Ngày 8/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi tới thăm, chúc tết Ngân hàng Nhà nước.
Báo cáo Thủ tướng, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, năm 2021, ngành ngân hàng triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, tiếp tục gây ảnh hưởng lên chuỗi giá trị toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Cầu quốc tế hồi phục chậm tác động không thuận lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam; xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu, chuyển hướng thương mại,... là những yếu tố bất định khiến công tác phân tích, dự báo trở nên khó khăn hơn, đặt ra những thách thức lớn đối với công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của nền kinh tế và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Thứ nhất, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đã góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp; tập trung nguồn vốn hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế; giữ ổn định và thông suốt thị trường tiền tệ; cắt giảm mạnh mặt bằng lãi suất cho vay; tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Thứ hai, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục giữ vững ổn định ngay cả khi thị trường quốc tế biến động mạnh.
Thứ ba, triển khai nhiều biện pháp nhằm chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp,như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp tục vay mới khôi phục và ổn định sản xuất - kinh doanh.
Thứ tư, công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo Đề án 1058 giai đoạn 2016-2021 đã đạt được những kết quả quan trọng; sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm; các ngân hàng mua bắt buộc được giám sát, củng cố từng bước...
Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận, hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới.
Cụ thể, rủi ro lạm phát có nguy cơ tăng cao khi giá nguyên, nhiên, vật liệu của thế giới vẫn ở mức cao (chi phí đẩy) và áp lực phục hồi kinh tế trong nước nửa cuối năm 2022 (cầu kéo); xu hướng thắt chặt CSTT của nhiều quốc gia, độ trễ của cá gói kích thích kinh tế khá lớn 2 năm qua sẽ tác động tới diễn biến lạm phát, thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước, nhất là khi nền kinh tế của chúng ta có độ mở cửa cao.
Bên cạnh đó, nguy cơ nợ xấu tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh; doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn dẫn đến khó đảm bảo thực hiện được mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ trước mắt là hết sức cần thiết nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu gia tăng và rủi ro kỳ hạn thanh khoản trong trung hạn. Việc cung ứng vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng trong khi nguồn vốn ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản cho hệ thống TCTD.
Tái cơ cấu các TCTD là một vấn đề rất lớn mà ngành ngân hàng đang tập trung triển khai nhưng còn đang gặp rất nhiều khó khăn..
Ngoài ra, vốn điều lệ các ngân hàng thương mại Nhà nước tăng chưa tương xứng với vai trò, vị thế chủ đạo dẫn dắt thị trường đã hạn chế năng lực của các ngân hàng này trong vai trò chủ lực, trụ cột thực hiện chính sách của nhà nước, của Chính phủ, đặc biệt là việc mở rộng các chương trình tín dụng chính sách, tham gia vào các dự án lớn, các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia để góp phần khôi phục nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã kiến nghị với Thủ tướng 5 vấn đề quan trọng của ngành ngân hàng nhằm đạt được những mục tiêu đề ra năm 2022.
Cụ thể, Phó Thống đốc đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, sớm phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025 và phương án cơ cấu lại các ngân hàng mua bắt buộc để có cơ sở triển khai thực hiện.
NHNN cũng mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với NHNN để triển khai gói hỗ trợ 40 nghìn tỷ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo triển khai sớm, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng mục tiêu.
Bên cạnh đó, Phó Thống đốc cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này tăng cường năng lực tài chính, phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn của nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, NHNN kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội gia hạn thời gian áp dụng Nghị quyết 42 để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, song song với việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng một luật về xử lý nợ xấu của nền kinh tế.
Để mở rộng hệ sinh thái số và phát triển dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số, NHNN đề xuất với Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chú trọng đẩy mạnh phát triển, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu trong từng ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế địa phương, vùng, lãnh thổ, tạo thuận lợi cho việc tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các ngân hàng, trung gian thanh toán.
Link bài gốc: Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Thủ tướng 5 vấn đề quan trọng của ngành ngân hàng năm 2022
Báo cáo Thủ tướng, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, năm 2021, ngành ngân hàng triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, tiếp tục gây ảnh hưởng lên chuỗi giá trị toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Cầu quốc tế hồi phục chậm tác động không thuận lợi đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam; xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu, chuyển hướng thương mại,... là những yếu tố bất định khiến công tác phân tích, dự báo trở nên khó khăn hơn, đặt ra những thách thức lớn đối với công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của nền kinh tế và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Thứ nhất, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đã góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp; tập trung nguồn vốn hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế; giữ ổn định và thông suốt thị trường tiền tệ; cắt giảm mạnh mặt bằng lãi suất cho vay; tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Thứ hai, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục giữ vững ổn định ngay cả khi thị trường quốc tế biến động mạnh.
Thứ ba, triển khai nhiều biện pháp nhằm chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp,như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp tục vay mới khôi phục và ổn định sản xuất - kinh doanh.
Thứ tư, công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo Đề án 1058 giai đoạn 2016-2021 đã đạt được những kết quả quan trọng; sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm; các ngân hàng mua bắt buộc được giám sát, củng cố từng bước...
Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận, hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới.
Cụ thể, rủi ro lạm phát có nguy cơ tăng cao khi giá nguyên, nhiên, vật liệu của thế giới vẫn ở mức cao (chi phí đẩy) và áp lực phục hồi kinh tế trong nước nửa cuối năm 2022 (cầu kéo); xu hướng thắt chặt CSTT của nhiều quốc gia, độ trễ của cá gói kích thích kinh tế khá lớn 2 năm qua sẽ tác động tới diễn biến lạm phát, thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước, nhất là khi nền kinh tế của chúng ta có độ mở cửa cao.
Bên cạnh đó, nguy cơ nợ xấu tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh; doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn dẫn đến khó đảm bảo thực hiện được mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ trước mắt là hết sức cần thiết nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu gia tăng và rủi ro kỳ hạn thanh khoản trong trung hạn. Việc cung ứng vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng trong khi nguồn vốn ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản cho hệ thống TCTD.
Tái cơ cấu các TCTD là một vấn đề rất lớn mà ngành ngân hàng đang tập trung triển khai nhưng còn đang gặp rất nhiều khó khăn..
Ngoài ra, vốn điều lệ các ngân hàng thương mại Nhà nước tăng chưa tương xứng với vai trò, vị thế chủ đạo dẫn dắt thị trường đã hạn chế năng lực của các ngân hàng này trong vai trò chủ lực, trụ cột thực hiện chính sách của nhà nước, của Chính phủ, đặc biệt là việc mở rộng các chương trình tín dụng chính sách, tham gia vào các dự án lớn, các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia để góp phần khôi phục nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã kiến nghị với Thủ tướng 5 vấn đề quan trọng của ngành ngân hàng nhằm đạt được những mục tiêu đề ra năm 2022.
Cụ thể, Phó Thống đốc đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, sớm phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025 và phương án cơ cấu lại các ngân hàng mua bắt buộc để có cơ sở triển khai thực hiện.
NHNN cũng mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với NHNN để triển khai gói hỗ trợ 40 nghìn tỷ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo triển khai sớm, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng mục tiêu.
Bên cạnh đó, Phó Thống đốc cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này tăng cường năng lực tài chính, phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn của nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, NHNN kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội gia hạn thời gian áp dụng Nghị quyết 42 để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, song song với việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng một luật về xử lý nợ xấu của nền kinh tế.
Để mở rộng hệ sinh thái số và phát triển dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số, NHNN đề xuất với Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chú trọng đẩy mạnh phát triển, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu trong từng ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế địa phương, vùng, lãnh thổ, tạo thuận lợi cho việc tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các ngân hàng, trung gian thanh toán.
Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Thủ tướng 5 vấn đề quan trọng của ngành ngân hàng năm 2022
Đáng chú ý, đại diện NHNN đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm tăng vốn điều lệ cho nhóm Big4, tạo điều kiện cho các ngân hàng này tăng cường năng lực tài chính, phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách.
cafef.vn
Link bài gốc: Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Thủ tướng 5 vấn đề quan trọng của ngành ngân hàng năm 2022
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu