Cổ phiếu Vietcombank lên mức 3 con số, lập kỷ lục về giá trị vốn hóa
Tuần qua (5-9/6/2023), cổ phiếu ngân hàng diễn biến khá phân hóa với 12 mã giảm giá và 13 mã tăng giá.
Trong đó, cổ phiếu NVB của ngân hàng Quốc dân (NCB) tăng mạnh nhất ngành (6%), đóng cửa ngày 9/6 ở giá 15.800 đồng/cp. Từ đầu tháng 5 đến nay, cổ phiếu này đã tăng giá hơn 20%.
Cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là VCB của Vietcombank (5,9%). Với đà tăng mạnh tuần qua, cổ phiếu VCB tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mốc 100.000 đồng/cp. Vốn hóa của Vietcombank đã lên hơn 475 nghìn tỷ đồng, tương đương với hơn 20 tỷ USD.
Mức vốn hóa này gần bằng tổng giá trị thị trường của hai doanh nghiệp đứng kế sau là BIDV và VHM, đồng thời là mức vốn hóa cao nhất mà một doanh nghiệp trong nước đạt được. Thậm chí, vốn hóa của Vietcombank còn vượt nhiều ngân hàng khác trên thế giới và xấp xỉ vốn hóa của ngân hàng hàng đầu của Đức là Deutsche Bank.
Các mã tăng mạnh tiếp theo chủ yếu là cổ phiếu nhỏ trên UPCoM như PGB (5,5%), KLB (3,6%), SGB (2,9%),…Một số mã niêm yết trên HoSE cũng có diễn biến tích cực như MSB (3,1%), MBB (2,8%), VIB (1,5%),…
Chiều ngược lại, có khá nhiều cổ phiếu ngân hàng giảm giá, trong đó có những cổ phiếu lớn như BID (-2,8%), VPB (-1,8%), CTG (-1%).
Thanh khoản toàn ngành vẫn đang duy trì tương đương tuần trước, với giá trị giao dịch khớp lệnh hơn 16.300 tỷ, tương đương hơn 3.200 tỷ đồng/phiên. Trong đó, SHB có thanh khoản cao nhất đạt 2.300 tỷ đồng. STB cũng có có thanh khoản trên 2.000 tỷ trong tuần qua.
Ngân hàng dồn dập chia cổ tức
Trong thời gian gần đây, một loạt ngân hàng đã thông báo ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện chia cổ tức, cổ phiếu thưởng.
Mới nhất, VIB thông báo 23/6 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20% từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/6.
MB cũng quyết định chốt danh sách cổ đông vào ngày 15/6/2023 để thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu nhận được 500 đồng). Thời gian thanh toán cổ tức là ngày 10/7/2023. Ngoài ra, ngân hàng này còn có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, qua đó tăng vốn điều lệ thêm 6.801 tỷ đồng.
Trước đó, TPBank thông báo 12/6 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận quyền hưởng cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 39,19%. Theo đó, TPBank sẽ phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.198 tỷ đồng.
Vào tuần trước, ACB cũng đã chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức vào ngày 2/6/2023 với tổng tỷ lệ 25%. Trong đó, ngân hàng sẽ trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu, tức 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng. Ngày thanh toán là 12/6/2023. Bên cạnh đó, ACB cũng trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, tức người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới.
Bên cạnh các ngân hàng đã thông báo ngày chốt danh sách cổ đông, một số ngân hàng như Vietcombank, OCB, LPBank, SeABank cũng mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận phương án tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, thưởng. Đây là thủ tục cuối cùng để các ngân hàng tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Ngân hàng tư nhân lớn tiếp tục giảm lãi suất huy động
Sacombank cho biết, từ ngày 12/6, nhà băng này áp dụng biểu lãi suất huy động mới đối với khách hàng cá nhân. Theo đó, lãi suất tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên giảm 0,2-0,35 điểm %.
Tương tự với HDBank , ngân hàng cũng giảm đồng loạt lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng từ ngày 12/6, mức giảm 0,2%. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng, 13 tháng của HDBank chỉ còn 7,7%/năm. Lãi suất kỳ hạn 36 tháng được giữ nguyên mức 6,9%/năm.
Trước đó, từ ngày 7/6, VPBank giảm đồng loạt 0,3 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. SCB cũng giảm 0,4 - 0,45 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Từ đầu tháng 6, Techcombank giảm thêm 0,05 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Một ngân hàng tư nhân lớn khác là SHB cũng đã giảm 0,2-0,3 điểm % lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, bắt đầu từ ngày 1/6.
Đây là đợt giảm lãi suất lần thứ hai trong chưa đầy nửa tháng qua của các ngân hàng nói trên. Trước đó, hầu hết những ngân hàng này chỉ giảm 0,5 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn dưới 6 tháng từ ngày 25/5 và giữ nguyên tại các kỳ hạn dài.
Hiện lãi suất huy động cao nhất của nhóm ngân hàng lớn là từ 6,8% đến 7,7%/năm. Trong đó, những ngân hàng lớn có lãi suất top đầu có thể kể đến HDBank (7,7%/năm), SHB (7,7%/năm), VPBank (7,5%/năm), ACB (7,5%/năm). Trong khi đó, Techcombank, Sacombank, MB đã điều chỉnh xuống dưới 7,5%/năm.
Ngân hàng Xây dựng sắp chuyển giao bắt buộc về Vietcombank
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 5/6, ông Đàm Minh Đức, Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Xây Dựng (CB), cho biết: "Dự kiến khoảng 6 tháng nữa Vietcombank sẽ trở thành ngân hàng mẹ của CB. Vừa qua, Bộ Chính trị cũng đã phê duyệt chủ trương này. CB cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chuyển giao bắt buộc về Vietcombank".
Theo lãnh đạo CB, được chuyển giao về một trong những tổ chức tín dụng hàng đầu Việt Nam sẽ mở ra hành trình mới với CB, sau hơn 8 năm kiên định trên hành trình tái cơ cấu.
Trên thị trường từ lâu đã đồn đoán về khả năng Vietcombank sẽ nhận chuyển giao CB. Trước đó, năm 2015, khi CB bị mua lại bắt buộc 0 đồng và kiểm soát đặc biệt do thua lỗ, âm vốn, Vietcombank đã được chỉ định tham gia hỗ trợ ngân hàng này tái cơ cấu.
Về phía Vietcombank , năm 2022, ngân hàng đã xin ý kiến cổ đông về chủ trương nhận chuyển giao bắt buộc (CGBB) một tổ chức tín dụng. Dù không chia sẻ chi tiết về đối tượng hướng tới, song ban lãnh đạo Vietcombank cho biết đây là tổ chức tín dụng này đang nằm trong danh sách các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt của NHNN. Đồng thời, Phó Tổng Giám đốc Phùng Nguyễn Hải Yên cũng xác nhận khoản nợ xấu hơn 4.000 tỷ của tổ chức tín dụng khác trong BCTC Vietcombank năm 2021 có liên quan đến Ngân hàng Xây Dựng.
Ban lãnh đạo Vietcombank khi đó cho biết, sau khi Vietcombank nhận CGBB, TCTD được chuyển giao sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vietcombank sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất BCTC vào BCTC hợp nhất của Vietcombank.
Bên cạnh đó, Vietcombank không góp vốn vào TCTD trong thời gian TCTD còn lỗ lũy kế; Vietcombank không chịu trách nhiệm về thanh khoản và các nghĩa vụ tài chính của TCTD trong thời gian thực hiện phương án CGBB;
Vietcombank sẽ tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ tại Phương án CGBB được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chủ tịch ACB gây "sốt" mạng xã hội với vũ đạo 'Cô đơn trên sofa'
Những ngày qua, Chủ tịch Ngân hàng ACB - Trần Hùng Huy là cái tên đang gây bão trên mạng xã hội sau đêm Gala kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng ACB với hình ảnh vừa đàn, hát, vừa thể hiện vũ đạo trên sâu khấu như một nghệ sỹ chuyên nghiệp.
Màn trình diễn tự đàn piano, tự hát và nhảy "dưới mưa" cùng dàn vũ công đã phủ sóng khắp mạng xã hội, từ Facebook đến TikTok. Theo thống kê của YouNet SocialTrend, màn trình diễn "gây sốt" của Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy đứng thứ 1 trong bảng xếp hạng chủ đề âm nhạc hot nhất trên mạng xã hội trong 24 giờ (5/6 - 6/6/2023).
Ông Trần Hùng Huy sinh năm 1978, là con trai cả của ông Trần Mộng Hùng - một đại gia ngân hàng kì cựu và là một trong những người sáng lập Ngân hàng ACB. Ông giữ chức Chủ tịch ACB từ tháng 9/2012 khi mới 34 tuổi và đảm nhiệm vị trí này trong hơn 10 năm qua.
Chủ tịch ACB tốt nghiệp cử nhân với ba chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh vào năm 2002 tại Đại học Chapman, Hoa Kỳ. Năm 2011, ông nhận học vị tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Golden Gate, Hoa Kỳ.
Không chỉ có ngoại hình điển trai và học vấn “khủng”, ông Trần Hùng Huy còn là một trong 40 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản ước tính khoảng 2.900 tỷ đồng.
Ông Trần Hùng Huy là vị chủ tịch ngân hàng đặc biệt, là chủ tịch ngân hàng duy nhất tại Việt Nam công khai tài khoản mạng xã hội Facebook. Trên trang cá nhân của mình, ông thường xuyên chia sẻ cuộc sống thường ngày cũng như những hoạt động cùng ngân hàng ACB.
Cách đây 5 năm (2018) khi ACB tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập, ông Trần Hùng Huy cũng đã “gây sốt” mạng xã hội khi thể hiện tài năng âm nhạc của mình, trình diễn loạt bài hát như Ngày Mai Em Đi, Uptown Funk, Attention...
Link bài gốc: Ngân hàng tuần qua: Vietcombank xác lập kỷ lục trên TTCK, Chủ tịch ACB gây "sốt" mạng xã hội
Tuần qua (5-9/6/2023), cổ phiếu ngân hàng diễn biến khá phân hóa với 12 mã giảm giá và 13 mã tăng giá.
Trong đó, cổ phiếu NVB của ngân hàng Quốc dân (NCB) tăng mạnh nhất ngành (6%), đóng cửa ngày 9/6 ở giá 15.800 đồng/cp. Từ đầu tháng 5 đến nay, cổ phiếu này đã tăng giá hơn 20%.
Cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là VCB của Vietcombank (5,9%). Với đà tăng mạnh tuần qua, cổ phiếu VCB tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mốc 100.000 đồng/cp. Vốn hóa của Vietcombank đã lên hơn 475 nghìn tỷ đồng, tương đương với hơn 20 tỷ USD.
Mức vốn hóa này gần bằng tổng giá trị thị trường của hai doanh nghiệp đứng kế sau là BIDV và VHM, đồng thời là mức vốn hóa cao nhất mà một doanh nghiệp trong nước đạt được. Thậm chí, vốn hóa của Vietcombank còn vượt nhiều ngân hàng khác trên thế giới và xấp xỉ vốn hóa của ngân hàng hàng đầu của Đức là Deutsche Bank.
Các mã tăng mạnh tiếp theo chủ yếu là cổ phiếu nhỏ trên UPCoM như PGB (5,5%), KLB (3,6%), SGB (2,9%),…Một số mã niêm yết trên HoSE cũng có diễn biến tích cực như MSB (3,1%), MBB (2,8%), VIB (1,5%),…
Chiều ngược lại, có khá nhiều cổ phiếu ngân hàng giảm giá, trong đó có những cổ phiếu lớn như BID (-2,8%), VPB (-1,8%), CTG (-1%).
Thanh khoản toàn ngành vẫn đang duy trì tương đương tuần trước, với giá trị giao dịch khớp lệnh hơn 16.300 tỷ, tương đương hơn 3.200 tỷ đồng/phiên. Trong đó, SHB có thanh khoản cao nhất đạt 2.300 tỷ đồng. STB cũng có có thanh khoản trên 2.000 tỷ trong tuần qua.
Ngân hàng dồn dập chia cổ tức
Trong thời gian gần đây, một loạt ngân hàng đã thông báo ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện chia cổ tức, cổ phiếu thưởng.
Mới nhất, VIB thông báo 23/6 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20% từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/6.
MB cũng quyết định chốt danh sách cổ đông vào ngày 15/6/2023 để thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu nhận được 500 đồng). Thời gian thanh toán cổ tức là ngày 10/7/2023. Ngoài ra, ngân hàng này còn có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, qua đó tăng vốn điều lệ thêm 6.801 tỷ đồng.
Trước đó, TPBank thông báo 12/6 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận quyền hưởng cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 39,19%. Theo đó, TPBank sẽ phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.198 tỷ đồng.
Vào tuần trước, ACB cũng đã chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức vào ngày 2/6/2023 với tổng tỷ lệ 25%. Trong đó, ngân hàng sẽ trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu, tức 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng. Ngày thanh toán là 12/6/2023. Bên cạnh đó, ACB cũng trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, tức người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới.
Bên cạnh các ngân hàng đã thông báo ngày chốt danh sách cổ đông, một số ngân hàng như Vietcombank, OCB, LPBank, SeABank cũng mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận phương án tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, thưởng. Đây là thủ tục cuối cùng để các ngân hàng tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Ngân hàng tư nhân lớn tiếp tục giảm lãi suất huy động
Sacombank cho biết, từ ngày 12/6, nhà băng này áp dụng biểu lãi suất huy động mới đối với khách hàng cá nhân. Theo đó, lãi suất tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên giảm 0,2-0,35 điểm %.
Tương tự với HDBank , ngân hàng cũng giảm đồng loạt lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng từ ngày 12/6, mức giảm 0,2%. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng, 13 tháng của HDBank chỉ còn 7,7%/năm. Lãi suất kỳ hạn 36 tháng được giữ nguyên mức 6,9%/năm.
Trước đó, từ ngày 7/6, VPBank giảm đồng loạt 0,3 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. SCB cũng giảm 0,4 - 0,45 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Từ đầu tháng 6, Techcombank giảm thêm 0,05 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Một ngân hàng tư nhân lớn khác là SHB cũng đã giảm 0,2-0,3 điểm % lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, bắt đầu từ ngày 1/6.
Đây là đợt giảm lãi suất lần thứ hai trong chưa đầy nửa tháng qua của các ngân hàng nói trên. Trước đó, hầu hết những ngân hàng này chỉ giảm 0,5 điểm % lãi suất huy động tại các kỳ hạn dưới 6 tháng từ ngày 25/5 và giữ nguyên tại các kỳ hạn dài.
Hiện lãi suất huy động cao nhất của nhóm ngân hàng lớn là từ 6,8% đến 7,7%/năm. Trong đó, những ngân hàng lớn có lãi suất top đầu có thể kể đến HDBank (7,7%/năm), SHB (7,7%/năm), VPBank (7,5%/năm), ACB (7,5%/năm). Trong khi đó, Techcombank, Sacombank, MB đã điều chỉnh xuống dưới 7,5%/năm.
Ngân hàng Xây dựng sắp chuyển giao bắt buộc về Vietcombank
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 5/6, ông Đàm Minh Đức, Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Xây Dựng (CB), cho biết: "Dự kiến khoảng 6 tháng nữa Vietcombank sẽ trở thành ngân hàng mẹ của CB. Vừa qua, Bộ Chính trị cũng đã phê duyệt chủ trương này. CB cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho công tác chuyển giao bắt buộc về Vietcombank".
Theo lãnh đạo CB, được chuyển giao về một trong những tổ chức tín dụng hàng đầu Việt Nam sẽ mở ra hành trình mới với CB, sau hơn 8 năm kiên định trên hành trình tái cơ cấu.
Trên thị trường từ lâu đã đồn đoán về khả năng Vietcombank sẽ nhận chuyển giao CB. Trước đó, năm 2015, khi CB bị mua lại bắt buộc 0 đồng và kiểm soát đặc biệt do thua lỗ, âm vốn, Vietcombank đã được chỉ định tham gia hỗ trợ ngân hàng này tái cơ cấu.
Về phía Vietcombank , năm 2022, ngân hàng đã xin ý kiến cổ đông về chủ trương nhận chuyển giao bắt buộc (CGBB) một tổ chức tín dụng. Dù không chia sẻ chi tiết về đối tượng hướng tới, song ban lãnh đạo Vietcombank cho biết đây là tổ chức tín dụng này đang nằm trong danh sách các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt của NHNN. Đồng thời, Phó Tổng Giám đốc Phùng Nguyễn Hải Yên cũng xác nhận khoản nợ xấu hơn 4.000 tỷ của tổ chức tín dụng khác trong BCTC Vietcombank năm 2021 có liên quan đến Ngân hàng Xây Dựng.
Ban lãnh đạo Vietcombank khi đó cho biết, sau khi Vietcombank nhận CGBB, TCTD được chuyển giao sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vietcombank sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất BCTC vào BCTC hợp nhất của Vietcombank.
Bên cạnh đó, Vietcombank không góp vốn vào TCTD trong thời gian TCTD còn lỗ lũy kế; Vietcombank không chịu trách nhiệm về thanh khoản và các nghĩa vụ tài chính của TCTD trong thời gian thực hiện phương án CGBB;
Vietcombank sẽ tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ tại Phương án CGBB được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chủ tịch ACB gây "sốt" mạng xã hội với vũ đạo 'Cô đơn trên sofa'
Những ngày qua, Chủ tịch Ngân hàng ACB - Trần Hùng Huy là cái tên đang gây bão trên mạng xã hội sau đêm Gala kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng ACB với hình ảnh vừa đàn, hát, vừa thể hiện vũ đạo trên sâu khấu như một nghệ sỹ chuyên nghiệp.
Màn trình diễn tự đàn piano, tự hát và nhảy "dưới mưa" cùng dàn vũ công đã phủ sóng khắp mạng xã hội, từ Facebook đến TikTok. Theo thống kê của YouNet SocialTrend, màn trình diễn "gây sốt" của Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy đứng thứ 1 trong bảng xếp hạng chủ đề âm nhạc hot nhất trên mạng xã hội trong 24 giờ (5/6 - 6/6/2023).
Ông Trần Hùng Huy sinh năm 1978, là con trai cả của ông Trần Mộng Hùng - một đại gia ngân hàng kì cựu và là một trong những người sáng lập Ngân hàng ACB. Ông giữ chức Chủ tịch ACB từ tháng 9/2012 khi mới 34 tuổi và đảm nhiệm vị trí này trong hơn 10 năm qua.
Chủ tịch ACB tốt nghiệp cử nhân với ba chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh vào năm 2002 tại Đại học Chapman, Hoa Kỳ. Năm 2011, ông nhận học vị tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Golden Gate, Hoa Kỳ.
Không chỉ có ngoại hình điển trai và học vấn “khủng”, ông Trần Hùng Huy còn là một trong 40 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản ước tính khoảng 2.900 tỷ đồng.
Ông Trần Hùng Huy là vị chủ tịch ngân hàng đặc biệt, là chủ tịch ngân hàng duy nhất tại Việt Nam công khai tài khoản mạng xã hội Facebook. Trên trang cá nhân của mình, ông thường xuyên chia sẻ cuộc sống thường ngày cũng như những hoạt động cùng ngân hàng ACB.
Cách đây 5 năm (2018) khi ACB tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập, ông Trần Hùng Huy cũng đã “gây sốt” mạng xã hội khi thể hiện tài năng âm nhạc của mình, trình diễn loạt bài hát như Ngày Mai Em Đi, Uptown Funk, Attention...
Link bài gốc: Ngân hàng tuần qua: Vietcombank xác lập kỷ lục trên TTCK, Chủ tịch ACB gây "sốt" mạng xã hội
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu