TIN MỚI
Trong cuộc trao đổi với báo chí xung quanh kiến nghị của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về việc giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, do ngân hàng miễn, giảm phí cho khách hàng nên toàn bộ số tiền nhà mạng thu của ngân hàng chính là số lỗ mà ngân hàng phải gánh chịu.
Phóng viên: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam mới đây có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chỉ đạo nhà mạng thực hiện nghiêm túc việc giảm phí cước tin nhắn SMS dịch vụ ngân hàng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào, thưa ông?
Ông Trần Công Quỳnh Lân: Tôi cho rằng việc này là rất cần thiết. Hiệp Hội ngân hàng đã đại diện cho các Ngân hàng nêu lên vấn đề với Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Nhà nước và doanh nghiệp đang cùng chung tay thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh. Các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế liên tiếp được đưa ra. Bản thân ngành ngân hàng cũng đang triển khai các chương trình miễn giảm phí, lãi suất cho doanh nghiệp và người dân, đưa ra các gói miễn phí 0 đồng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tin nhắn SMS thì việc các nhà mạng cùng chung tay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, ngân hàng thông qua việc giảm phí cước SMS là rất phù hợp.
Ngành Ngân hàng đã nhiều lần miễn, giảm lãi suất; miễn, giảm phí hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19. Vậy ngân hàng có bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch không, thưa ông?
Việc ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch là điều tất yếu, không ai trong số chúng ta nằm ngoài sự ảnh hưởng này, chỉ khác nhau ở mức độ và thời gian ảnh hưởng. Nếu như các doanh nghiệp, tiểu thương, các cửa hàng kinh doanh, nhà hàng, khách sạn… bị ảnh hưởng ngay lập tức vì giãn cách xã hội thì ngành ngân hàng bị ảnh hưởng chậm hơn. Bên cạnh việc chủ động đưa ra những chính sách miễn, giảm phí, lãi suất, chung tay chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân, thì Ngành ngân hàng còn đối mặt với những nguy cơ gia tăng nợ xấu. Thời gian ảnh hưởng của ngành ngân hàng bắt đầu chậm hơn nhưng dài hơi hơn và mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe nền kinh tế và người dân.
Một số tổ chức tín dụng cho biết hiện đang phải bù lỗ rất lớn cho khách hàng sử dụng tin nhắn SMS dịch vụ ngân hàng, vấn đề này ở VietinBank thế nào và ngân hàng đã có giải pháp ra sao?
Việc bù lỗ SMS quả thực là vấn đề lớn đối với ngân hàng. Hiện tại các nhà mạng thu phí SMS đối với các cá nhân là từ 100 – 350 đồng/tin nhắn, trong khi thu phí của ngân hàng là từ 700 – 820 đồng/ tin nhắn. Tin nhắn ngân hàng sử dụng để cung cấp dịch vụ nhắn tin biến động số dư, thông tin giao dịch, mã xác thực cho các giao dịch tài chính của khách hàng …. Nếu như ngân hàng thu phí của khách hàng đúng như nhà mạng thu phí ngân hàng thì hoàn toàn không lỗ. Nhưng ngân hàng hiện tại không những không thu phí mà còn miễn giảm phí cho khách hàng sử dụng. Như vậy, toàn bộ số tiền nhà mạng thu của ngân hàng chính là số lỗ mà ngân hàng phải gánh chịu.
Mỗi tháng, ngân hàng có từ 20 – 40 triệu giao dịch (tùy quy mô ngân hàng) như vậy sẽ có ít nhất 40 – 80 triệu tin nhắn được gửi ra cho khách hàng để xác thực giao dịch, thông báo biến động tài khoản. Do vậy số lỗ của ngân hàng là không hề nhỏ.
Các ngân hàng thuê dịch vụ SMS Brandname của nhà mạng để phục vụ hoạt động nghiệp vụ nhưng gần đây liên tục xuất hiện tình trạng lừa đảo qua tin nhắn SMS khiến khách hàng hoang mang. Trách nhiệm của nhà mạng về vấn đề này thế nào thưa ông?
Các nhà mạng thu phí SMS Brandname đối với ngân hàng cao hơn so với các khách hàng cá nhân là vì nhà mạng phải đảm bảo bảo mật và an toàn cho các tin nhắn SMS Brandname này. Tuy nhiên hiện nay, kẻ gian dựa vào lỗ hổng bảo mật của các nhà mạng để gửi tin nhắn brandname tới rất nhiều khách hàng của các ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. Điều này gây bức xúc trong khách hàng, khách hàng đã có những phản ứng rất gay gắt với ngân hàng và mất niềm tin vào dịch vụ ngân hàng. Trong khi trách nhiệm này hoàn toàn không phải của ngân hàng, nhưng đến nay cũng chưa có nhà mạng nào đứng ra nhận trách nhiệm về mình và có những hành động cần thiết, những truyền thông khuyến cáo đến khách hàng để bảo vệ tài sản cho khách hàng.
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
Ngân hàng bức xúc vì tin nhắn bị tính phí cao, đề xuất giảm mãi không được
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Ngân hàng bù lỗ 'khủng' vì cước tin nhắn SMS quá cao
Trong cuộc trao đổi với báo chí xung quanh kiến nghị của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về việc giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, do ngân hàng miễn, giảm phí cho khách hàng nên toàn bộ số tiền nhà mạng thu của ngân hàng chính là số lỗ mà ngân hàng phải gánh chịu.
Phóng viên: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam mới đây có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chỉ đạo nhà mạng thực hiện nghiêm túc việc giảm phí cước tin nhắn SMS dịch vụ ngân hàng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào, thưa ông?
Ông Trần Công Quỳnh Lân: Tôi cho rằng việc này là rất cần thiết. Hiệp Hội ngân hàng đã đại diện cho các Ngân hàng nêu lên vấn đề với Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Nhà nước và doanh nghiệp đang cùng chung tay thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh. Các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế liên tiếp được đưa ra. Bản thân ngành ngân hàng cũng đang triển khai các chương trình miễn giảm phí, lãi suất cho doanh nghiệp và người dân, đưa ra các gói miễn phí 0 đồng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tin nhắn SMS thì việc các nhà mạng cùng chung tay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, ngân hàng thông qua việc giảm phí cước SMS là rất phù hợp.
Ngành Ngân hàng đã nhiều lần miễn, giảm lãi suất; miễn, giảm phí hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19. Vậy ngân hàng có bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch không, thưa ông?
Việc ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch là điều tất yếu, không ai trong số chúng ta nằm ngoài sự ảnh hưởng này, chỉ khác nhau ở mức độ và thời gian ảnh hưởng. Nếu như các doanh nghiệp, tiểu thương, các cửa hàng kinh doanh, nhà hàng, khách sạn… bị ảnh hưởng ngay lập tức vì giãn cách xã hội thì ngành ngân hàng bị ảnh hưởng chậm hơn. Bên cạnh việc chủ động đưa ra những chính sách miễn, giảm phí, lãi suất, chung tay chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân, thì Ngành ngân hàng còn đối mặt với những nguy cơ gia tăng nợ xấu. Thời gian ảnh hưởng của ngành ngân hàng bắt đầu chậm hơn nhưng dài hơi hơn và mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe nền kinh tế và người dân.
Một số tổ chức tín dụng cho biết hiện đang phải bù lỗ rất lớn cho khách hàng sử dụng tin nhắn SMS dịch vụ ngân hàng, vấn đề này ở VietinBank thế nào và ngân hàng đã có giải pháp ra sao?
Việc bù lỗ SMS quả thực là vấn đề lớn đối với ngân hàng. Hiện tại các nhà mạng thu phí SMS đối với các cá nhân là từ 100 – 350 đồng/tin nhắn, trong khi thu phí của ngân hàng là từ 700 – 820 đồng/ tin nhắn. Tin nhắn ngân hàng sử dụng để cung cấp dịch vụ nhắn tin biến động số dư, thông tin giao dịch, mã xác thực cho các giao dịch tài chính của khách hàng …. Nếu như ngân hàng thu phí của khách hàng đúng như nhà mạng thu phí ngân hàng thì hoàn toàn không lỗ. Nhưng ngân hàng hiện tại không những không thu phí mà còn miễn giảm phí cho khách hàng sử dụng. Như vậy, toàn bộ số tiền nhà mạng thu của ngân hàng chính là số lỗ mà ngân hàng phải gánh chịu.
Mỗi tháng, ngân hàng có từ 20 – 40 triệu giao dịch (tùy quy mô ngân hàng) như vậy sẽ có ít nhất 40 – 80 triệu tin nhắn được gửi ra cho khách hàng để xác thực giao dịch, thông báo biến động tài khoản. Do vậy số lỗ của ngân hàng là không hề nhỏ.
Các ngân hàng thuê dịch vụ SMS Brandname của nhà mạng để phục vụ hoạt động nghiệp vụ nhưng gần đây liên tục xuất hiện tình trạng lừa đảo qua tin nhắn SMS khiến khách hàng hoang mang. Trách nhiệm của nhà mạng về vấn đề này thế nào thưa ông?
Các nhà mạng thu phí SMS Brandname đối với ngân hàng cao hơn so với các khách hàng cá nhân là vì nhà mạng phải đảm bảo bảo mật và an toàn cho các tin nhắn SMS Brandname này. Tuy nhiên hiện nay, kẻ gian dựa vào lỗ hổng bảo mật của các nhà mạng để gửi tin nhắn brandname tới rất nhiều khách hàng của các ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. Điều này gây bức xúc trong khách hàng, khách hàng đã có những phản ứng rất gay gắt với ngân hàng và mất niềm tin vào dịch vụ ngân hàng. Trong khi trách nhiệm này hoàn toàn không phải của ngân hàng, nhưng đến nay cũng chưa có nhà mạng nào đứng ra nhận trách nhiệm về mình và có những hành động cần thiết, những truyền thông khuyến cáo đến khách hàng để bảo vệ tài sản cho khách hàng.
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
Ngân hàng bức xúc vì tin nhắn bị tính phí cao, đề xuất giảm mãi không được
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Link bài gốc: Ngân hàng bù lỗ 'khủng' vì cước tin nhắn SMS quá cao
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Tổng tài sản ngành ngân hàng bất ngờ giảm hơn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng không được 'ép' nhân viên bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu