Thống kê từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong tháng 8, có tới 10 đợt phát hành trái phiếu của các ngân hàng với giá trị phát hành lên tới hơn 12.000 tỷ đồng. Trong đó, ACB có 3 đợt phát hành với tổng giá trị 6.500 tỷ đồng, MSB phát hành 1.000 tỷ đồng, OCB 2.000 tỷ đồng, BacABank 800 tỷ đồng, BIDV 700 tỷ đồng…
Trái phiếu ngân hàng nhộn nhịp phát hành.
Hội đồng quản trị HDBank cũng vừa thông qua phương án phát hành ra công chúng tối đa 5.000 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 7 năm. Trái phiếu được phát hành nhằm mục đích bổ sung vốn cấp 2, cải thiện hệ số an toàn vốn và phục vụ nhu cầu vay của khách hàng.
Như vậy, phát hành trái phiếu ngân hàng bất ngờ nóng trở lại 2 tháng gần đây sau khi “đóng băng” suốt nửa đầu năm nay. Nguyên nhân là nhiều đơn vị kiểm toán từ chối xác nhận tình hình sử dụng trái phiếu của các ngân hàng, khiến việc phát hành mới bế tắc.
Cụ thể, theo quy định của Nghị định 65 của Chính phủ quy định mua bán trái phiếu, tất cả doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải công bố thông tin định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình sử dụng vốn trái phiếu còn dư nợ được kiểm soát bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện.
Sau phát hành số tiền mà các ngân hàng huy động được từ trái phiếu với nguồn khác (tiền gửi dân cư, chứng chỉ tiền gửi…) được hòa làm một, nên kiểm toán khó xác định “đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương”.
Tuy nhiên, khó khăn này đã được tháo gỡ cuối quý II/2023 khiến phát hành trái phiếu ngân hàng hai tháng gần đây tăng trở lại.
Ở chiều ngược lại, ngân hàng cũng ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn. Cụ thể, OCB là ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất với 3.000 tỷ đồng, chia làm 3 đợt. Các ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn tiếp theo là Sacombank (1.300 tỷ đồng, chia làm 2 đợt), HDBank (1.000 tỷ), MSB (1.000 tỷ), VIB (300 tỷ, chia làm 2 đợt).
Sở dĩ ngân hàng chạy đua mua lại trái phiếu trước hạn là do đang dư thừa thanh khoản. Việc mua lại trái phiếu trước hạn sẽ giúp ngân hàng giảm dư thừa vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện hệ số an toàn vốn.
Thực tế, nhiều ngân hàng một mặt mua lại trái phiếu trước hạn ở các kỳ hạn 2 - 3 năm, một mặt lại phát hành các lô trái phiếu mới kỳ hạn 5 - 10 năm.
Link bài gốc: Ngân hàng nhộn nhịp phát hành trái phiếu
Trái phiếu ngân hàng nhộn nhịp phát hành.
Hội đồng quản trị HDBank cũng vừa thông qua phương án phát hành ra công chúng tối đa 5.000 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 7 năm. Trái phiếu được phát hành nhằm mục đích bổ sung vốn cấp 2, cải thiện hệ số an toàn vốn và phục vụ nhu cầu vay của khách hàng.
Như vậy, phát hành trái phiếu ngân hàng bất ngờ nóng trở lại 2 tháng gần đây sau khi “đóng băng” suốt nửa đầu năm nay. Nguyên nhân là nhiều đơn vị kiểm toán từ chối xác nhận tình hình sử dụng trái phiếu của các ngân hàng, khiến việc phát hành mới bế tắc.
Cụ thể, theo quy định của Nghị định 65 của Chính phủ quy định mua bán trái phiếu, tất cả doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải công bố thông tin định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình sử dụng vốn trái phiếu còn dư nợ được kiểm soát bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện.
Sau phát hành số tiền mà các ngân hàng huy động được từ trái phiếu với nguồn khác (tiền gửi dân cư, chứng chỉ tiền gửi…) được hòa làm một, nên kiểm toán khó xác định “đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương”.
Tuy nhiên, khó khăn này đã được tháo gỡ cuối quý II/2023 khiến phát hành trái phiếu ngân hàng hai tháng gần đây tăng trở lại.
Ở chiều ngược lại, ngân hàng cũng ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn. Cụ thể, OCB là ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất với 3.000 tỷ đồng, chia làm 3 đợt. Các ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn tiếp theo là Sacombank (1.300 tỷ đồng, chia làm 2 đợt), HDBank (1.000 tỷ), MSB (1.000 tỷ), VIB (300 tỷ, chia làm 2 đợt).
Sở dĩ ngân hàng chạy đua mua lại trái phiếu trước hạn là do đang dư thừa thanh khoản. Việc mua lại trái phiếu trước hạn sẽ giúp ngân hàng giảm dư thừa vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện hệ số an toàn vốn.
Thực tế, nhiều ngân hàng một mặt mua lại trái phiếu trước hạn ở các kỳ hạn 2 - 3 năm, một mặt lại phát hành các lô trái phiếu mới kỳ hạn 5 - 10 năm.
Link bài gốc: Ngân hàng nhộn nhịp phát hành trái phiếu
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu