TIN MỚI
Những ngày qua, cư dân mạng bức xúc lên tiếng chỉ trích Youtuber Thơ Nguyễn khi cô làm clip cho búp bê uống coca để xin vía học giỏi. Trong video đăng trên TikTok, Youtuber này ôm con búp bê gọi nó là Cư Ma Mập và xưng hô mẹ - con với búp bê này. Nhiều ý kiến cho rằng clip đó mang đầy tính "mê tín dị đoan". Đồng thời, nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh cũng lo lắng, đề nghị cơ quan chức năng phải lập tức xử lý kênh này. Bởi, đoạn clip có thể gây nên suy nghĩ lệch lạc cho trẻ em.
Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề này, BS Nguyễn Trọng An - BSCK Nhi, Chuyên gia Dinh dưỡng Bà mẹ - Trẻ em, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ CS trẻ em - Bộ LĐTBXH, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Môi trường Sức khỏe đã có ý kiến chia sẻ dưới đây.
Clip TikTok của YouTuber Thơ Nguyễn đang "đầu độc tâm hồn trẻ thơ Việt Nam"
Clip TikTok của YouTuber Thơ Nguyễn đang "đầu độc tâm hồn trẻ thơ Việt Nam". Những nội dung này sẽ làm lệch lạc suy nghĩ, méo mó tâm hồn của trẻ nhỏ. Chưa kể đến việc các bạn nhỏ sẽ học và làm theo, học giỏi thì phải do nỗ lực của bản thân chứ không thể dẫn dắt các bé vào câu chuyện ma mị câu view như thế được. Đồng thời còn tuyên truyền về Mê tín dị đoan khi dùng một loại búp bê bùa ngải Thái Lan để quảng bá thông tin mê tín dị đoan từ loại búp bê ma này....
Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em cần có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Luật Trẻ em 2016 đã quy định rõ trách nhiệm Bảo vệ Trẻ em gồm 17 Cơ quan tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Về Bảo vệ Trẻ em trên môi trường mạng - Theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/05/2017 quy định chi tiết và cụ thể Điều 54 Luật Trẻ em năm 2016 về các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng trong đó điều 37 của nghị định cũng quy định: "Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em; tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới; công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em và cơ quan công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng".
Do vậy, có nhiều cơ quan có trách nhiệm, nhưng trực tiếp là Phòng Thông tin Điện tử thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các biện pháp cần có để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Theo Điều 33 và Điều 36 của Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định: Không được phép đưa lên mạng mọi thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em nếu không có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm:
Tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới; Công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em và cơ quan công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Điều 36 của Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em. Để đảm bảo sự an toàn cho trẻ em và tôn trọng pháp luật, cha mẹ, thầy giáo, người giám hộ cần hiểu được các mối nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến bé và lắng nghe ý kiến của trẻ, khi đưa các hình ảnh, thông tin của trẻ.
Hai bài học kinh nghiệm "đắt giá" cần lưu ý sau vụ Thơ Nguyễn làm clip "xin vía búp bê học giỏi"
Bài học đầu tiên đưa ra ở đây là cần thiết phải rà soát Trách nhiệm của 17 Cơ quan, tổ chức đoàn thể được giao nhiệm vụ Bảo vệ trẻ em theo Luật Trẻ em 2016. Đặc biệt là Trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng trường mạng, các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng theo đúng Nghị định 56/2017/NĐ-CP. Đặc biệt cần nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức đang làm việc của Phòng Thông tin Điện tử thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bài học thứ 2 là chúng ta cần có những hành động xử phạt mang tính răn đe, bảo đảm sự nghiêm minh của Pháp luật theo quy định của Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Nếu những con người này đã từng bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì có khả năng bị truy tố hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan theo Điều 101 Khoản 1 của Nghị định này.
Các bậc cha mẹ hãy tự cứu con mình trước khi trời cứu!
Từ trước đến nay đã xảy ra rất nhiều vụ việc tuyền truyền bạo lực, tình dục, truyền bá văn hóa nhảm nhí, không phù hợp trên môi trường mạng, như CÁ VOI XANH, MOMO, THẮT CỔ VẪN THỞ ĐƯỢC... đã dẫn đến nhiều em bé đã tự làm thương tổn, gây hại cơ thể bản thân mình, thậm chí còn khiến trẻ nguy hiểm đến tính mạng, hay tử vong.
Do vậy, trong khi chờ đợi các cơ quan nhà nước thực hiện chấn chỉnh nghiêm theo Luật định, mong các bậc cha mẹ hãy TỰ CỨU CON MÌNH TRƯỚC KHI TRỜI CỨU, nếu trẻ nhỏ dưới 7 tuổi thì cha mẹ hãy chuyện trò và hướng dẫn con em mình về mối nguy hại tiềm ẩn trong các video, Tiktok, Youtube và khuyên bảo trẻ nếu có lo ngại hoặc phát hiện gì lạ cần thông báo ngay với người lớn.
Nếu trẻ trên 7 tuổi hãy luôn giám sát và quản lý con cháu mình khi trẻ tiếp xúc với môi trường mạng thông qua máy tính, điện thoại, Ti vi. Song song với quản lý, giám sát các bậc cha mẹ giáo dục, hướng dẫn trẻ khi trẻ lựa chọn, sử dụng các kênh giải trí sao cho lành mạnh và an toàn. Đối với những gia đình thiếu điều kiện thời gian và kiến thức thì cần thiết phải kiểm soát danh mục hoặc khóa Kênh Youtube trên Ti vi.
*Theo Lotus
Nữ Tiến sĩ vác bụng bầu lang thang ngoài đường, hé lộ thực trạng nhức nhối của 90 triệu cô gái độc thân tại Trung Quốc
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Nguyên Phó Cục trưởng Cục BVCS trẻ em lên tiếng về vụ Thơ Nguyễn đăng clip gây tranh cãi: “Các bậc cha mẹ hãy tự cứu con mình trước khi trời cứu!”
Những ngày qua, cư dân mạng bức xúc lên tiếng chỉ trích Youtuber Thơ Nguyễn khi cô làm clip cho búp bê uống coca để xin vía học giỏi. Trong video đăng trên TikTok, Youtuber này ôm con búp bê gọi nó là Cư Ma Mập và xưng hô mẹ - con với búp bê này. Nhiều ý kiến cho rằng clip đó mang đầy tính "mê tín dị đoan". Đồng thời, nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh cũng lo lắng, đề nghị cơ quan chức năng phải lập tức xử lý kênh này. Bởi, đoạn clip có thể gây nên suy nghĩ lệch lạc cho trẻ em.
Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề này, BS Nguyễn Trọng An - BSCK Nhi, Chuyên gia Dinh dưỡng Bà mẹ - Trẻ em, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ CS trẻ em - Bộ LĐTBXH, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Môi trường Sức khỏe đã có ý kiến chia sẻ dưới đây.
Clip TikTok của YouTuber Thơ Nguyễn đang "đầu độc tâm hồn trẻ thơ Việt Nam"
Clip TikTok của YouTuber Thơ Nguyễn đang "đầu độc tâm hồn trẻ thơ Việt Nam". Những nội dung này sẽ làm lệch lạc suy nghĩ, méo mó tâm hồn của trẻ nhỏ. Chưa kể đến việc các bạn nhỏ sẽ học và làm theo, học giỏi thì phải do nỗ lực của bản thân chứ không thể dẫn dắt các bé vào câu chuyện ma mị câu view như thế được. Đồng thời còn tuyên truyền về Mê tín dị đoan khi dùng một loại búp bê bùa ngải Thái Lan để quảng bá thông tin mê tín dị đoan từ loại búp bê ma này....
Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em cần có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Luật Trẻ em 2016 đã quy định rõ trách nhiệm Bảo vệ Trẻ em gồm 17 Cơ quan tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Về Bảo vệ Trẻ em trên môi trường mạng - Theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/05/2017 quy định chi tiết và cụ thể Điều 54 Luật Trẻ em năm 2016 về các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng trong đó điều 37 của nghị định cũng quy định: "Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em; tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới; công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em và cơ quan công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng".
Do vậy, có nhiều cơ quan có trách nhiệm, nhưng trực tiếp là Phòng Thông tin Điện tử thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các biện pháp cần có để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Theo Điều 33 và Điều 36 của Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định: Không được phép đưa lên mạng mọi thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em nếu không có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm:
Tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới; Công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em và cơ quan công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Điều 36 của Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em. Để đảm bảo sự an toàn cho trẻ em và tôn trọng pháp luật, cha mẹ, thầy giáo, người giám hộ cần hiểu được các mối nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến bé và lắng nghe ý kiến của trẻ, khi đưa các hình ảnh, thông tin của trẻ.
Hai bài học kinh nghiệm "đắt giá" cần lưu ý sau vụ Thơ Nguyễn làm clip "xin vía búp bê học giỏi"
Bài học đầu tiên đưa ra ở đây là cần thiết phải rà soát Trách nhiệm của 17 Cơ quan, tổ chức đoàn thể được giao nhiệm vụ Bảo vệ trẻ em theo Luật Trẻ em 2016. Đặc biệt là Trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng trường mạng, các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng theo đúng Nghị định 56/2017/NĐ-CP. Đặc biệt cần nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức đang làm việc của Phòng Thông tin Điện tử thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bài học thứ 2 là chúng ta cần có những hành động xử phạt mang tính răn đe, bảo đảm sự nghiêm minh của Pháp luật theo quy định của Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Nếu những con người này đã từng bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì có khả năng bị truy tố hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan theo Điều 101 Khoản 1 của Nghị định này.
Các bậc cha mẹ hãy tự cứu con mình trước khi trời cứu!
Từ trước đến nay đã xảy ra rất nhiều vụ việc tuyền truyền bạo lực, tình dục, truyền bá văn hóa nhảm nhí, không phù hợp trên môi trường mạng, như CÁ VOI XANH, MOMO, THẮT CỔ VẪN THỞ ĐƯỢC... đã dẫn đến nhiều em bé đã tự làm thương tổn, gây hại cơ thể bản thân mình, thậm chí còn khiến trẻ nguy hiểm đến tính mạng, hay tử vong.
Do vậy, trong khi chờ đợi các cơ quan nhà nước thực hiện chấn chỉnh nghiêm theo Luật định, mong các bậc cha mẹ hãy TỰ CỨU CON MÌNH TRƯỚC KHI TRỜI CỨU, nếu trẻ nhỏ dưới 7 tuổi thì cha mẹ hãy chuyện trò và hướng dẫn con em mình về mối nguy hại tiềm ẩn trong các video, Tiktok, Youtube và khuyên bảo trẻ nếu có lo ngại hoặc phát hiện gì lạ cần thông báo ngay với người lớn.
Nếu trẻ trên 7 tuổi hãy luôn giám sát và quản lý con cháu mình khi trẻ tiếp xúc với môi trường mạng thông qua máy tính, điện thoại, Ti vi. Song song với quản lý, giám sát các bậc cha mẹ giáo dục, hướng dẫn trẻ khi trẻ lựa chọn, sử dụng các kênh giải trí sao cho lành mạnh và an toàn. Đối với những gia đình thiếu điều kiện thời gian và kiến thức thì cần thiết phải kiểm soát danh mục hoặc khóa Kênh Youtube trên Ti vi.
*Theo Lotus
Nữ Tiến sĩ vác bụng bầu lang thang ngoài đường, hé lộ thực trạng nhức nhối của 90 triệu cô gái độc thân tại Trung Quốc
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Nguyên Phó Cục trưởng Cục BVCS trẻ em lên tiếng về vụ Thơ Nguyễn đăng clip gây tranh cãi: “Các bậc cha mẹ hãy tự cứu con mình trước khi trời cứu!”
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ông Nguyễn Đức Thuỵ đăng ký mua 13,8 triệu cổ phiếu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Điểm danh" dự án đất nền tại Thái Nguyên trong tầm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lớp 'trường làng' có 100% em đỗ nguyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đang bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh, người dùng gặp tai...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cho con học thử 4 trường mẫu giáo, mẹ đưa ra lựa...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu