TIN MỚI
Ngân hàng Xây dựng (CBBank) vừa thông báo cho biết, thời gian qua, nhiều khách hàng phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng lừa đảo thu phí mở thẻ tín dụng giả của nhiều ngân hàng.
Để tạo niềm tin, các đối tượng này lập trang web, gửi thư điện tử gắn với tên thương hiệu ngân hàng hoặc gọi điện thoại tự xưng mình là nhân viên để tiếp thị và hướng dẫn khách hàng thực hiện các bước theo quy trình cấp thẻ tín dụng.
Hình thức lừa đảo này là chuyển 1 tấm Thẻ nhựa đến khách hàng bằng đường bưu điện và yêu cầu người nhận trả phí phát hành thẻ với số tiền từ 200.000đ - 300.000 đồng, thậm chí có khi lên đến 5% đến 10% hạn mức thẻ tín dụng giả này. Sau khi nhận tiền, các số điện thoại đã liên hệ đều mất tín hiệu và đương nhiên khách hàng cũng không thể sử dụng chiếc thẻ giả này.
Theo thông tin từ nhiều khách hàng, thẻ tín dụng giả này được làm bằng tấm nhựa bình thường có thông tin sơ sài, mặt trước có tên "thẻ đa năng" và dãy số, phía dưới là dòng chữ "khách hàng thân thiết". Mặt sau thẻ giả có ô chữ ký của khách hàng đi kèm một số nội dung điều khoản thẻ.
Ngân hàng CB khuyến cáo khách hàng cần cẩn trọng và cảnh giác với các tin nhắn, cuộc gọi không rõ ràng yêu cầu phải chuyển tiền/mất phí để mở thẻ. Bên cạnh đó, khách hàng không truy cập và thực hiện giao dịch thanh toán, mua bán, nhận tiền, vay tiền trên các link, website lạ được nhận qua tin nhắn, email. Không nạp tiền/chuyển khoản cho người lạ hoặc có dấu hiệu nghi vấn; giữ bí mật thông tin bảo mật các dịch vụ internet banking và thẻ do ngân hàng CB cung cấp. Khách hàng không cung cấp thông tin bảo mật như mã PIN thẻ, mật khẩu truy cập, mật khẩu giao dịch một lần OTP, mật khẩu truy cập địa chỉ email cá nhân cho bất cứ ai và dưới bất cứ hình thức nào (nhắn tin, trả lời điện thoại, tiết lộ trực tiếp, nhập vào trang website không tin cậy…).
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo mở thẻ tín dụng giả
Ngân hàng Xây dựng (CBBank) vừa thông báo cho biết, thời gian qua, nhiều khách hàng phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng lừa đảo thu phí mở thẻ tín dụng giả của nhiều ngân hàng.
Để tạo niềm tin, các đối tượng này lập trang web, gửi thư điện tử gắn với tên thương hiệu ngân hàng hoặc gọi điện thoại tự xưng mình là nhân viên để tiếp thị và hướng dẫn khách hàng thực hiện các bước theo quy trình cấp thẻ tín dụng.
Hình thức lừa đảo này là chuyển 1 tấm Thẻ nhựa đến khách hàng bằng đường bưu điện và yêu cầu người nhận trả phí phát hành thẻ với số tiền từ 200.000đ - 300.000 đồng, thậm chí có khi lên đến 5% đến 10% hạn mức thẻ tín dụng giả này. Sau khi nhận tiền, các số điện thoại đã liên hệ đều mất tín hiệu và đương nhiên khách hàng cũng không thể sử dụng chiếc thẻ giả này.
Theo thông tin từ nhiều khách hàng, thẻ tín dụng giả này được làm bằng tấm nhựa bình thường có thông tin sơ sài, mặt trước có tên "thẻ đa năng" và dãy số, phía dưới là dòng chữ "khách hàng thân thiết". Mặt sau thẻ giả có ô chữ ký của khách hàng đi kèm một số nội dung điều khoản thẻ.
Ngân hàng CB khuyến cáo khách hàng cần cẩn trọng và cảnh giác với các tin nhắn, cuộc gọi không rõ ràng yêu cầu phải chuyển tiền/mất phí để mở thẻ. Bên cạnh đó, khách hàng không truy cập và thực hiện giao dịch thanh toán, mua bán, nhận tiền, vay tiền trên các link, website lạ được nhận qua tin nhắn, email. Không nạp tiền/chuyển khoản cho người lạ hoặc có dấu hiệu nghi vấn; giữ bí mật thông tin bảo mật các dịch vụ internet banking và thẻ do ngân hàng CB cung cấp. Khách hàng không cung cấp thông tin bảo mật như mã PIN thẻ, mật khẩu truy cập, mật khẩu giao dịch một lần OTP, mật khẩu truy cập địa chỉ email cá nhân cho bất cứ ai và dưới bất cứ hình thức nào (nhắn tin, trả lời điện thoại, tiết lộ trực tiếp, nhập vào trang website không tin cậy…).
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo mở thẻ tín dụng giả
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu