KT-XH Nghệ nhân hiếm hoi chuyên "chữa bệnh" cho sách cổ tại Trung Quốc: Tinh hoa một thời sắp chìm vào dĩ vãng

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Lian Chengchun sở hữu một công việc rất độc đáo: phục chế những cuốn sách cổ của Trung Quốc. Cô là nghệ nhân có 12 năm kinh nghiệm trong nghề.

Trong một thập kỷ qua, người phụ nữ 32 tuổi này đã cần mẫn khôi phục hàng chục văn thư bị sờn, rách và mục nát. Tất cả mọi công đoạn đều được cô thực hiện bằng tay.

Theo hệ thống phân loại của Trung Quốc, sách cổ là những cuốn sách được in trước năm 1912. Một báo cáo đã chỉ ra, ước tính có khoảng 50 triệu cuốn sách như vậy đang tồn tại quốc gia này, nhưng chỉ 20 triệu cuốn trong số đó được bảo tồn. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho những người phục chế sách cổ như Lian.

*Nghệ nhân hiếm hoi chuyên chữa bệnh cho sách cổ tại Trung Quốc: Tinh hoa một thời sắp chìm vào dĩ vãng - Ảnh 1.


Nhiều cuốn sách đã bị hủy hoại theo thời gian bởi con người và môi trường tự nhiên.

“Một số bị mục nát, một số đã ố vàng, một số có vết nước, và một số thậm chí còn không thể mở ra một cách tử tế”, Lian nói. “Có vài cuốn đặc biệt khó phục chế, đặc biệt là những cuốn bị mối gặm đến mức thủng lỗ chỗ”.

Với những trường hợp này, Lian sẽ mất khoảng hơn 6 tháng để phục chế một cuốn sách.

*Nghệ nhân hiếm hoi chuyên chữa bệnh cho sách cổ tại Trung Quốc: Tinh hoa một thời sắp chìm vào dĩ vãng - Ảnh 2.


Một cuốn sách bị hư hại nặng


“Phục chế có nghĩa là đưa cuốn sách trở lại chất lượng cũ của nó”, Lian giải thích. “Sau đó, cuốn sách sẽ nhìn giống như lúc ban đầu.

Lớn lên trong gia đình có truyền thống sưu tầm đồ cổ, ngay từ bé Lian đã tỏ ra hứng thú với những cuốn sách hiếm. 20 tuổi, cô rời quê nhà Sơn Tây để lên Bắc Kinh theo đuổi ngành phục chế sách một cách nghiêm túc.

Sau đó, người phụ này đã bắt đầu làm việc tại Thư viện Quốc gia - nơi lưu giữ một trong những bộ sưu tập văn thư Trung Quốc lớn nhất thế giới. Tại đây, cô gặp một bậc thầy về phục chế sách và xin làm học trò của ông.

*Nghệ nhân hiếm hoi chuyên chữa bệnh cho sách cổ tại Trung Quốc: Tinh hoa một thời sắp chìm vào dĩ vãng - Ảnh 3.


Lian Chengchun đang phục chế lại một cuốn sách


“Trong văn hóa Trung Quốc, truyền nghề cho học trò là một phong tục lâu đời”, Lian nói. “Nghệ nhân lão làng sẽ hướng dẫn và giám sát học trò từng bước một trong quá trình đó”.

Giờ đây, Lian đã có thể tự mở một studio riêng ở Bắc Kinh và nhận phục xấp xỉ 6 cuốn sách mỗi năm. Cô cho biết, phải mất 1-2 ngày để phục chế lại một trang sách. Mỗi cuốn sách thường có khoảng 30-60 trang.

“Bước đầu tiên khi nhận một cuốn sách là đánh giá mức độ hư hỏng của nó”, Lian hướng dẫn. Sau đó, Lian sẽ chọn ra những dụng cụ cần thiết cho quá trình phục chế.

*Nghệ nhân hiếm hoi chuyên chữa bệnh cho sách cổ tại Trung Quốc: Tinh hoa một thời sắp chìm vào dĩ vãng - Ảnh 4.


Các dụng cụ cần thiết trong quá trình phục chế sách.


Mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và nghiêm túc của nghệ nhân. Mỗi trang sách lại có những cách riêng để phục chế.

“Trang này bị khô hay ẩm? Mình nên dùng bột giấy hay giấy để phục chế nó? Có cần phải chính xác đến từng mm không?”, Lian nói. Chỉ một bước sai cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cả cuốn sách.

*Nghệ nhân hiếm hoi chuyên chữa bệnh cho sách cổ tại Trung Quốc: Tinh hoa một thời sắp chìm vào dĩ vãng - Ảnh 5.


Việc phục chế một cuốn sách có rất nhiều bước nhỏ, đòi hỏi nghệ nhân phải vững tay nghề.


Phần lớn khách hàng của Lian là các nhà đấu giá và các nhà sưu tầm sách tư nhân. Dù vậy, đây là một ngành công nghiệp khá nhỏ. Người phụ nữ này cho biết, cô có thể đếm số lượng các nghệ nhân phục chế sách toàn thời gian trên đầu ngón tay.

“Có rất nhiều người muốn học cách phục chế sách”, cô cho biết. “Tuy nhiên, họ chỉ coi đó là sở thích, không phải một ngành nghề để theo đuổi lâu dài”.

*Nghệ nhân hiếm hoi chuyên chữa bệnh cho sách cổ tại Trung Quốc: Tinh hoa một thời sắp chìm vào dĩ vãng - Ảnh 6.


Lian tiết lộ rằng nghề phục chế sách có mức lương khởi điểm khá thấp, bởi kỹ năng và tay nghề phải được trau dồi theo thời gian. Hơn nữa, những người như cô phải ngồi một chỗ cả ngày, đầu luôn cúi gằm để săm soi từng trang sách.

“Tôi luôn mất khái niệm về thời gian. Mỗi lần ngồi xuống rồi ngẩng mặt lên là một ngày đã trôi qua”, Lian chia sẻ.

“Trở thành nghệ nhân phục chế sách cổ là việc thực sự khó”, cô nói. “Giờ đây, xã hội phát triển rất nhanh; con người ngày càng có nhiều đồ điện tử. Chẳng còn mấy ai muốn kế thừa nghề này nữa”.

(Theo Goldthread)

Điều thú vị có 1-0-2 về cách làm món mì trứ danh Trung Quốc: Mỗi bát chỉ có một sợi, người ăn được sợi mì càng dài thì càng trường thọ

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Link bài gốc: Nghệ nhân hiếm hoi chuyên "chữa bệnh" cho sách cổ tại Trung Quốc: Tinh hoa một thời sắp chìm vào dĩ vãng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,153
Bài viết
63,372
Thành viên
86,574
Thành viên mới nhất
jadesquare

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN