Ngay thời điểm thị trường trầm lắng, nhà đầu tư đang chật vật về thanh khoản, tìm kiếm lợi nhuận thì nhiều hình thức đầu tư đất lạ, đầy hấp dẫn xuất hiện, được chào bán trên trang diễn đàn mua bán bất động sản. Điểm chung của những hình thức đầu tư này, đó là người mua bỏ ra khoản tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, không phải làm gì, chỉ cần ký hợp đồng, sau khoảng thời gian cam kết, người mua hưởng mức lợi nhuận “khủng”.
Một hình thức đầu tư với tỷ suất lợi nhuận “khủng” từng “làm mưa, làm gió” trên các diễn đàn: đó là mua bất động sản trồng sầu. Theo đó, khách hàng chỉ cần bỏ ra mức tài chính từ 3-4 tỷ đồng. Phía công ty sẽ đảm nhiệm toàn bộ quá trình quản lý, trồng sầu, lo đầu ra sản phẩm. Mức lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được trung bình mỗi năm từ 20-30%.
Một mô hình quảng cáo về trồng sầu kiếm lời.
Một số công ty còn quảng cáo, người mua còn nhận đặc quyền là hệ thống tưới tiêu, chăm bón cùng cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ theo dõi, chăm sóc, quản lý và giám sát vườn từ xa thông qua app. Số tiền thanh toán có thể chia thành nhiều đợt. Phía công ty cam kết hoàn vốn vào một năm cố định.
Tương tự như loại hình này, trước đó, nhiều nhà đầu tư cá nhân bỏ vốn vào mua sản phẩm farmstay để sở hữu nông trại hoặc có thể kinh doanh homestay. Họ kêu gọi những nhà đầu tư khác tham gia cùng. Các chính sách lợi nhuận tung ra rất hấp dẫn như bỏ ra số vốn vài trăm đến 1,2 tỷ, người mua có sổ đỏ, được hưởng số đêm nghỉ nhất định, mức lợi nhuận từ 15-20%. Đáng chú ý, có một số chủ đầu tư còn cam kết, nếu không hỗ trợ làm sổ đỏ phần đất mà người mua bỏ tiền ra, sẽ cam kết mua lại với múc giá 124% giá ban đầu.
Loại hình đầu tư “ăn theo” farmstay thực tế diễn ra từ năm 2021 khi trào lưu “bỏ phố về rừng” bùng nổ. Đánh vào tâm lý muốn sở hữu nơi nghỉ dưỡng ở vùng núi, vừa có thể sinh lời nên các chủ đầu tư nhỏ lẻ thường mua quỹ đất lớn, xây dựng hạ tầng, rủ người cùng chung vốn. Hoặc khi farmstay cơ bản hình thành, chủ đầu tư “biến hoá” thành các hình thức hút vốn khác nhau như mua một căn homestay, hoặc một phần đất, phía công ty đứng ra quản lý, vận hành. Người mua chỉ cần hưởng lợi nhuận cam kết.
Cũng trong năm 2022, một loại hình đầu tư chia nhỏ tài sản hưởng lợi nhuận lớn dựa trên nền tảng công nghệ cũng xuất hiện. Cụ thể, thay vì mua một bất động sản có giá trị hàng tỉ đến hàng chục tỉ đồng, người mua có thể bỏ tiền sở hữu “phần nhỏ tài sản” để đầu tư. Với hình thức chia nhỏ này, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư bất động sản bằng số vốn khiêm tốn, từ 1 triệu đồng đến vài chục triệu hoặc vài trăm triệu đồng. Trong khi tỉ suất lợi nhuận mang về cũng khá hấp dẫn, có thể đạt từ 11-16,5%/năm.
Thông qua mô hình này, khách hàng có thể mua sản phẩm bất động sản ở dự án lớn, trải dài từ Bắc vào Nam và sở hữu con số lên nhuận trên 10%. Càng bỏ số vốn lớn, để trong thời hạn lâu dài, người mua càng có cơ hội sở hữu mức lợi nhuận khủng.
Theo một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc đến từ Hà Nội, đánh vào tâm lý nhận lợi nhuận cao mà nhiều hình thức đầu tư lạ xuất hiện. Tuy nhiên, “lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro lớn”. Nên người mua cần phải cân nhắc về tính pháp lý của các hình thức đầu tư này. Bởi nếu không, người mua rơi vào cảnh “tiền mất” và sau đó còn tốn công sức, thời gian để đi đòi lại tiền từ các “ông chủ”.
Link bài gốc: Những hình thức đầu tư bất động sản “lạ” và “nhàn” nhất năm: Bỏ vài tỷ, người mua không phải làm gì, hưởng lợi nhuận “khủng”
Một hình thức đầu tư với tỷ suất lợi nhuận “khủng” từng “làm mưa, làm gió” trên các diễn đàn: đó là mua bất động sản trồng sầu. Theo đó, khách hàng chỉ cần bỏ ra mức tài chính từ 3-4 tỷ đồng. Phía công ty sẽ đảm nhiệm toàn bộ quá trình quản lý, trồng sầu, lo đầu ra sản phẩm. Mức lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được trung bình mỗi năm từ 20-30%.
Một mô hình quảng cáo về trồng sầu kiếm lời.
Một số công ty còn quảng cáo, người mua còn nhận đặc quyền là hệ thống tưới tiêu, chăm bón cùng cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ theo dõi, chăm sóc, quản lý và giám sát vườn từ xa thông qua app. Số tiền thanh toán có thể chia thành nhiều đợt. Phía công ty cam kết hoàn vốn vào một năm cố định.
Tương tự như loại hình này, trước đó, nhiều nhà đầu tư cá nhân bỏ vốn vào mua sản phẩm farmstay để sở hữu nông trại hoặc có thể kinh doanh homestay. Họ kêu gọi những nhà đầu tư khác tham gia cùng. Các chính sách lợi nhuận tung ra rất hấp dẫn như bỏ ra số vốn vài trăm đến 1,2 tỷ, người mua có sổ đỏ, được hưởng số đêm nghỉ nhất định, mức lợi nhuận từ 15-20%. Đáng chú ý, có một số chủ đầu tư còn cam kết, nếu không hỗ trợ làm sổ đỏ phần đất mà người mua bỏ tiền ra, sẽ cam kết mua lại với múc giá 124% giá ban đầu.
Loại hình đầu tư “ăn theo” farmstay thực tế diễn ra từ năm 2021 khi trào lưu “bỏ phố về rừng” bùng nổ. Đánh vào tâm lý muốn sở hữu nơi nghỉ dưỡng ở vùng núi, vừa có thể sinh lời nên các chủ đầu tư nhỏ lẻ thường mua quỹ đất lớn, xây dựng hạ tầng, rủ người cùng chung vốn. Hoặc khi farmstay cơ bản hình thành, chủ đầu tư “biến hoá” thành các hình thức hút vốn khác nhau như mua một căn homestay, hoặc một phần đất, phía công ty đứng ra quản lý, vận hành. Người mua chỉ cần hưởng lợi nhuận cam kết.
Cũng trong năm 2022, một loại hình đầu tư chia nhỏ tài sản hưởng lợi nhuận lớn dựa trên nền tảng công nghệ cũng xuất hiện. Cụ thể, thay vì mua một bất động sản có giá trị hàng tỉ đến hàng chục tỉ đồng, người mua có thể bỏ tiền sở hữu “phần nhỏ tài sản” để đầu tư. Với hình thức chia nhỏ này, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư bất động sản bằng số vốn khiêm tốn, từ 1 triệu đồng đến vài chục triệu hoặc vài trăm triệu đồng. Trong khi tỉ suất lợi nhuận mang về cũng khá hấp dẫn, có thể đạt từ 11-16,5%/năm.
Thông qua mô hình này, khách hàng có thể mua sản phẩm bất động sản ở dự án lớn, trải dài từ Bắc vào Nam và sở hữu con số lên nhuận trên 10%. Càng bỏ số vốn lớn, để trong thời hạn lâu dài, người mua càng có cơ hội sở hữu mức lợi nhuận khủng.
Theo một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc đến từ Hà Nội, đánh vào tâm lý nhận lợi nhuận cao mà nhiều hình thức đầu tư lạ xuất hiện. Tuy nhiên, “lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro lớn”. Nên người mua cần phải cân nhắc về tính pháp lý của các hình thức đầu tư này. Bởi nếu không, người mua rơi vào cảnh “tiền mất” và sau đó còn tốn công sức, thời gian để đi đòi lại tiền từ các “ông chủ”.
Link bài gốc: Những hình thức đầu tư bất động sản “lạ” và “nhàn” nhất năm: Bỏ vài tỷ, người mua không phải làm gì, hưởng lợi nhuận “khủng”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Quan hệ tình dục sau khi xăm hình có nguy hiểm...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phun Môi Pha Lê Là Gì? Những Ai Phù Hợp Với Kỹ...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu