Đối với cả nghệ sĩ nhạc Rock và người lãnh đạo, sự mềm dẻo, khả năng thích ứng, khả năng thể hiện là những đặc điểm có ý nghĩa lớn nhất.
Nghệ sĩ nhạc rock Eric Clapton
Các nhà lãnh đạo kinh doanh thường được so sánh với các nghệ sĩ biểu diễn. Cả hai đều trên sân khấu và được kỳ vọng có thể thống trị được khán giả phía dưới. Những nhà lãnh đạo và những nghệ sĩ xuất sắc nhất thường phụ thuộc vào khả năng nhạy bén trong mọi vấn đề để đảm bảo rằng thông điệp họ đưa ra được mọi người ghi nhớ và chuyển từ lời nói thành hành động. Và căn cứ vào tầm quan trọng của sự tương tác giữa người trình diễn và khán giả, các nhà lãnh đạo, cũng giống như các nhạc sĩ, phải điều chỉnh thông điệp của họ để thu hút mối quan tâm của người nghe, cho dù họ đứng số một hay số 100 nghìn.
Đó là lý do tại sao phần lớn những nhà lãnh đạo kinh doanh đều có thể học những bài học giá trị từ những nghệ sĩ trên sân khấu như Eric Clapton, Paul Simon, và Alicia Keys. Họ là bằng chứng cho thấy những nghệ sĩ kiệt xuất đòi hỏi hai phẩm chất: khả năng cống hiến phi thường để luyện tập và một niềm khát khao học hỏi không biết mệt mỏi. Ví dụ như, Clapton đã luyện tập một cách nghiêm khắc không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời ông, thậm chí cả trong suốt quãng thời gian mà ông vẫn gọi là mảnh đời “đen tối” với ma túy và rượu. Với niềm khát khao được cống hiến và học hỏi, người nghệ sĩ khi mới vào nghề đã luyện tập các cung bậc và các đoạn trong bài hát không ngừng nghỉ, di chuyển ngón tay trong không khí ngay cả khi không có đạo cụ trong tay, trên sân khấu và khi đã dời sân khấu.
Cũng vậy, Simom và Keys đã không tìm thấy sự khác biệt giữa biểu diễn thật trên sân khấu và luyện tập; về bản chất, chúng cũng cùng một quy trình. Sự thanh thoát tự nhiên của buổi biểu diễn và sự bay bổng, trầm lắng của những tác phẩm âm nhạc chính là sản phẩm của hàng giờ luyện tập không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ.
Luyện tập và luyện tập
Đối với Clapton, luyện tập không hạn chế hay có mối liên hệ với những ca khúc ông dự định biểu diễn. Thay vào đó, đối với ông luyện tập bao gồm sự nhắc lại của những cung cơ bản, vị trí ngón tay, và sự di chuyển của cổ tay và bàn tay - tất cả sẽ cho phép ông chơi một bản nhạc thật hoàn hảo. Một nghệ sĩ trình diễn cần phải làm chủ được những bước di chuyển cơ bản để tạo ra một thứ âm thanh, một hiệu ứng hay một hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc cho khán giả.
Vậy bài học dành cho những nhà lãnh đạo là gì?
Trước hết đó là thừa nhận rằng có những biện pháp lãnh đạo nhất định, cơ bản dành cho mọi nhà lãnh đạo. Một số biện pháp có thể là độc nhất vô nhị đối với một số nền văn hóa hay tổ chức nhất định nhưng hầu hết các biện pháp lãnh đạo đều được mọi người biết đến, và như những cuốn sách cẩm nang âm nhạc và ảo thuật, bất cứ cuốn nào cũng có thể liệt kê cho bạn những việc mà các nhà lãnh đạo cần phải làm, bao gồm cả việc thiết lập mục tiêu và giao tiếp, lắng nghe, kiểm nghiệm sự hiểu biết và tạo cảm hứng cho người khác.
Tất nhiên, chỉ đơn giản hiểu về những điều căn bản không thể khiến một người bình thường trở thành nhà lãnh đạo; hiểu các nốt nhạc cơ bản không thể biến một người thành nghệ sĩ nhạc rock. Đó là lý do tại sao bài học thứ hai mang tính thách thức hơn: cống hiến để luyện tập. Các nhà lãnh đạo trong kinh doanh và chính phủ nói chung thường than phiền rằng họ không có thời gian để luyện tập vì đã quá bận với công việc lãnh đạo. Đối với nhiều người, ý niệm về luyện tập là sự khó chịu, là sự trừng phạt hay chỉ là một hoạt động dành cho những người mới bắt đầu.
Bởi vì họ nuôi dưỡng một khái niệm tiêu cực về luyện tập, nên nhiều nhà lãnh đạo thấy bản thân họ “sa lầy” trong một phong cách lãnh đạo sẵn có - một “tiết mục” biểu diễn hạn chế, lắp đi lặp lại mà họ phụ thuộc vào để thực hiện công việc của một nhà lãnh đạo, cho dù xét ở khía cạnh lãnh đạo công chúng hay lãnh đạo nội bộ.
Nếu bạn không thể tìm thấy thời gian dành cho việc luyện tập, thì để có được tính mềm dẻo là điều vô cùng khó khăn và dường như là không thể. Trừ khi bạn thỏa mãn với sự ứ đọng trì trệ trong phương thức lãnh đạo của mình, cách duy nhất dành cho những nhà lãnh đạo thiếu thời gian đó là học cách luyện tập trong suốt quá trình lãnh đạo.
Không ngừng theo đuổi sự hoàn hảo
Để minh họa cho khái niệm, hãy cùng xem xét con đường sự nghiệp của Paul Simon. Trong khi luyện tập, cũng chính là lúc ông biểu diễn, suy nghĩ về cách thức tạo ra âm thanh và hình ảnh thu hút khán giả. Ông nổi tiếng với các bài kiểm tra sự dẻo dai của các thành viên trong nhóm, các kỹ sư và các thợ máy cho tới khi họ có được âm thanh thật chuẩn xác. Trong lúc biểu diễn, ông không quên luyện tập và điều chỉnh sao cho những ca khúc của ông và nhóm luôn phù hợp với tâm trạng của khán giả. Khả năng có thể nhìn thấy bản thân trong khi đang hành động và điều chỉnh là nền tảng cơ bản để có những buổi biểu diễn trên sân khấu “đề đời” của Simon, Clapton, Bette Midler và Bruce Springsteen.
Clapton, Simon và rất nhiều những nhà lãnh đạo kiệt xuất đều khám phá ra cách thức học tập tốt nhất và việc học tập đó có thể đóng góp cho sự trưởng thành của họ lớn lao như thế nào.
Và cuối cùng vấn đề đặt ra là trên thực tế bạn kết hợp chặt chẽ các ý tưởng và cách thức làm việc vào cá tính của bạn như thế nào. Đặc biệt quan trọng là cách thức bạn chuyển kinh nghiệm vốn có - đặc biệt là quãng thời gian trải nghiệm thử thách và những cam go trong cuộc sống - vào sự hiểu biết sâu sắc để học hỏi và trưởng thành.
Học từ chính cuộc khủng hoảng của bản thân
Để bắt đầu cho cuốn tự truyện của mình, Clapton đã thừa nhận rằng ông đã rất vất vả khi viết về các khía cạnh của cuộc sống riêng - cụ thể là quãng thời gian ông bị nghiện và sự mất mát của đứa con trai - nhưng qua đây độc giả sẽ hiểu rõ ông đã vượt qua những thử thách này như thế nào và những trải nghiệm cuộc sống này đã đi vào âm nhạc của ông ra sao. Những câu chuyện về cuộc đời đầy thử thách của Clapton hàm chứa cả những bí mật mà các nhà lãnh đạo lớn chia sẻ, đặc biệt là những nhà lãnh đạo từng đứng trước những bế bế tắc và những bi kịch cuộc đời.
Những nhà lãnh đạo trong kinh doanh cấp cao như Muriel Siebert - người phụ nữ đầu tiên sở hữu một vị trí đáng nể trên Thị trường Chứng khoán New York, và Jeff Wilke, phó chủ tịch tập đoàn Amazon.com - người đã học tập từ cách giúp đỡ để hàn gắn cộng đồng nhà máy sau một vụ tai nạn công nghiệp, từ những bi kịch trong cuộc sống của những người công nhân nơi đây, ông đã hình thành nên một cách tiếp cận lãnh đạo: Luôn sẵn sàng học hỏi. Các nhà lãnh đạo này đã tìm thấy cách thức trong đó bi kịch có thể biến họ thành những học trò biết học hỏi xuất sắc hơn, hiệu quả hơn trong quãng đời còn lại của mình.
Sự mềm dẻo và khả năng học hỏi là rất quan trọng đối với các ngôi sao nhạc rock cũng như các nhà lãnh đạo còn theo một cách khác nữa: Nếu không sẵn sàng trưởng thành và học hỏi, cả hai chắc chắn sẽ bị tụt lùi lại phía sau. Đó không chỉ là thứ tạo ra một album hay một tổ chức thành công, mà nó còn là thứ để người nghệ sĩ cũng như các nhà lãnh đạo bắt kịp với một kỷ nguyên đang biến đổi mạnh mẽ. Những nghệ sĩ và nhà lãnh đạo tên tuổi luôn giữ lại đoạn điệp khúc và khúc dạo đầu quen thuộc cho dù khi họ kết hợp với những nhịp điệu và thông điệp mới.
Cuối cùng, có một bài học lãnh đạo ngược đời cần học hỏi từ các nghệ sĩ trẻ như Alicia Keys và Neil Young đó là: sức mạnh của sự yên lặng. Yên lặng có thể tạo ra sự phỏng đoán, nó làm khuấy động sức tưởng tượng của mọi người, nó có thể tạo ra cơ hội để người nghệ sĩ lấy lại sức và thể hiện bản thân.
Và như các nghệ sĩ Alicia và Neil từng mô tả, sự im lặng có thể tạo ra tác phẩm tuyệt vời nhất của một nghệ sĩ. Lần tới khi xem họ biểu diễn, hãy chú ý xem họ đã khiến khán giả phải chờ đợi và tạo dựng sự kỳ vọng của khán giả như thế nào. Đồng thời cũng hãy chú ý sự phỏng đoán của khán giả đã khích lệ người nghệ sĩ chơi hay hơn như thế nào. Trong sự im lặng đó hàm chứa một sự thấu hiểu đầy sức mạnh của khán giả dành cho người nghệ sĩ. Và các nhà lãnh đạo, có lẽ họ không nên bỏ qua bài học im lặng này.
Theo Robert J Thomas
Business week
Mai Hương (dịch)
lanhdao.net
Nghệ sĩ nhạc rock Eric Clapton
Các nhà lãnh đạo kinh doanh thường được so sánh với các nghệ sĩ biểu diễn. Cả hai đều trên sân khấu và được kỳ vọng có thể thống trị được khán giả phía dưới. Những nhà lãnh đạo và những nghệ sĩ xuất sắc nhất thường phụ thuộc vào khả năng nhạy bén trong mọi vấn đề để đảm bảo rằng thông điệp họ đưa ra được mọi người ghi nhớ và chuyển từ lời nói thành hành động. Và căn cứ vào tầm quan trọng của sự tương tác giữa người trình diễn và khán giả, các nhà lãnh đạo, cũng giống như các nhạc sĩ, phải điều chỉnh thông điệp của họ để thu hút mối quan tâm của người nghe, cho dù họ đứng số một hay số 100 nghìn.
Đó là lý do tại sao phần lớn những nhà lãnh đạo kinh doanh đều có thể học những bài học giá trị từ những nghệ sĩ trên sân khấu như Eric Clapton, Paul Simon, và Alicia Keys. Họ là bằng chứng cho thấy những nghệ sĩ kiệt xuất đòi hỏi hai phẩm chất: khả năng cống hiến phi thường để luyện tập và một niềm khát khao học hỏi không biết mệt mỏi. Ví dụ như, Clapton đã luyện tập một cách nghiêm khắc không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời ông, thậm chí cả trong suốt quãng thời gian mà ông vẫn gọi là mảnh đời “đen tối” với ma túy và rượu. Với niềm khát khao được cống hiến và học hỏi, người nghệ sĩ khi mới vào nghề đã luyện tập các cung bậc và các đoạn trong bài hát không ngừng nghỉ, di chuyển ngón tay trong không khí ngay cả khi không có đạo cụ trong tay, trên sân khấu và khi đã dời sân khấu.
Cũng vậy, Simom và Keys đã không tìm thấy sự khác biệt giữa biểu diễn thật trên sân khấu và luyện tập; về bản chất, chúng cũng cùng một quy trình. Sự thanh thoát tự nhiên của buổi biểu diễn và sự bay bổng, trầm lắng của những tác phẩm âm nhạc chính là sản phẩm của hàng giờ luyện tập không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ.
Luyện tập và luyện tập
Đối với Clapton, luyện tập không hạn chế hay có mối liên hệ với những ca khúc ông dự định biểu diễn. Thay vào đó, đối với ông luyện tập bao gồm sự nhắc lại của những cung cơ bản, vị trí ngón tay, và sự di chuyển của cổ tay và bàn tay - tất cả sẽ cho phép ông chơi một bản nhạc thật hoàn hảo. Một nghệ sĩ trình diễn cần phải làm chủ được những bước di chuyển cơ bản để tạo ra một thứ âm thanh, một hiệu ứng hay một hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc cho khán giả.
Vậy bài học dành cho những nhà lãnh đạo là gì?
Trước hết đó là thừa nhận rằng có những biện pháp lãnh đạo nhất định, cơ bản dành cho mọi nhà lãnh đạo. Một số biện pháp có thể là độc nhất vô nhị đối với một số nền văn hóa hay tổ chức nhất định nhưng hầu hết các biện pháp lãnh đạo đều được mọi người biết đến, và như những cuốn sách cẩm nang âm nhạc và ảo thuật, bất cứ cuốn nào cũng có thể liệt kê cho bạn những việc mà các nhà lãnh đạo cần phải làm, bao gồm cả việc thiết lập mục tiêu và giao tiếp, lắng nghe, kiểm nghiệm sự hiểu biết và tạo cảm hứng cho người khác.
Tất nhiên, chỉ đơn giản hiểu về những điều căn bản không thể khiến một người bình thường trở thành nhà lãnh đạo; hiểu các nốt nhạc cơ bản không thể biến một người thành nghệ sĩ nhạc rock. Đó là lý do tại sao bài học thứ hai mang tính thách thức hơn: cống hiến để luyện tập. Các nhà lãnh đạo trong kinh doanh và chính phủ nói chung thường than phiền rằng họ không có thời gian để luyện tập vì đã quá bận với công việc lãnh đạo. Đối với nhiều người, ý niệm về luyện tập là sự khó chịu, là sự trừng phạt hay chỉ là một hoạt động dành cho những người mới bắt đầu.
Bởi vì họ nuôi dưỡng một khái niệm tiêu cực về luyện tập, nên nhiều nhà lãnh đạo thấy bản thân họ “sa lầy” trong một phong cách lãnh đạo sẵn có - một “tiết mục” biểu diễn hạn chế, lắp đi lặp lại mà họ phụ thuộc vào để thực hiện công việc của một nhà lãnh đạo, cho dù xét ở khía cạnh lãnh đạo công chúng hay lãnh đạo nội bộ.
Nếu bạn không thể tìm thấy thời gian dành cho việc luyện tập, thì để có được tính mềm dẻo là điều vô cùng khó khăn và dường như là không thể. Trừ khi bạn thỏa mãn với sự ứ đọng trì trệ trong phương thức lãnh đạo của mình, cách duy nhất dành cho những nhà lãnh đạo thiếu thời gian đó là học cách luyện tập trong suốt quá trình lãnh đạo.
Không ngừng theo đuổi sự hoàn hảo
Để minh họa cho khái niệm, hãy cùng xem xét con đường sự nghiệp của Paul Simon. Trong khi luyện tập, cũng chính là lúc ông biểu diễn, suy nghĩ về cách thức tạo ra âm thanh và hình ảnh thu hút khán giả. Ông nổi tiếng với các bài kiểm tra sự dẻo dai của các thành viên trong nhóm, các kỹ sư và các thợ máy cho tới khi họ có được âm thanh thật chuẩn xác. Trong lúc biểu diễn, ông không quên luyện tập và điều chỉnh sao cho những ca khúc của ông và nhóm luôn phù hợp với tâm trạng của khán giả. Khả năng có thể nhìn thấy bản thân trong khi đang hành động và điều chỉnh là nền tảng cơ bản để có những buổi biểu diễn trên sân khấu “đề đời” của Simon, Clapton, Bette Midler và Bruce Springsteen.
Clapton, Simon và rất nhiều những nhà lãnh đạo kiệt xuất đều khám phá ra cách thức học tập tốt nhất và việc học tập đó có thể đóng góp cho sự trưởng thành của họ lớn lao như thế nào.
Và cuối cùng vấn đề đặt ra là trên thực tế bạn kết hợp chặt chẽ các ý tưởng và cách thức làm việc vào cá tính của bạn như thế nào. Đặc biệt quan trọng là cách thức bạn chuyển kinh nghiệm vốn có - đặc biệt là quãng thời gian trải nghiệm thử thách và những cam go trong cuộc sống - vào sự hiểu biết sâu sắc để học hỏi và trưởng thành.
Học từ chính cuộc khủng hoảng của bản thân
Để bắt đầu cho cuốn tự truyện của mình, Clapton đã thừa nhận rằng ông đã rất vất vả khi viết về các khía cạnh của cuộc sống riêng - cụ thể là quãng thời gian ông bị nghiện và sự mất mát của đứa con trai - nhưng qua đây độc giả sẽ hiểu rõ ông đã vượt qua những thử thách này như thế nào và những trải nghiệm cuộc sống này đã đi vào âm nhạc của ông ra sao. Những câu chuyện về cuộc đời đầy thử thách của Clapton hàm chứa cả những bí mật mà các nhà lãnh đạo lớn chia sẻ, đặc biệt là những nhà lãnh đạo từng đứng trước những bế bế tắc và những bi kịch cuộc đời.
Những nhà lãnh đạo trong kinh doanh cấp cao như Muriel Siebert - người phụ nữ đầu tiên sở hữu một vị trí đáng nể trên Thị trường Chứng khoán New York, và Jeff Wilke, phó chủ tịch tập đoàn Amazon.com - người đã học tập từ cách giúp đỡ để hàn gắn cộng đồng nhà máy sau một vụ tai nạn công nghiệp, từ những bi kịch trong cuộc sống của những người công nhân nơi đây, ông đã hình thành nên một cách tiếp cận lãnh đạo: Luôn sẵn sàng học hỏi. Các nhà lãnh đạo này đã tìm thấy cách thức trong đó bi kịch có thể biến họ thành những học trò biết học hỏi xuất sắc hơn, hiệu quả hơn trong quãng đời còn lại của mình.
Sự mềm dẻo và khả năng học hỏi là rất quan trọng đối với các ngôi sao nhạc rock cũng như các nhà lãnh đạo còn theo một cách khác nữa: Nếu không sẵn sàng trưởng thành và học hỏi, cả hai chắc chắn sẽ bị tụt lùi lại phía sau. Đó không chỉ là thứ tạo ra một album hay một tổ chức thành công, mà nó còn là thứ để người nghệ sĩ cũng như các nhà lãnh đạo bắt kịp với một kỷ nguyên đang biến đổi mạnh mẽ. Những nghệ sĩ và nhà lãnh đạo tên tuổi luôn giữ lại đoạn điệp khúc và khúc dạo đầu quen thuộc cho dù khi họ kết hợp với những nhịp điệu và thông điệp mới.
Cuối cùng, có một bài học lãnh đạo ngược đời cần học hỏi từ các nghệ sĩ trẻ như Alicia Keys và Neil Young đó là: sức mạnh của sự yên lặng. Yên lặng có thể tạo ra sự phỏng đoán, nó làm khuấy động sức tưởng tượng của mọi người, nó có thể tạo ra cơ hội để người nghệ sĩ lấy lại sức và thể hiện bản thân.
Và như các nghệ sĩ Alicia và Neil từng mô tả, sự im lặng có thể tạo ra tác phẩm tuyệt vời nhất của một nghệ sĩ. Lần tới khi xem họ biểu diễn, hãy chú ý xem họ đã khiến khán giả phải chờ đợi và tạo dựng sự kỳ vọng của khán giả như thế nào. Đồng thời cũng hãy chú ý sự phỏng đoán của khán giả đã khích lệ người nghệ sĩ chơi hay hơn như thế nào. Trong sự im lặng đó hàm chứa một sự thấu hiểu đầy sức mạnh của khán giả dành cho người nghệ sĩ. Và các nhà lãnh đạo, có lẽ họ không nên bỏ qua bài học im lặng này.
Theo Robert J Thomas
Business week
Mai Hương (dịch)
lanhdao.net
Bài tương tự bạn quan tâm
Nhà lãnh đạo đấu sỹ La Mã
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
Những câu trả lời phỏng vấn hay và dở
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
Những yếu tố cần thiết cho 1 PR
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
Bài giảng đàm phán trong kinh doanh quốc tế
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
Những cuốn sách dạy đầu tư hay nhất
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
Bài giảng giáo trình quản trị chiến lược
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu