TIN MỚI
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2017.
Trong thời gian qua, đặc biệt giai đoạn 2016 đến tháng 6/2018, UBND huyện Phú Quốc và UBND các xã, thị trấn trực thuộc buông lỏng quản lí về đất đai, về trật tự xây dựng đô thị dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, tách thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ để chuyển nhượng không vì mục đích sản xuất.
Ghi nhận của phóng viên tại ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương (Phú Quốc) đất rừng bị phá để phân lô bán nền tràn lan.
Từ 1/2016 đến 6/2017, Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ (dưới 500 m2) trên địa bàn huyện Phú Quốc, dẫn tới tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo này diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.
Đất nông nghiệp được người dân phân lô bán nền và xây dựng trái phép tràn lan.
TTCP cho rằng việc buông lỏng quản lý rừng của Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn Quốc gia Phú Quốc đã dẫn tới tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất rừng diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được ngăn chặn xử lý. Thậm chí, có một số hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích đã cấp ciấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vườn Quốc gia Phú Quốc.
Mặc dù là đất nông nghiệp nhưng giá đất không hề rẻ, các "cò đất" thời gian qua đã thông tin quảng cáo rằng Phú Quốc chuẩn bị lên thành phố để thổi giá.
Xây dựng lấn chiếm suối ở xã Cửa Dương diễn ra trong thời gian dài gây nhiều hệ lụy.
Ngoài ra, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành văn bản ngày 15/11/2016 có nội dung: "Không thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tại 20 bãi biển trên đảo Phú Quốc". Điều này chưa phù hợp với quy định tại Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết thiết lập hành lang biển tại khu vực Bãi Trường, Phú Quốc chưa phù hợp với quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khách sạn 5 sao Seashells nằm tại vị trí đẹp nhất thị trấn Dương Đông có vốn đầu tư 300 tỷ đồng. Trước đó, dư luận tại Phú Quốc cho rằng khách sạn này cách mép nước biển chỉ vài chục mét là vi phạm khoảng cách hành lang bảo vệ bờ biển (Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016). Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo tỉnh Kiên Giang khẳng định khách sạn 5 sao này được chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi có quy định về hành lang bảo vệ bờ biển, nên vẫn tiếp tục tồn tại.
Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các bước theo quy định của pháp luật để xem xét thu hồi chủ trương đầu tư, thu hồi đất đối với 43 dự án (chủ yếu ở "đảo ngọc" Phú Quốc) đầu tư chậm tiến độ nhiều năm.
Toàn cảnh thị trấn Dương Đông với chằng chịt các dự án bất động sản với rừng bê tông hóa ở huyện đảo Phú Quốc.
Mới đây, Phó Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết quả xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng và đấu tranh với các băng nhóm tội phạm trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục kiểm tra, rà soát và xử lý dứt điểm các vi phạm còn tồn đọng theo đúng quy định của phát luật; vi phạm nào có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra xử lý. Các vi phạm mới phải kịp thời phát hiện, xử lý ngay, không để phát sinh thêm.
Hàng loạt dự án bất động sản đu bám ven biển Bãi Trường, xã Dương Tơ.
Sau những cơn sốt nóng, nhiều dự án ở Bãi Trường rơi vào tỉnh cảnh chậm tiến độ, bỏ hoang.
Nhiều khu resort, khách sạn ở Bãi Trường hoạt động nhiều năm nhưng cống thoát nước vẫn chưa được lắp đặt. Tình trạng "mạnh ai nấy làm" đang diễn ra khi nhiều dự án BĐS khu nhà nghỉ ở đây xây dựng sai quy hoạch.
Bên cạnh đó, tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp lấn, chiếm, phá rừng, chuyển nhượng đất rừng quốc gia, rừng phòng hộ trái pháp luật. Trong quá trình xử lý cần rà soát, phân loại rõ trường hợp người dân đã đến sinh sống ổn định lâu dài với trường hợp người dân từ nơi khác đến phá rừng, chiếm đất bất hợp pháp, có biện pháp xử lý phù hợp theo đúng quy định của pháp luật; vi phạm nào có dấu hiệu tội phạm phải xem xét, xử lý hình sự, nhất là đối với các đối tượng băng, nhóm “xã hội đen”.
Ngoài ra, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng, an ninh trật tự và kiện toàn, củng cố bộ máy chính quyền, nhất là công tác cán bộ. Không để “xã hội đen” lộng hành nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về an ninh trật tự.
Đồng thời, tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Phú Quốc trong thời gian vừa qua và báo cáo kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo nêu trên cho Thủ tướng Chính thủ trước ngày 1/7/2020.
Tiền phong
Link bài gốc: Nhìn từ trên cao đảo ngọc Phú Quốc bị ‘băm nát’ do buông lỏng quản lý
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2017.
Trong thời gian qua, đặc biệt giai đoạn 2016 đến tháng 6/2018, UBND huyện Phú Quốc và UBND các xã, thị trấn trực thuộc buông lỏng quản lí về đất đai, về trật tự xây dựng đô thị dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, tách thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ để chuyển nhượng không vì mục đích sản xuất.
Ghi nhận của phóng viên tại ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương (Phú Quốc) đất rừng bị phá để phân lô bán nền tràn lan.
Từ 1/2016 đến 6/2017, Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ (dưới 500 m2) trên địa bàn huyện Phú Quốc, dẫn tới tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo này diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.
Đất nông nghiệp được người dân phân lô bán nền và xây dựng trái phép tràn lan.
TTCP cho rằng việc buông lỏng quản lý rừng của Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn Quốc gia Phú Quốc đã dẫn tới tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất rừng diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được ngăn chặn xử lý. Thậm chí, có một số hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích đã cấp ciấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vườn Quốc gia Phú Quốc.
Mặc dù là đất nông nghiệp nhưng giá đất không hề rẻ, các "cò đất" thời gian qua đã thông tin quảng cáo rằng Phú Quốc chuẩn bị lên thành phố để thổi giá.
Xây dựng lấn chiếm suối ở xã Cửa Dương diễn ra trong thời gian dài gây nhiều hệ lụy.
Ngoài ra, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành văn bản ngày 15/11/2016 có nội dung: "Không thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tại 20 bãi biển trên đảo Phú Quốc". Điều này chưa phù hợp với quy định tại Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết thiết lập hành lang biển tại khu vực Bãi Trường, Phú Quốc chưa phù hợp với quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khách sạn 5 sao Seashells nằm tại vị trí đẹp nhất thị trấn Dương Đông có vốn đầu tư 300 tỷ đồng. Trước đó, dư luận tại Phú Quốc cho rằng khách sạn này cách mép nước biển chỉ vài chục mét là vi phạm khoảng cách hành lang bảo vệ bờ biển (Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016). Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo tỉnh Kiên Giang khẳng định khách sạn 5 sao này được chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi có quy định về hành lang bảo vệ bờ biển, nên vẫn tiếp tục tồn tại.
Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các bước theo quy định của pháp luật để xem xét thu hồi chủ trương đầu tư, thu hồi đất đối với 43 dự án (chủ yếu ở "đảo ngọc" Phú Quốc) đầu tư chậm tiến độ nhiều năm.
Toàn cảnh thị trấn Dương Đông với chằng chịt các dự án bất động sản với rừng bê tông hóa ở huyện đảo Phú Quốc.
Mới đây, Phó Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết quả xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng và đấu tranh với các băng nhóm tội phạm trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục kiểm tra, rà soát và xử lý dứt điểm các vi phạm còn tồn đọng theo đúng quy định của phát luật; vi phạm nào có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra xử lý. Các vi phạm mới phải kịp thời phát hiện, xử lý ngay, không để phát sinh thêm.
Hàng loạt dự án bất động sản đu bám ven biển Bãi Trường, xã Dương Tơ.
Sau những cơn sốt nóng, nhiều dự án ở Bãi Trường rơi vào tỉnh cảnh chậm tiến độ, bỏ hoang.
Nhiều khu resort, khách sạn ở Bãi Trường hoạt động nhiều năm nhưng cống thoát nước vẫn chưa được lắp đặt. Tình trạng "mạnh ai nấy làm" đang diễn ra khi nhiều dự án BĐS khu nhà nghỉ ở đây xây dựng sai quy hoạch.
Bên cạnh đó, tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp lấn, chiếm, phá rừng, chuyển nhượng đất rừng quốc gia, rừng phòng hộ trái pháp luật. Trong quá trình xử lý cần rà soát, phân loại rõ trường hợp người dân đã đến sinh sống ổn định lâu dài với trường hợp người dân từ nơi khác đến phá rừng, chiếm đất bất hợp pháp, có biện pháp xử lý phù hợp theo đúng quy định của pháp luật; vi phạm nào có dấu hiệu tội phạm phải xem xét, xử lý hình sự, nhất là đối với các đối tượng băng, nhóm “xã hội đen”.
Ngoài ra, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng, an ninh trật tự và kiện toàn, củng cố bộ máy chính quyền, nhất là công tác cán bộ. Không để “xã hội đen” lộng hành nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về an ninh trật tự.
Đồng thời, tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Phú Quốc trong thời gian vừa qua và báo cáo kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo nêu trên cho Thủ tướng Chính thủ trước ngày 1/7/2020.
Tiền phong
Link bài gốc: Nhìn từ trên cao đảo ngọc Phú Quốc bị ‘băm nát’ do buông lỏng quản lý
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người phụ nữ Trung Quốc quyết không ăn thịt suốt 15...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Ăn có tướng ăn": Muốn nhìn rõ bản chất của một...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại những dự án EHome của Nam Long
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn bàn tay có thể biết được tuổi thọ mỗi người –...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người hay dùng “mưu hèn kế bẩn” thoạt nhìn 3 điểm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu