TIN MỚI
Bệnh tim mạch bao gồm cả đột quỵ có khuynh hướng phổ biến hơn vào mùa đông. Thời điểm này cũng “vô tình” trùng khớp với sự bùng phát của dịch cúm trong năm. Một số lượng rất lớn các bằng chứng đã cho thấy rằng chính cúm là tác nhân gây ra các biến cố tim mạch cấp tính cũng như tỷ lệ tử vong do tim mạch hay có liên quan đến sự nhiễm trùng do tác nhân này. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy nhiễm cúm có liên quan đáng kể với đột quỵ và cả nhồi máu cơ tim cấp.
Vắc-xin cúm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ và một số bệnh tim mạch khác đối với những người ở độ tuổi dễ mắc bệnh hay gọi là nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên, những người trưởng thành thường có xu hướng ít tiêm vắc-xin hơn những người ở độ tuổi khác, các nhà nghiên cứu trong một cuộc họp của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết.
Những người trên 50 tuổi đã được tiêm vắc-xin cúm khi nhập viện có nguy cơ đau tim thấp hơn 28% so với những người cùng độ tuổi nhưng không tiêm. Họ cũng có nguy cơ bị đột quỵ hay thiếu máu não thấp hơn 47%, nguy cơ tim ngừng đập thấp hơn 85% và nguy cơ tử vong chung thấp hơn 73%.
Vắc-xin cúm được áp dụng cho các bệnh nhân, người có nguy cơ mắc cúm cao đi kèm với những biến chứng khác. Bao gồm những người trên 50 tuổi, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, những người trong viện dưỡng lão và những người béo phì.
Chỉ có 168.325 bệnh nhân đã được tiêm phòng khi nhập viện trong tổng số 7 triệu bệnh nhân có nguy cơ nhập viện cao, dựa trên mẫu bệnh nhân nội trú quốc gia năm 2014-cơ sở dữ liệu lớn nhất của các bệnh viện Mỹ.
Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 1,8% người trưởng thành trên 50 tuổi nhập viện có khả năng được tiêm phòng trong lúc chữa trị tại bệnh viện so với 15% dân số nói chung. Tỷ lệ đã tiêm chủng cũng thấp hơn so với nhóm có nguy cơ cao khác.
Roshni Mandania, một sinh viên y khoa tại Đại học Công nghệ Texas, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Kết quả mà chúng tôi tìm thấy rất đáng kinh ngạc. Thật khó để bỏ qua tác dụng của vắc-xin cúm đối với các biến chứng tim nghiêm trọng. Những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh tim cao nên tiêm chủng cúm. Tuy nhiên, trên thực tế, vắc-xin cúm vẫn chưa được phổ biến”.
Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện ban đầu này chỉ được thực hiện để tránh lây nhiễm cúm trong bệnh viện và với vài bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Tác động tích cực của việc tiêm phòng cúm
Nghiên cứu cũng cho biết, tiêm phòng cúm và viêm phổi cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer không có cách để chữa trị, nhưng việc ngủ đủ giấc, đảm bảo dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên có thể giúp cho mỗi người giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tiêm vắc-xin cũng là một trong những cách đó.
Nếu tiêm vắc-xin cúm hoặc viêm phổi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thì điều đó nên được phổ biến với công chúng, Giám đốc Khoa học của Hiệp hội Alzheimer Maria Carrillo phát biểu với CNN.
"Chúng tôi cần nghiên cứu thêm để hiểu mối liên hệ giữa vắc-xin cúm và căn bệnh này là gì" Carrillo, người giám sát các sáng kiến nghiên cứu của hiệp hội cho biết.
"Vắc-xin có thể tác động đến bệnh một cách trực tiếp? Hay là nó có chức năng bảo vệ, như là một phần của chiến lược giảm rủi ro mà chúng ta có như hạ thấp chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể), theo dõi lượng đường trong cơ thể, theo dõi lượng cholesterol và tình trạng cao huyết áp, tập thể dục, tiêm vắc-xin."
Theo CNN
Khám phá khoa học mới: Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán 5 loại bệnh ung thư trước khi phát bệnh tới vài năm!
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Nghiên cứu khoa học phát hiện lợi ích bất ngờ khi tiêm vắc-xin cúm đầy đủ: Có thể giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ tới 50%
Bệnh tim mạch bao gồm cả đột quỵ có khuynh hướng phổ biến hơn vào mùa đông. Thời điểm này cũng “vô tình” trùng khớp với sự bùng phát của dịch cúm trong năm. Một số lượng rất lớn các bằng chứng đã cho thấy rằng chính cúm là tác nhân gây ra các biến cố tim mạch cấp tính cũng như tỷ lệ tử vong do tim mạch hay có liên quan đến sự nhiễm trùng do tác nhân này. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy nhiễm cúm có liên quan đáng kể với đột quỵ và cả nhồi máu cơ tim cấp.
Vắc-xin cúm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ và một số bệnh tim mạch khác đối với những người ở độ tuổi dễ mắc bệnh hay gọi là nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên, những người trưởng thành thường có xu hướng ít tiêm vắc-xin hơn những người ở độ tuổi khác, các nhà nghiên cứu trong một cuộc họp của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết.
Những người trên 50 tuổi đã được tiêm vắc-xin cúm khi nhập viện có nguy cơ đau tim thấp hơn 28% so với những người cùng độ tuổi nhưng không tiêm. Họ cũng có nguy cơ bị đột quỵ hay thiếu máu não thấp hơn 47%, nguy cơ tim ngừng đập thấp hơn 85% và nguy cơ tử vong chung thấp hơn 73%.
Vắc-xin cúm được áp dụng cho các bệnh nhân, người có nguy cơ mắc cúm cao đi kèm với những biến chứng khác. Bao gồm những người trên 50 tuổi, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, những người trong viện dưỡng lão và những người béo phì.
Chỉ có 168.325 bệnh nhân đã được tiêm phòng khi nhập viện trong tổng số 7 triệu bệnh nhân có nguy cơ nhập viện cao, dựa trên mẫu bệnh nhân nội trú quốc gia năm 2014-cơ sở dữ liệu lớn nhất của các bệnh viện Mỹ.
Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 1,8% người trưởng thành trên 50 tuổi nhập viện có khả năng được tiêm phòng trong lúc chữa trị tại bệnh viện so với 15% dân số nói chung. Tỷ lệ đã tiêm chủng cũng thấp hơn so với nhóm có nguy cơ cao khác.
Roshni Mandania, một sinh viên y khoa tại Đại học Công nghệ Texas, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Kết quả mà chúng tôi tìm thấy rất đáng kinh ngạc. Thật khó để bỏ qua tác dụng của vắc-xin cúm đối với các biến chứng tim nghiêm trọng. Những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh tim cao nên tiêm chủng cúm. Tuy nhiên, trên thực tế, vắc-xin cúm vẫn chưa được phổ biến”.
Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện ban đầu này chỉ được thực hiện để tránh lây nhiễm cúm trong bệnh viện và với vài bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Tác động tích cực của việc tiêm phòng cúm
Nghiên cứu cũng cho biết, tiêm phòng cúm và viêm phổi cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer không có cách để chữa trị, nhưng việc ngủ đủ giấc, đảm bảo dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên có thể giúp cho mỗi người giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tiêm vắc-xin cũng là một trong những cách đó.
Nếu tiêm vắc-xin cúm hoặc viêm phổi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thì điều đó nên được phổ biến với công chúng, Giám đốc Khoa học của Hiệp hội Alzheimer Maria Carrillo phát biểu với CNN.
"Chúng tôi cần nghiên cứu thêm để hiểu mối liên hệ giữa vắc-xin cúm và căn bệnh này là gì" Carrillo, người giám sát các sáng kiến nghiên cứu của hiệp hội cho biết.
"Vắc-xin có thể tác động đến bệnh một cách trực tiếp? Hay là nó có chức năng bảo vệ, như là một phần của chiến lược giảm rủi ro mà chúng ta có như hạ thấp chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể), theo dõi lượng đường trong cơ thể, theo dõi lượng cholesterol và tình trạng cao huyết áp, tập thể dục, tiêm vắc-xin."
Theo CNN
Khám phá khoa học mới: Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán 5 loại bệnh ung thư trước khi phát bệnh tới vài năm!
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Nghiên cứu khoa học phát hiện lợi ích bất ngờ khi tiêm vắc-xin cúm đầy đủ: Có thể giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ tới 50%
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu quy hoạch Đại học Bách khoa Hà Nội trên...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu tiết lộ sai lầm nhỏ khi ăn có thể gián...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu từ Mỹ chỉ ra một yếu tố quyết định khả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu: Bí quyết giúp bạn sở hữu bộ não của...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu: Hình dạng bàn chân tiết lộ tính cách...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu