TIN MỚI
Trĩ là một căn bệnh phổ biến, ở cả nam hay nữ, người già hay trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Đáng tiếc, ngày nay càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ mà nguyên nhân chính đến từ thói quen sinh hoạt không tốt hằng ngày. Có thể nhiều người không quan tâm nhưng bệnh trĩ khởi phát không chỉ khiến người bệnh ngại ngùng mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
Nguy cơ mắc trĩ đang ngày càng gia tăng. (Ảnh: Medical Newstoday)
Tại Hoa Kỳ, bệnh trĩ là bệnh lý tiêu hóa được chẩn đoán ngoại trú đứng hàng thứ tư, chiếm 3,3 triệu lượt chăm sóc cấp cứu. Trong khi tỷ lệ hiện mắc bệnh trĩ trên toàn thế giới được ước tính 4,4% toàn thể dân số.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để đánh giá mức độ phổ biến và các yếu tố liên quan của bệnh trĩ. Tỷ lệ mắc bệnh trĩ lớn nhất ở Úc (38,93%), tiếp theo là Israel (16%) và Hàn Quốc (14,4%).
Bệnh nhân mắc trĩ luôn có cảm giác thiếu tự tin trong cuộc sống. (Ảnh: Hopkins Medicine)
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống không đủ chất xơ, táo bón, tiêu chảy, tăng huyết áp, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, mang thai và tuổi già là những yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển của bệnh trĩ. Và nguyên nhân chính khiến ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ đó là do thói quen sinh hoạt không tốt hằng ngày.
Để phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hãy cảnh giác với những triệu chứng này
1. Đi ngoài ra máu
Đối với người mắc trĩ sẽ thường có biểu hiện chảy máu: máu chảy nhỏ giọt rồi dần dần chảy nhiều, có màu đỏ tươi, trong hoặc sau khi đi tiểu hay đi ngoài. Thêm vào đó, khi ăn cay, táo bón, uống bia rượu, sau khi khuân vác nặng, máu cũng sẽ chảy ra.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu. (Ảnh: Today)
2. Khối u ở gần hậu môn
Hầu hết ở những bệnh nhân có khối u gần hậu môn đều có những biểu hiện rõ sau khi đứng lâu, ngồi xổm, đại tiện như: ngứa ngáy hậu môn, đại tiện bất thường, đau nhức, chảy máu, hậu môn luôn tiết dịch và trong trạng thái ẩm ướt.
Đây cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh trĩ, khi búi trĩ phát triển và sa xuống hậu môn gây nên những biểu hiện của bệnh khối u ngoài hậu môn như trên. Nếu thấy mình có những biểu hiện này, phải lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám và chữa trị.
3. Khó chịu ở hậu môn, ẩm ướt và không sạch sẽ
Bên cạnh việc xuất hiện khối u ngoài hậu môn thì khi búi trĩ và niêm mạc bị sa ra ngoài sẽ khiến hậu môn tăng tiết dịch nhờn, gây kích ứng vùng da xung quanh khiến hậu môn khó chịu, ẩm ướt, không sạch sẽ, ngứa quanh hậu môn.
4. Đau hậu môn
Khi đến giai đoạn nặng bệnh trĩ chuyển từ trĩ nội đơn thuần không có dấu hiệu sang sưng tấy và cảm nhận đau rõ rệt kèm theo huyết khối, chèn ép, nhiễm trùng. Trĩ nội, trĩ hỗn hợp hay trĩ ngoại sau sa búi trĩ trong 1-3 ngày đầu khởi phát, đều sẽ khiến người bệnh đau dữ dội, bứt rứt, đại tiện khó chịu. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện đau hậu môn từ 1 đến 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, phải đi khám ngay lập tức.
Nếu nhận thấy đau hậu môn nhiều ngày không khỏi cần đi khám ngay. (Ảnh: Topline md)
Để phòng tránh hiệu quả bệnh trĩ, chúng ta cần duy trì những thói quen sinh hoạt sau
1. Tập thể dục nhiều hơn
Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao đa dạng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm thiểu khả năng xuất hiện bệnh, đồng thời có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ nhất định. Tập thể dục thể thao khoa học sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, cải thiện tắc nghẽn vùng chậu, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Mặt khác, bạn có tập luyện bài tập co hậu môn, ngày 1 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 30 cái để vận động cơ vòng hậu môn. Nếu thực hiện thường xuyên sẽ cải thiện sự trở lại của tĩnh mạch trĩ, đồng thời có tác dụng nhất định đối với việc phòng ngừa và tự điều trị bệnh trĩ.
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe. (Ảnh: Sunny health fitness)
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh trĩ, có thể ăn nhiều rau, trái cây, đậu, các loại ngũ cốc thô khác chứa nhiều vitamin và chất xơ. Uống nhiều nước hơn để giữ cho phân trơn và mịn; ăn ít thức ăn cay và chất kích thích như ớt, tỏi, hành lá, mù tạt, bia, rượu v.v.
3. Xây dựng thói quen đi tiêu tốt
Nên hình thành và duy trì thói quen đi đại tiện đều đặn vào mỗi buổi sáng, điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh trĩ.
Từ bỏ thói quen xấu, không nhịn đi đại tiện khi có ý định, vì phân để lâu ngày sẽ gây ức chế phản xạ sinh lý, gây ra chứng táo bón. Bên cạnh đó còn có những thói quen như ngồi trong bồn cầu quá lâu khi đại tiện, đọc sách báo, dùng điện thoại, tất cả đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ chúng ta cần phải thay đổi.
4. Chú ý chăm sóc sức khỏe khi mang thai
Sau khi mang thai, phụ nữ sẽ tăng áp lực ổ bụng, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ, tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép bởi tử cung ngày càng to, ảnh hưởng trực tiếp đến các tĩnh mạch trĩ và dễ sinh ra bệnh trĩ.
Chú ý chăm sóc sức khỏe khi mang thai. (Ảnh: Baby center)
Ngoài ra, việc vận động khá ít khi mang thai sẽ khiến chức năng tiêu hóa bị suy yếu, phân sẽ bị đọng lại trong khoang ruột, nước trong phân bị hấp thụ gây tình trạng phân khô và sinh ra bệnh trĩ. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, bạn nên tăng cường sinh hoạt phù hợp, tránh đứng ngồi lâu, chú ý giữ cho phân không bị cản trở, sau mỗi lần đi đại tiện nên dùng nước ấm rửa phần hậu môn để cải thiện tuần hoàn máu cục bộ trong cơ thể.
5. Giữ vùng xung quanh hậu môn sạch sẽ
Hậu môn, trực tràng và đại tràng là những nơi chứa phân và bài tiết ra ngoài, phân chứa nhiều vi khuẩn và khu vực xung quanh hậu môn rất dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn này dẫn đến nhiễm trùng tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn xung quanh hậu môn. Vùng kín của phụ nữ tiếp giáp với hậu môn, dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều hơn, có thể gây kích ứng da hậu môn và sa búi trĩ.
Vì vậy, cần giữ vệ sinh vùng xung quanh hậu môn, rửa sạch hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi ngoài, hoặc dùng nước nóng để xông hậu môn cải thiện lưu thông máu ở vùng hậu môn, thay quần lót thường xuyên để ngăn ngừa bệnh trĩ.
Theo Toutiao
3 "loại bỏ", 4 "kiên trì": Càng sớm thay đổi, đầu óc càng minh mẫn, ngăn ngừa mất trí nhớ, tự chủ cuộc sống lúc về già
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Nguy cơ mắc một căn bệnh "khó nói" đang trở nên đáng báo động, để phòng tránh mắc bệnh cần NGHIÊM TÚC thực hiện 5 thói quen này mỗi ngày
Trĩ là một căn bệnh phổ biến, ở cả nam hay nữ, người già hay trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Đáng tiếc, ngày nay càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ mà nguyên nhân chính đến từ thói quen sinh hoạt không tốt hằng ngày. Có thể nhiều người không quan tâm nhưng bệnh trĩ khởi phát không chỉ khiến người bệnh ngại ngùng mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
Nguy cơ mắc trĩ đang ngày càng gia tăng. (Ảnh: Medical Newstoday)
Tại Hoa Kỳ, bệnh trĩ là bệnh lý tiêu hóa được chẩn đoán ngoại trú đứng hàng thứ tư, chiếm 3,3 triệu lượt chăm sóc cấp cứu. Trong khi tỷ lệ hiện mắc bệnh trĩ trên toàn thế giới được ước tính 4,4% toàn thể dân số.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để đánh giá mức độ phổ biến và các yếu tố liên quan của bệnh trĩ. Tỷ lệ mắc bệnh trĩ lớn nhất ở Úc (38,93%), tiếp theo là Israel (16%) và Hàn Quốc (14,4%).
Bệnh nhân mắc trĩ luôn có cảm giác thiếu tự tin trong cuộc sống. (Ảnh: Hopkins Medicine)
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống không đủ chất xơ, táo bón, tiêu chảy, tăng huyết áp, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, mang thai và tuổi già là những yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển của bệnh trĩ. Và nguyên nhân chính khiến ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ đó là do thói quen sinh hoạt không tốt hằng ngày.
Để phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hãy cảnh giác với những triệu chứng này
1. Đi ngoài ra máu
Đối với người mắc trĩ sẽ thường có biểu hiện chảy máu: máu chảy nhỏ giọt rồi dần dần chảy nhiều, có màu đỏ tươi, trong hoặc sau khi đi tiểu hay đi ngoài. Thêm vào đó, khi ăn cay, táo bón, uống bia rượu, sau khi khuân vác nặng, máu cũng sẽ chảy ra.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu. (Ảnh: Today)
2. Khối u ở gần hậu môn
Hầu hết ở những bệnh nhân có khối u gần hậu môn đều có những biểu hiện rõ sau khi đứng lâu, ngồi xổm, đại tiện như: ngứa ngáy hậu môn, đại tiện bất thường, đau nhức, chảy máu, hậu môn luôn tiết dịch và trong trạng thái ẩm ướt.
Đây cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh trĩ, khi búi trĩ phát triển và sa xuống hậu môn gây nên những biểu hiện của bệnh khối u ngoài hậu môn như trên. Nếu thấy mình có những biểu hiện này, phải lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám và chữa trị.
3. Khó chịu ở hậu môn, ẩm ướt và không sạch sẽ
Bên cạnh việc xuất hiện khối u ngoài hậu môn thì khi búi trĩ và niêm mạc bị sa ra ngoài sẽ khiến hậu môn tăng tiết dịch nhờn, gây kích ứng vùng da xung quanh khiến hậu môn khó chịu, ẩm ướt, không sạch sẽ, ngứa quanh hậu môn.
4. Đau hậu môn
Khi đến giai đoạn nặng bệnh trĩ chuyển từ trĩ nội đơn thuần không có dấu hiệu sang sưng tấy và cảm nhận đau rõ rệt kèm theo huyết khối, chèn ép, nhiễm trùng. Trĩ nội, trĩ hỗn hợp hay trĩ ngoại sau sa búi trĩ trong 1-3 ngày đầu khởi phát, đều sẽ khiến người bệnh đau dữ dội, bứt rứt, đại tiện khó chịu. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện đau hậu môn từ 1 đến 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, phải đi khám ngay lập tức.
Nếu nhận thấy đau hậu môn nhiều ngày không khỏi cần đi khám ngay. (Ảnh: Topline md)
Để phòng tránh hiệu quả bệnh trĩ, chúng ta cần duy trì những thói quen sinh hoạt sau
1. Tập thể dục nhiều hơn
Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao đa dạng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm thiểu khả năng xuất hiện bệnh, đồng thời có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ nhất định. Tập thể dục thể thao khoa học sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, cải thiện tắc nghẽn vùng chậu, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Mặt khác, bạn có tập luyện bài tập co hậu môn, ngày 1 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 30 cái để vận động cơ vòng hậu môn. Nếu thực hiện thường xuyên sẽ cải thiện sự trở lại của tĩnh mạch trĩ, đồng thời có tác dụng nhất định đối với việc phòng ngừa và tự điều trị bệnh trĩ.
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe. (Ảnh: Sunny health fitness)
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh trĩ, có thể ăn nhiều rau, trái cây, đậu, các loại ngũ cốc thô khác chứa nhiều vitamin và chất xơ. Uống nhiều nước hơn để giữ cho phân trơn và mịn; ăn ít thức ăn cay và chất kích thích như ớt, tỏi, hành lá, mù tạt, bia, rượu v.v.
3. Xây dựng thói quen đi tiêu tốt
Nên hình thành và duy trì thói quen đi đại tiện đều đặn vào mỗi buổi sáng, điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh trĩ.
Từ bỏ thói quen xấu, không nhịn đi đại tiện khi có ý định, vì phân để lâu ngày sẽ gây ức chế phản xạ sinh lý, gây ra chứng táo bón. Bên cạnh đó còn có những thói quen như ngồi trong bồn cầu quá lâu khi đại tiện, đọc sách báo, dùng điện thoại, tất cả đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ chúng ta cần phải thay đổi.
4. Chú ý chăm sóc sức khỏe khi mang thai
Sau khi mang thai, phụ nữ sẽ tăng áp lực ổ bụng, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ, tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép bởi tử cung ngày càng to, ảnh hưởng trực tiếp đến các tĩnh mạch trĩ và dễ sinh ra bệnh trĩ.
Chú ý chăm sóc sức khỏe khi mang thai. (Ảnh: Baby center)
Ngoài ra, việc vận động khá ít khi mang thai sẽ khiến chức năng tiêu hóa bị suy yếu, phân sẽ bị đọng lại trong khoang ruột, nước trong phân bị hấp thụ gây tình trạng phân khô và sinh ra bệnh trĩ. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, bạn nên tăng cường sinh hoạt phù hợp, tránh đứng ngồi lâu, chú ý giữ cho phân không bị cản trở, sau mỗi lần đi đại tiện nên dùng nước ấm rửa phần hậu môn để cải thiện tuần hoàn máu cục bộ trong cơ thể.
5. Giữ vùng xung quanh hậu môn sạch sẽ
Hậu môn, trực tràng và đại tràng là những nơi chứa phân và bài tiết ra ngoài, phân chứa nhiều vi khuẩn và khu vực xung quanh hậu môn rất dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn này dẫn đến nhiễm trùng tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn xung quanh hậu môn. Vùng kín của phụ nữ tiếp giáp với hậu môn, dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều hơn, có thể gây kích ứng da hậu môn và sa búi trĩ.
Vì vậy, cần giữ vệ sinh vùng xung quanh hậu môn, rửa sạch hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi ngoài, hoặc dùng nước nóng để xông hậu môn cải thiện lưu thông máu ở vùng hậu môn, thay quần lót thường xuyên để ngăn ngừa bệnh trĩ.
Theo Toutiao
3 "loại bỏ", 4 "kiên trì": Càng sớm thay đổi, đầu óc càng minh mẫn, ngăn ngừa mất trí nhớ, tự chủ cuộc sống lúc về già
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Nguy cơ mắc một căn bệnh "khó nói" đang trở nên đáng báo động, để phòng tránh mắc bệnh cần NGHIÊM TÚC thực hiện 5 thói quen này mỗi ngày
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu tiết lộ sai lầm nhỏ khi ăn có thể gián...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ông Nguyễn Đức Thuỵ đăng ký mua 13,8 triệu cổ phiếu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Điểm danh" dự án đất nền tại Thái Nguyên trong tầm...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lớp 'trường làng' có 100% em đỗ nguyện...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Quang Linh Vlog khoe chốt căn biệt thự nguy nga...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu