KT-XH Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Từ lâu, phi công hay tiếp viên hàng không luôn thuộc top những ngành nghề đáng mơ ước và được rất nhiều người ngưỡng mộ. Từ nhỏ thấy máy bay lướt ngang trên trời, dám chắc ai cũng từng tấm tắc ước gì mình là người được điều khiển chiếc phi cơ khổng lồ từ độ cao hơn 10.000 mét đó.

Thế nhưng "đời không như là mơ", ngành nghề nào cũng có những mặt trái và khó khăn mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu rõ. Dưới đây chính là một vài quy tắc khắt khe mà những người phi công luôn phải tuân thủ khi muốn làm công việc này.

1. Không được để râu


Hầu hết các phi công của những hãng hàng không thương mại chỉ có thể để ria mép là nhiều nhất. Họ không được phép để râu vì nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra trên máy bay, một bộ râu có thể cản trở mặt nạ oxi đeo vừa khít vào mặt họ. Tuy vậy ở một số hãng bay, người ta vẫn cho phép phi công để râu, miễn là chúng được cắt tỉa gọn gàng.

Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ - Ảnh 1.


Việc để râu có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đeo mặt nạ oxi của phi công trong trường hợp khẩn cấp.

Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ - Ảnh 2.


Tuy vậy một số hãng hàng không vẫn cho phép phi công để râu, miễn là chúng được cắt tỉa gọn gàng một chút.

2. Không được uống nước khi đang ở trong buồng lái


Việc uống cà phê hay uống nước để tỉnh táo điều khiển chiếc phi cơ xem ra khá cần thiết nhỉ? Tuy nhiên trong ngành hàng không, đặc biệt là những hãng khai thác các chuyến bay Airbus A350, người phi công không được sử dụng các chất lỏng, vì nếu chúng lỡ đổ ra các bộ máy điều khiển thì có thể dẫn đến một số sự cố ngoài ý muốn.

Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ - Ảnh 3.


Muốn uống nước hay cafe, phi công thường phải rời khỏi buồng lái và sang khu vực phòng nghỉ của mình.

3. Không làm việc quá 8 tiếng vào ban đêm và 9 tiếng một ngày


Có một sự thật rằng trên các chuyến bay thương mại đường dài luôn phải có 2 phi công luân phiên nhau làm việc. Mục đích chính là để họ tránh bị mệt mỏi, thiếu ngủ. Trong lúc người phi công này được đảm bảo trong điều kiện tỉnh táo để điều khiển chuyến bay, người kia có thể thoải mái đánh một giấc nếu muốn.

Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ - Ảnh 4.


Hầu hết trên các chuyến bay thương mại đường dài đều luôn có 2 phi công luân phiên túc trực.

4. Không được trò chuyện ở độ cao thấp hơn 3.050m


Hầu hết các tai nạn máy bay đều xảy ra dưới độ cao này, đó là lý do tại sao "quy tắc buồng lái vô trùng" (Sterile Cockpit Rule) xuất hiện. Quy tắc này cấm các phi công làm bất kỳ điều gì khác ngoài việc điều khiển máy bay cho đến khi chúng đạt độ cao lớn hơn, trong đó bao gồm cả việc nói chuyện.

Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ - Ảnh 5.


Phi công cũng không được nói chuyện với nhau trong quá trình làm việc đâu nhé!

5. Không được tự ý lựa chọn đồ ăn


Các phi công trên cùng một chuyến bay không bao giờ được ăn cùng một loại thực phẩm. Thử tưởng tượng trường hợp xấu nhất khi cả 2 người cùng bị ngộ độc, điều này nghe thật đáng sợ có phải không?

Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ - Ảnh 6.


Nếu phi công này ăn bò, người kia bắt buộc phải ăn mì Ý hoặc ngược lại chứ không bao giờ được dùng chung 1 món.

6. Không được sử dụng các thiết bị điện tử


Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã quá quen thuộc trước quy định phải tắt tất cả các thiết bị điện tử hoặc chuyển chúng sang chế độ máy bay khi đang trong khoang hành khách. Quy định này cũng bắt buộc đối với phi công đấy, thậm chí họ còn phải tránh xa chiếc điện thoại thân yêu để không bị phân tâm khi đang điều khiển máy bay.

Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ - Ảnh 7.


Các phi công cũng phải tránh xa chiếc điện thoại thân yêu để tránh bị phân tâm khi đang trong buồng lái.

7. Thực hiện quy tắc 2 người


Điều này có nghĩa rằng lúc nào cũng phải có ít nhất 2 người trong buồng lái. Nếu 1 trong 2 phi công cần sử dụng nhà vệ sinh, đi uống nước hay nghỉ ngơi, một tiếp viên hàng không khác phải ở lại buồng lái với phi công còn lại. Đây là quy trình được thực hiện chặt chẽ trên hầu hết mọi chuyến bay thương mại.

Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ - Ảnh 8.


Nếu 1 phi công rời khỏi buồng lái, thông thường sẽ có 1 tiếp viên hàng không khác vào đó cùng với phi công còn lại.

8. Không có chuyện vừa hạ cánh và đi thẳng về nhà


Các phi công thường là người đầu tiên lên máy bay và cũng là người cuối cùng rời khỏi đó. Trước và sau khi đón hành khách, họ luôn phải tiến hành kiểm tra nhiều thứ trên máy bay. Quá trình này cũng mất khá nhiều thời gian đấy, chính vì vậy không có chuyện máy bay vừa hạ cánh thì họ sẽ được đi thẳng về nhà ngủ nghỉ đâu.

Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ - Ảnh 9.


Các phi công thường là người đầu tiên lên máy bay và cũng là người cuối cùng rời khỏi đó.


Nguồn: Brightside

Những chi tiết nhỏ chẳng ai để ý này hoá ra có thể quyết định “vận mệnh” chuyến bay, chỉ các phi công có kinh nghiệm mới hiểu rõ



Trí thức trẻ

Link bài gốc: Nghề phi công không “hào nhoáng” như bạn vẫn nghĩ đâu: Luôn phải tuân thủ loạt quy tắc nghiêm ngặt, chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,163
Bài viết
63,383
Thành viên
86,319
Thành viên mới nhất
kaitoenso

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN