TIN MỚI
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 lại có những diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng thì người dân ở khắp mọi nơi đều cần chủ động nâng cao tinh thần phòng chống dịch và cập nhật các thông tin chính thống để sẵn sàng đối phó nếu dịch lại tiếp tục bùng phát. Lúc này, ngoài hạn chế đi đến những nơi đông người và chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh thì bạn còn cần chuẩn bị cho mình một số kiến thức cần thiết khi sử dụng các phương tiện lưu thông công cộng.
Ở những phương tiện công cộng luôn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch bởi chúng ta sẽ phải tiếp xúc với các bề mặt, hoặc sử dụng chung đồ với những vị khách đã đi trước đó. Có rất nhiều người xung quanh bạn và bạn không thể biết được nguồn lây nhiễm bệnh có thể đến từ đâu.
Câu trả lời đơn giản nhất cho vấn đề này là chúng ta nên sử dụng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai, lúc nào cũng có thể sử dụng phương tiện cá nhân trong gia đình. Vậy làm sao để sử dụng phương tiện công cộng khi lưu thông trên đường một cách an toàn?
Để giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số kiến thức sau đây!
1. Khi đi xe ôm, xe ôm công nghệ, đội mũ bảo hiểm do tài xế cung cấp có bị lây bệnh từ những người đi trước đó hay không?
Câu trả lời là có khả năng. Bởi nếu dịch cá nhân của người bị bệnh đã từng sử dụng mũ bảo hiểm trước đó bị dính vào mắt, mũi, miệng của bạn thì vẫn có khả năng lây nhiễm. Mồ hôi không lây nhiễm bệnh nhưng nếu người đi trước bị bệnh, ho, sổ mũi và có dính dịch nhầy vào mũ thì vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh. Do đó, tốt nhất bạn nên trang bị vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ để đảm bản an toàn trong mùa dịch.
Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I) trả lời trong Chương trình Tư vấn sức khỏe trực tiếp trên 365FM với chủ đề "Làm thế nào để phòng tránh dịch nCoV cho trẻ nhỏ", cho biết: "Di chuyển bằng xe máy (xe ôm hoặc dịch vụ xe ôm công nghệ) hoàn toàn có thể yên tâm bởi xe máy rất thông thoáng".
2. Vậy đối với xe taxi (ô tô), xe ôm công nghệ, bạn có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh hay không?
Cũng theo bác sĩ Khanh, đối với việc di chuyển bằng xe ô tô (taxi, dịch vụ xe ôm công nghệ), chúng ta nên yêu cầu người lái mở toàn bộ kính cửa xe, đồng thời nổ máy xe trong một khoảng thời gian nhất định để làm thông thoáng không gian bên trong.
Người lớn nên đeo khẩu trang và găng tay (hoặc có thể sát khuẩn tay sau khi xuống xe), nếu có trẻ nhỏ, bé không chịu đeo khẩu trang, chúng ta nên cầm theo khăn giấy để che mũi và miệng bé, đồng thời không để trẻ đưa tay lên mặt, sau khi xuống xe sát khuẩn tay cho trẻ.
3. Khi di chuyển bằng xe bus, xe khách thì sao?
Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khi di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe bus, xe khách, chúng ta nên đeo khẩu trang đúng cách, đeo găng tay (hoặc sát khuẩn tay sau khi xuống xe), hạn chế đưa tay lên mặt, sát khuẩn các bề mặt mà bạn bắt buộc phải tiếp xúc và hạn chế giao tiếp trong quá trình di chuyển.
Nguồn: Lá chắn virus Corona
Bác sĩ chuyên khoa bệnh viện K: Sau 50 tuổi, nguy cơ ung thư đại tràng tăng rõ rệt, xét nghiệm máu chỉ là bước đệm giúp tìm manh mối để sàng lọc bệnh
Báo dân sinh
Link bài gốc: Những điều cần biết khi di chuyển bằng taxi, xe ôm công nghệ và các phương tiện công cộng khác trong thời điểm có thêm ca nhiễm COVID-19 mới
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 lại có những diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng thì người dân ở khắp mọi nơi đều cần chủ động nâng cao tinh thần phòng chống dịch và cập nhật các thông tin chính thống để sẵn sàng đối phó nếu dịch lại tiếp tục bùng phát. Lúc này, ngoài hạn chế đi đến những nơi đông người và chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh thì bạn còn cần chuẩn bị cho mình một số kiến thức cần thiết khi sử dụng các phương tiện lưu thông công cộng.
Ở những phương tiện công cộng luôn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch bởi chúng ta sẽ phải tiếp xúc với các bề mặt, hoặc sử dụng chung đồ với những vị khách đã đi trước đó. Có rất nhiều người xung quanh bạn và bạn không thể biết được nguồn lây nhiễm bệnh có thể đến từ đâu.
Câu trả lời đơn giản nhất cho vấn đề này là chúng ta nên sử dụng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai, lúc nào cũng có thể sử dụng phương tiện cá nhân trong gia đình. Vậy làm sao để sử dụng phương tiện công cộng khi lưu thông trên đường một cách an toàn?
Để giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số kiến thức sau đây!
1. Khi đi xe ôm, xe ôm công nghệ, đội mũ bảo hiểm do tài xế cung cấp có bị lây bệnh từ những người đi trước đó hay không?
Câu trả lời là có khả năng. Bởi nếu dịch cá nhân của người bị bệnh đã từng sử dụng mũ bảo hiểm trước đó bị dính vào mắt, mũi, miệng của bạn thì vẫn có khả năng lây nhiễm. Mồ hôi không lây nhiễm bệnh nhưng nếu người đi trước bị bệnh, ho, sổ mũi và có dính dịch nhầy vào mũ thì vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh. Do đó, tốt nhất bạn nên trang bị vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ để đảm bản an toàn trong mùa dịch.
Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I) trả lời trong Chương trình Tư vấn sức khỏe trực tiếp trên 365FM với chủ đề "Làm thế nào để phòng tránh dịch nCoV cho trẻ nhỏ", cho biết: "Di chuyển bằng xe máy (xe ôm hoặc dịch vụ xe ôm công nghệ) hoàn toàn có thể yên tâm bởi xe máy rất thông thoáng".
2. Vậy đối với xe taxi (ô tô), xe ôm công nghệ, bạn có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh hay không?
Cũng theo bác sĩ Khanh, đối với việc di chuyển bằng xe ô tô (taxi, dịch vụ xe ôm công nghệ), chúng ta nên yêu cầu người lái mở toàn bộ kính cửa xe, đồng thời nổ máy xe trong một khoảng thời gian nhất định để làm thông thoáng không gian bên trong.
Người lớn nên đeo khẩu trang và găng tay (hoặc có thể sát khuẩn tay sau khi xuống xe), nếu có trẻ nhỏ, bé không chịu đeo khẩu trang, chúng ta nên cầm theo khăn giấy để che mũi và miệng bé, đồng thời không để trẻ đưa tay lên mặt, sau khi xuống xe sát khuẩn tay cho trẻ.
3. Khi di chuyển bằng xe bus, xe khách thì sao?
Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khi di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe bus, xe khách, chúng ta nên đeo khẩu trang đúng cách, đeo găng tay (hoặc sát khuẩn tay sau khi xuống xe), hạn chế đưa tay lên mặt, sát khuẩn các bề mặt mà bạn bắt buộc phải tiếp xúc và hạn chế giao tiếp trong quá trình di chuyển.
Nguồn: Lá chắn virus Corona
Bác sĩ chuyên khoa bệnh viện K: Sau 50 tuổi, nguy cơ ung thư đại tràng tăng rõ rệt, xét nghiệm máu chỉ là bước đệm giúp tìm manh mối để sàng lọc bệnh
Báo dân sinh
Link bài gốc: Những điều cần biết khi di chuyển bằng taxi, xe ôm công nghệ và các phương tiện công cộng khác trong thời điểm có thêm ca nhiễm COVID-19 mới
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Điểm tên những khu vực có thị trường bất động sản...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu