TIN MỚI
Hạ tầng giao thông "lột xác"
Đầu năm 2021, Thường trực Thành ủy Hà Nội giao UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành có liên quan phối hợp và hướng dẫn huyện Đông Anh đẩy nhanh các đề án đầu tư để trở thành quận trước năm 2025. Cũng theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Đông Anh sẽ trở thành đô thị trung tâm, một quận của thủ đô - một thành phố thông minh bên bờ Bắc sông Hồng. Hệ thống hạ tầng tại Đông Anh đang vươn mình mạnh mẽ cho những đích đến lớn lao đó. Không khó để nhận ra đây là khu vực có sự phát triển hạ tầng giao thông toàn diện và vượt bậc thời gian qua.
Với vị trí đắc địa, đóng vai trò cửa ngõ giao thông Hà Nội, những năm qua, Đông Anh đã hình thành hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch kết nối thông suốt với các tỉnh phía Bắc, vùng Đông Bắc và khu vực trung tâm thủ đô như đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt), đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), Quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và đường Hoàng Sa, Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 mới (đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), đường 23B, Quốc lộ 23A…
Được bao bọc bởi sông Cà Lồ và sông Hồng, Đông Anh đã hiện hữu 3 cây cầu kết nối sang trung tâm Hà Nội là cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân và cầu Đông Trù. Trong tương lai gần, Hà Nội sẽ xây thêm cầu Tứ Liên, kết nối giao thông từ lõi thủ đô tới vùng phát triển mới tại phía Bắc. Được biết, dự án cầu Tứ Liên nối hồ Tây với khu Đông Hội, Xuân Canh (Đông Anh) có tổng vốn đầu tư lên tới 17.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, tuyến đường nối cầu Tứ Liên đến Quốc lộ 3 mới; tuyến đường Vành đai 3 đoạn từ nút giao với Quốc lộ 3 mới đến nút giao đường Võ Văn Kiệt và đoạn kéo dài đến đường Vành đai 4, đường 23B mở rộng, đường quy hoạch 41m cũng sẽ được triển khai. Ngoài ra, dự kiến đến năm 2030, thành phố Hà Nội sẽ thi công 9 tuyến đường sắt trên cao, trong đó có tuyến đường sắt trên cao số 4: Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy – Thượng Đình – đường vành đai 2,5 – Cổ Nhuế – Liên Hà (chiều dài 54 km) đi ngầm và Tuyến đường sắt đô thị số 5: Cổ Loa - An Khánh đi qua địa phận Đông Anh. Có thể nói hệ thống giao thông đang được thúc đẩy toàn diện nhằm tạo động lực để Đông Anh bứt phá nhanh hơn, mạnh hơn.
Đáng chú ý, trục Nhật Tân - Nội Bài ở Đông Anh được coi là mũi tên phát triển đặc biệt quan trọng ở phía Đông - Bắc Hà Nội. Theo quy hoạch được công bố, tổng diện tích lập Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài là 2.080 ha, gồm 4 đoạn chính với tổng chiều dài khoảng 11,7 km. Đây sẽ là dự án đô thị quy mô lớn của Hà Nội từ nay đến 2030.
Hàng loạt công trình giao thông lớn được hoàn thiện, đi vào vận hành trở thành những "cánh tay" nối dài, kết nối Đông Anh với các địa phương khác trong cả nước, mở rộng "cánh cửa" mời gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư. Không khó hiểu khi kinh tế Đông Anh liên tục khởi sắc. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2015-2020 ước đạt 156.075 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2%/ năm, vượt 1,7% so với chỉ tiêu đề ra (8,5%) và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thành phố (7,37%). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 111.920 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10% năm (chỉ tiêu đề ra là 8,35%); giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ bình quân đạt 9.705 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,2% (tăng 2,2% so với chỉ tiêu đề ra).
Bất động sản Đông Anh hưởng lợi từ hạ tầng
Đi cùng với sự phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông và sư khởi sắc của kinh tế xã hội, thị trường bất động sản Đông Anh cũng trên đà cất cánh. Những tên tuổi hàng đầu của làng địa ốc như Vingroup, Sungroup, BRG, Vimefulland, Becamex ITC... đã đổ hàng nghìn tỷ đồng vào Đông Anh với các công trình quy mô lớn. Sự xuất hiện của các ông lớn tiếp tục tạo nên sự kích thích giá trị bất động sản và cộng hưởng vào quá trình hoàn thiện hệ thống hạ tầng khu vực. Thị trường bất động sản Đông Anh trở thành điểm nóng của Hà Nội những năm qua.
Nhiều tên tuổi hàng đầu của làng địa ốc đã đổ hàng nghìn tỷ đồng vào Đông Anh với các dự án quy mô lớn
Sức nóng này được duy trì khi cái tên Đông Anh được "xướng" lên trong top 3 các quận/huyện có lượng tìm kiếm hàng đầu của người dùng ở thời điểm đó và các quý kế tiếp. Báo cáo quý 1/2021 tiếp tục xác lập vị trí "ngôi vương" của Đông Anh khi khu vực này đứng đầu về mức độ quan tâm tới bất động sản của người dùng với con số tăng trưởng 36%. Trong khi các huyện vùng ven khác của Hà Nội là Gia Lâm chỉ tăng 18%, Thanh Trì tăng 8%, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm tăng 4%. Thu hút mạnh mẽ mối quan tâm của người dân, bất động sản Đông Anh cũng ghi nhận lượng giao dịch tăng mạnh thời gian qua với sự sôi động ở các dự án như Helianthus Center Red River, 319 Uy Nỗ…
Mức độ gia tăng sự quan tâm bất động sản một số quận, huyện trong quý 1/2021
Chuyên gia về lĩnh vực bất động sản cho biết, trong các khu vực ven Hà Nội, Đông Anh là khu vực có nhiều lợi thế và sẽ là một trong những khu vực trọng tâm của thị trường bất động sản tương lai với một loạt các dự án lớn đã, đang và sẽ đổ bộ. Trên thực tế, cả đô thị, dịch vụ, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội tại Đông Anh đều đang được nghiên cứu và triển khai. Trong tương lai, Đông Anh sẽ là điểm nóng của bất động sản Hà Nội.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Những chuyển biến ngoạn mục của hạ tầng Đông Anh
Hạ tầng giao thông "lột xác"
Đầu năm 2021, Thường trực Thành ủy Hà Nội giao UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành có liên quan phối hợp và hướng dẫn huyện Đông Anh đẩy nhanh các đề án đầu tư để trở thành quận trước năm 2025. Cũng theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Đông Anh sẽ trở thành đô thị trung tâm, một quận của thủ đô - một thành phố thông minh bên bờ Bắc sông Hồng. Hệ thống hạ tầng tại Đông Anh đang vươn mình mạnh mẽ cho những đích đến lớn lao đó. Không khó để nhận ra đây là khu vực có sự phát triển hạ tầng giao thông toàn diện và vượt bậc thời gian qua.
Với vị trí đắc địa, đóng vai trò cửa ngõ giao thông Hà Nội, những năm qua, Đông Anh đã hình thành hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch kết nối thông suốt với các tỉnh phía Bắc, vùng Đông Bắc và khu vực trung tâm thủ đô như đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt), đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), Quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và đường Hoàng Sa, Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 mới (đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), đường 23B, Quốc lộ 23A…
Được bao bọc bởi sông Cà Lồ và sông Hồng, Đông Anh đã hiện hữu 3 cây cầu kết nối sang trung tâm Hà Nội là cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân và cầu Đông Trù. Trong tương lai gần, Hà Nội sẽ xây thêm cầu Tứ Liên, kết nối giao thông từ lõi thủ đô tới vùng phát triển mới tại phía Bắc. Được biết, dự án cầu Tứ Liên nối hồ Tây với khu Đông Hội, Xuân Canh (Đông Anh) có tổng vốn đầu tư lên tới 17.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, tuyến đường nối cầu Tứ Liên đến Quốc lộ 3 mới; tuyến đường Vành đai 3 đoạn từ nút giao với Quốc lộ 3 mới đến nút giao đường Võ Văn Kiệt và đoạn kéo dài đến đường Vành đai 4, đường 23B mở rộng, đường quy hoạch 41m cũng sẽ được triển khai. Ngoài ra, dự kiến đến năm 2030, thành phố Hà Nội sẽ thi công 9 tuyến đường sắt trên cao, trong đó có tuyến đường sắt trên cao số 4: Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy – Thượng Đình – đường vành đai 2,5 – Cổ Nhuế – Liên Hà (chiều dài 54 km) đi ngầm và Tuyến đường sắt đô thị số 5: Cổ Loa - An Khánh đi qua địa phận Đông Anh. Có thể nói hệ thống giao thông đang được thúc đẩy toàn diện nhằm tạo động lực để Đông Anh bứt phá nhanh hơn, mạnh hơn.
Đáng chú ý, trục Nhật Tân - Nội Bài ở Đông Anh được coi là mũi tên phát triển đặc biệt quan trọng ở phía Đông - Bắc Hà Nội. Theo quy hoạch được công bố, tổng diện tích lập Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài là 2.080 ha, gồm 4 đoạn chính với tổng chiều dài khoảng 11,7 km. Đây sẽ là dự án đô thị quy mô lớn của Hà Nội từ nay đến 2030.
Hàng loạt công trình giao thông lớn được hoàn thiện, đi vào vận hành trở thành những "cánh tay" nối dài, kết nối Đông Anh với các địa phương khác trong cả nước, mở rộng "cánh cửa" mời gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư. Không khó hiểu khi kinh tế Đông Anh liên tục khởi sắc. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2015-2020 ước đạt 156.075 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2%/ năm, vượt 1,7% so với chỉ tiêu đề ra (8,5%) và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thành phố (7,37%). Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 111.920 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10% năm (chỉ tiêu đề ra là 8,35%); giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ bình quân đạt 9.705 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,2% (tăng 2,2% so với chỉ tiêu đề ra).
Bất động sản Đông Anh hưởng lợi từ hạ tầng
Đi cùng với sự phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông và sư khởi sắc của kinh tế xã hội, thị trường bất động sản Đông Anh cũng trên đà cất cánh. Những tên tuổi hàng đầu của làng địa ốc như Vingroup, Sungroup, BRG, Vimefulland, Becamex ITC... đã đổ hàng nghìn tỷ đồng vào Đông Anh với các công trình quy mô lớn. Sự xuất hiện của các ông lớn tiếp tục tạo nên sự kích thích giá trị bất động sản và cộng hưởng vào quá trình hoàn thiện hệ thống hạ tầng khu vực. Thị trường bất động sản Đông Anh trở thành điểm nóng của Hà Nội những năm qua.
Nhiều tên tuổi hàng đầu của làng địa ốc đã đổ hàng nghìn tỷ đồng vào Đông Anh với các dự án quy mô lớn
Sức nóng này được duy trì khi cái tên Đông Anh được "xướng" lên trong top 3 các quận/huyện có lượng tìm kiếm hàng đầu của người dùng ở thời điểm đó và các quý kế tiếp. Báo cáo quý 1/2021 tiếp tục xác lập vị trí "ngôi vương" của Đông Anh khi khu vực này đứng đầu về mức độ quan tâm tới bất động sản của người dùng với con số tăng trưởng 36%. Trong khi các huyện vùng ven khác của Hà Nội là Gia Lâm chỉ tăng 18%, Thanh Trì tăng 8%, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm tăng 4%. Thu hút mạnh mẽ mối quan tâm của người dân, bất động sản Đông Anh cũng ghi nhận lượng giao dịch tăng mạnh thời gian qua với sự sôi động ở các dự án như Helianthus Center Red River, 319 Uy Nỗ…
Mức độ gia tăng sự quan tâm bất động sản một số quận, huyện trong quý 1/2021
Chuyên gia về lĩnh vực bất động sản cho biết, trong các khu vực ven Hà Nội, Đông Anh là khu vực có nhiều lợi thế và sẽ là một trong những khu vực trọng tâm của thị trường bất động sản tương lai với một loạt các dự án lớn đã, đang và sẽ đổ bộ. Trên thực tế, cả đô thị, dịch vụ, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội tại Đông Anh đều đang được nghiên cứu và triển khai. Trong tương lai, Đông Anh sẽ là điểm nóng của bất động sản Hà Nội.
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Những chuyển biến ngoạn mục của hạ tầng Đông Anh
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Quan hệ tình dục sau khi xăm hình có nguy hiểm...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phun Môi Pha Lê Là Gì? Những Ai Phù Hợp Với Kỹ...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Hoa Len Handmade – Tinh Hoa Từ Những Sợi Chỉ
- Thread starter rossycrochet
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rao bán nhà 3 năm bất thành nhưng mỗi năm vẫn tăng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính đáng chú ý nhất trong tháng 9
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu