Leicester (Anh), chiên thức ăn bằng dầu thực vật có thể làm giải phóng các hóa chất độc hại gây bệnh ung thư và các bệnh khác. Dầu thực vật có khả năng chịu nhiệt kém, khi dầu thực vật được đun ở nhiệt độ cao, nó có thể giải phóng hàm lượng lớn chất độc hại được gọi là aldehyde, một chất có liên quan tới bệnh ung thư, bệnh tim và chứng mất trí nhớ.
Vì vậy, tốt nhất là sử dụng nhiệt độ vừa phải khi nấu nướng, đặc biệt là khi chiên rán, để thực phẩm chín sâu và dầu không bị cháy. Dầu ăn đã đun nấu qua một lần, tốt nhất nên đổ đi, không sử dụng lại.
4. Phẩm màu tổng hợp
Khi làm bánh, khi nấu xôi hay chế biến các món thịt... không ít bà nội trợ sử dụng phẩm màu để tăng tính hấp dẫn cho món ăn. Hiện nay, có rất nhiều loại phẩm màu tổng hợp được bày bán rộng rãi. Các loại màu tổng hợp có ưu điểm là đẹp, bền màu, tiện lợi. Nhưng bạn nên nhớ rằng sử dụng các loại phẩm màu tổng hợp không đem lại giá trị dinh dưỡng mà thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
Nếu lạm dụng phẩm màu, sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế sẽ có thể gây ngộ độc cấp tính, tích luỹ lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Để phòng tránh các tác hại của phẩm màu, các bà nội trợ nên sử dụng các chất màu tự nhiên có nguồn gốc thực phẩm. Ví dụ, màu đỏ lấy từ quả gấc, cà chua; màu vàng lấy từ củ nghệ; màu xanh lấy từ lá dứa, rau ngót...
2 vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư gan vì thói quen nấu cháo với loại thực phẩm này, bác sĩ chỉ ra 3 "tín hiệu" gan cầu cứu cần để ý sớm kẻo gặp nguy
Pháp luật và bạn đọc
Link bài gốc: Những loại phụ gia quen thuộc trong bếp có thể gây ung thư nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Phun Môi Pha Lê Là Gì? Những Ai Phù Hợp Với Kỹ...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điểm tên những khu vực có thị trường bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu