KT-XH Ngân hàng Bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành ngân hàng

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Buổi trao đổi trực tuyến thu hút trên 500 chuyên gia đến từ các công ty chứng khoán hàng đầu cùng trên 350 ngàn nhà đầu tư cá nhân theo dõi trên các nền tảng trực tuyến như Fanpage VTV24 Money, website CafeF, NDH, Fanpage VIB, SSI. Nội dung trao đổi xoay quanh 3 chủ đề chính: (1) Triển vọng vĩ mô và ngành ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là mảng ngân hàng bán lẻ; (2) Câu chuyện của ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và (3) Góc nhìn của các khách mời về định giá hấp dẫn của ngành ngân hàng Việt Nam. Các diễn giả tham gia thảo luận trong chương trình là các chuyên gia đầu ngành đến từ các tổ chức tài chính uy tín trong và ngoài nước.

Ngân hàng Bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành ngân hàng - Ảnh 1.


Bà Trần Thu Hương – Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc khối Ngân hàng bán lẻ, VIB

Ông Lê Quang Trung – Phó tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Nguồn vốn và Ngoại hối, VIB

Ông Nguyễn Anh Đức – Giám đốc Khối Phát triển Khách hàng Tổ chức, SSI

Bà Phạm Thùy Dương – Phó Giám đốc Bộ phận Phân tích, Dragon Capital

Ông Daniel Tabbush – Sáng lập viên, Tabbush Report

Và Host của chương trình là MC Huy Hoàng – VTV Digital

Triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2022

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước dần về những phiên cuối cùng của năm 2021. Chỉ số VN-Index đến hết phiên ngày 16/12 là 1476 điểm, tăng 34% so với đầu năm. Với việc liên tục phá vỡ và thiết lập các mức đỉnh lịch sử mới cho thấy thị trường đang có những kỳ vọng rất tích cực vào những câu chuyện mới như triển vọng kinh tế vĩ mô cũng như thị trường chứng khoán trong năm 2022.

Nhận định về triển vọng kinh tế vĩ mô trong năm 2022, ông Nguyễn Anh Đức - Giám đốc Khối Phát triển Khách hàng Tổ chức, SSI cho biết có rất nhiều yếu tố thuận lợi để nền kinh tế cải thiện mạnh mẽ trong năm tới. Đó là việc mở cửa nền kinh tế sau khoảng thời gian giãn cách cho phép hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục, kéo theo thu nhập được cải thiện từ đó tạo động lực cho hoạt động tiêu dùng nội địa phát triển mạnh mẽ. Tiếp theo là hoạt động xuất nhập khẩu kỳ vọng sẽ sôi động hơn, giá trị xuất siêu sẽ tăng trưởng tốt hơn so với năm nay, đầu tư FDI cũng có thể nhờ đó sẽ sôi động hơn. Cuối cùng đó là hoạt động đầu tư mạnh mẽ của chính phủ đặc biệt vào cơ sở hạ tầng sẽ kích thích hàng loạt các ngành liên quan như xây dựng, bất động sản, du lịch, vật liệu xây dựng,…phát triển mạnh mẽ trong năm tới.

Ngân hàng Bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành ngân hàng - Ảnh 2.


Theo ông Lê Quang Trung – Phó tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Nguồn vốn và Ngoại hối VIB, việc điều hành các chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc vừa hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, vừa kiểm soát lạm phát trong năm 2021 và 2022. Ông Trung đánh giá, chính sách điều hành lãi suất hiện nay phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ. Hệ thống ngân hàng cũng luôn sẵn sàng cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho quá trình phục hồi kinh tế và ông dự kiến, lãi suất sẽ tiếp tục xu thế đi ngang và không có biến động mạnh trong năm 2022.

Cổ phiếu ngân hàng được các quỹ đầu tư uy tín phân bổ với tỷ trọng cao trong danh mục

Đánh giá về xu hướng của thị trường chứng khoán trong năm 2022, theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán trong năm 2022 sẽ xoay quanh 2 xu hướng chính đó là sự phục hồi và tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh sau dịch và dòng tiền của 2 nhóm nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu Ngân hàng là một trong những ngành thu hút sự quan tâm nhất của cả các quỹ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân. Đặc biệt, với các kỳ vọng về kết quả kinh doanh lợi nhuận rất tích cực trong quý 4/2021 nên nhà đầu tư sẽ khó có thể bỏ qua các cơ hội đầu tư cổ phiếu ngân hàng để đón sóng trong đầu năm 2022. Trong năm 2021 vừa qua, chúng ta đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngành này nhờ vào lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng. Ngay cả khi xảy ra giãn cách xã hội trên diện rộng trong quý 3 vừa qua, ngành ngân hàng vẫn giữ được lợi nhuận tương đối ổn định.

Ngân hàng Bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành ngân hàng - Ảnh 3.


Bà Phạm Thùy Dương – Phó Giám đốc Bộ phận Phân tích, Dragon Capital chia sẻ: hiện nay, chúng tôi đang phân bổ đầu tư cho nhóm ngành ngân hàng cao hơn tỷ trọng của nhóm ngân hàng trong VN Index do tự tin vào tiềm năng tăng trưởng của nhóm ngành này. Tiềm năng tăng trưởng của ngành ngân hàng vẫn còn rất hấp dẫn nhờ vào tăng trưởng tín dụng ở mức cao, đặc biệt là phân khúc khách hàng bán lẻ, nhất là khi nền kinh tế quay trở lại ổn định sau giãn cách xã hội. Hơn nữa, nguồn thu nhập của ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng hơn, không chỉ đến từ cho vay mà còn đến từ nguồn thu phí dịch vụ với sản phẩm ngày càng trở nên đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của nhóm khách hàng bán lẻ.

Theo ông Daniel Tabbush – Sáng lập viên Tabbush report, hiện nay nếu sử dụng phương pháp định giá theo PE hay PB sẽ không phù hợp và công bằng cho các ngân hàng Việt Nam, vì Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và nhiều triển vọng hơn so với các nước trong khu vực và có sự phân hóa lớn về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng. Ông cho rằng, sử dụng PEG (PE đi kèm với tốc độ tăng trưởng của EPS) sẽ phù hợp để đánh giá và so sánh các ngân hàng Việt với các ngân hàng trong khu vực. Các ngân hàng Việt hiện đang mang những yếu tố hấp dẫn về định giá vượt bậc với PEG hiện chỉ giao động ở mức 0.2 đến 1 (mức 0.5 là tốt nhất), trong khi đó các ngân hàng trong khu vực hiện nay mức PEG đã lên đến 2 hoặc thậm chí 4. Điều này sẽ mang đến một cơ hội to lớn một khi ngành tài chính Việt Nam mở cửa rộng hơn cho room ngoại, dòng tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến ngành ngân hàng sẽ là một tương lai khá rõ ràng và chắc chắn.

Bán lẻ là xu hướng tất yếu, nếu không mạnh mẽ chuyển đổi sẽ bị bỏ lại phía sau

Chia sẻ tại Talkshow, các diễn giả tham gia chương trình đều có chung nhận định, trong vài năm trở lại đây, các ngân hàng Việt Nam đã có sự chuyển mình khá tích cực, trong đó có thể nhận thấy rõ nhất là cuộc đua về chuyển đổi số và thay đổi mô hình kinh doanh, áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Máy học, dữ liệu lớn để am hiểu nhu cầu khách hàng qua đó đưa ra các sản phẩm sáng tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phần đông khách hàng. Đồng thời, các ngân hàng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu thu nhập từ mảng tín dụng truyền thống sang các sản phẩm mang lại thu nhập ngoài lãi như thẻ, hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng, và đặc biệt là nhiều ngân hàng đề cập về vấn đề gia tăng tỷ trọng của phân khúc bán lẻ trong danh mục hoặc chuyển đổi thành ngân hàng bán lẻ.

Theo bà Phạm Thùy Dương, không chỉ các ngân hàng tư nhân, mà ngay cả các ngân hàng quốc doanh, cũng chú trọng hơn nhiều vào mảng ngân hàng bán lẻ. Đây là 1 hướng chuyển dịch tất yếu, bởi mảng ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển sơ khai, còn rất nhiều dư địa để phát triển và đây là miếng bánh mở rộng cho tất cả. Thứ hai là việc dịch chuyển sang bán lẻ sẽ nâng cao biên lợi nhuận và mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn cho ngân hàng. Bà Dương dẫn số liệu minh chứng, dư nợ cá nhân hộ tiêu dùng trên GDP ở Việt Nam đang là khoảng 30%, tỷ lệ này nếu so với các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc thì tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ lệ lan tỏa của sản phẩm cho khách hàng cá nhân ở Việt Nam như cho vay mua nhà, thẻ tín dụng hoặc bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng hiện cũng đang rất thấp. Chẳng hạn như thẻ tín dụng hiện nay chỉ chiếm khoảng 8-10% dân số, trong khi các nước láng giềng lên đến 40% dân số, hay Singapore là 95%.... Như vậy rõ ràng, mảng ngân hàng bán lẻ còn dư địa phát triển rất lớn. Và vì vậy, theo bà Dương, ngân hàng nào không mạnh mẽ chuyển đổi sang phân khúc bán lẻ sẽ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

Cùng đồng tình với ý kiến của bà Dương, bà Trần Thu Hương – Giám đốc chiến lược kiêm Giám đốc khối Bán lẻ VIB nhận định với đặc thù tăng trưởng về dân số, về GDP/người, về tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Việt Nam thực sự là một đất nước rất tiềm năng cho ngành bán lẻ. Ngân hàng với vai trò xương sống của nền kinh tế, không thể đứng ngoài xu hướng phát triển sản phẩm – dịch vụ cho trên 100 triệu dân, hay có thể nói ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu.

Số hóa là chiến lược tất yếu để trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu

Trước câu hỏi về ngân hàng đã chuyển đổi như thế nào để tiếp cận và thu hút nhóm khách hàng trẻ hiện nay. Theo VIB, nắm bắt được xu hướng sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng và nhu cầu của thế hệ khách hàng sẽ có sự chuyển dịch lớn, từ cách đây 6 năm VIB đã tập trung vào số hóa để tiếp cận với nhóm khách hàng Millenials và Gen Z. Theo bà Trần Thu Hương, phân khúc khách hàng này chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong tổng số khách hàng của VIB vào năm 2016. Hiện nay tỷ lệ này đã tăng lên 65%, và VIB dự kiến phân khúc khách hàng trẻ sẽ chiếm khoảng 85% danh mục khách hàng trong 2025. Hành vi của nhóm khách hàng này hoàn toàn khác với các khách hàng ở thế hệ U50 hay U60, họ hướng đến mua sắm, bảo hiểm và đầu tư vào nhiều tài sản mới thay vì tiết kiệm, và đầu tư bất động sản.

Nhu cầu cá nhân hóa của nhóm khách hàng này cũng rất cao do đó, các ngân hàng am hiểu nhu cầu để đưa ra các sản phẩm may đo phù hợp quan trọng, không còn là giai đoạn "one size fit all" nữa. Bên cạnh đó, hiện nay cũng là giai đoạn mà hành vi và quyết định khách hàng online thay vì trực tiếp, và thay vì cạnh tranh về giá khốc liệt như trước đây, để đáp ứng được nhu cầu tối đa của khách hàng, các ngân hàng cần tập trung về trải nghiệm, giảm thiểu các "paint point" khi tiếp xúc với các điểm chạm của ngân hàng.

Giám đốc chiến lược kiêm Giám đốc Khối Bán lẻ VIB cho rằng, những ngân hàng đã sẵn sàng về số hóa sẽ có cơ hội bứt phá. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng có độ linh hoạt cao và mức độ chuyển đổi nhanh, mạnh mẽ. Ngân hàng đi tắt đón đầu được là ngân hàng giải quyết bài toán của khách hàng cá nhân tốt nhất.

Tiềm năng tăng trưởng của mảng ngân hàng bán lẻ sẽ tính bằng lần, và là thị trường mở rộng cho tất cả các Ngân hàng biết tận dụng cơ hội để bứt phá

Sự chuyển dịch sang phân khúc ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam thể hiện khá rõ nét trong thời gian qua. Không khó nhận ra rằng một số ngân hàng đã lựa chọn ngân hàng bán lẻ là định hướng trọng tâm từ rất sớm, điển hình là VIB. Đến thời điểm hiện tại, VIB là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với tỷ trọng tín dụng cho phân khúc bán lẻ chiếm đến gần 90% danh mục tín dụng của ngân hàng, đây là con số ấn tượng so với mức bình quân 40-50% trên thị trường. Lợi nhuận năm 2021 dự kiến sẽ gấp 10 lần so với năm đầu chuyển đổi, và cao nhất trong lịch sử 25 năm hoạt động của ngân hàng. Theo bà Trần Thu Hương, những kết quả vượt bậc của VIB ngày hôm nay không phải đến trong ngày một ngày hai mà nhờ vào định hướng bền bỉ và kiên định trong nhiều năm với định hướng tập trung trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam về quy mô và chất lượng từ 6 năm về trước.

VIB nhận ra cơ hội từ cấu trúc dân số, tăng trưởng thu nhập ở Việt Nam sẽ thúc đẩy nhu cầu các sản phẩm, dịch vụ tài chính nhiều hơn, đó cũng là khuynh hướng chung ở các thị trường đã phát triển. Khi thu nhập bình quân gia tăng, nhu cầu của khách hàng cũng gia tăng. Tại Việt Nam tỷ lệ sở hữu ô tô hiện nay chỉ ở mức 16 xe/ 1000 dân, trong khi các nước như Thái Lan gần 200 xe/1000 dân, gấp 10 lần so với Việt Nam, Malaysia gấp 20 lần. Hoặc như phí bảo hiểm trên GDP ở VN chỉ có 1,5% trong khi các nước trong khu vực 3-4%, các nước phát triển như Mỹ, Anh lên đến 10%. Điều này cho thấy thấy tiềm năng tăng trưởng tính bằng lần dành cho thị trường ngân hàng bán lẻ trong nước.

Trong cơ cấu thu nhập, thu nhập từ dịch vụ thu phí của VIB tăng nhanh và bền vững, hiện chiếm tỷ trọng khoảng 20%, nằm trong nhóm cao nhất thị trường. Ngân hàng dự kiến sẽ nâng tỷ trọng thu từ phí dịch vụ trong tổng thu nhập lên hơn nữa trong thời gian tới. Các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cốt lõi và chủ lực của VIB đang đứng top đầu thị phần hoặc chiếm lĩnh thị phần lớn có thể kể đến là cho vay mua ô tô, bảo hiểm, thẻ tín dụng.

Những nỗ lực không ngừng trong mảng bán lẻ giúp VIB trở thành 1 trong những ngân hàng sinh lời top đầu ngành với tỷ lệ ROE lên đến gần 30% cao vượt bậc so với trung bình ngành hiện chỉ ở mức 18%. Tăng trưởng kép lợi nhuận của VIB trong 5 năm qua đạt hơn 70%/năm, trong khi trung bình ngành chỉ ở mức 40% – 50%. Đặc biệt, với danh mục bán lẻ đạt gần 90%, giúp VIB không những gia tăng biên sinh lợi mà phân tán rủi ro, đưa NIM sau khi phản ánh chi phí rủi ro của VIB vào top 3 các ngân hàng TMCP hiện nay.

Với triển vọng tăng trưởng vượt bậc của mảng bán lẻ trong tương lai đi kèm với dự báo phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, những ngân hàng đi đầu về số hóa trên một nền tảng quản trị vững mạnh dự kiến sẽ mang lại lợi ích lớn và bền vững cho cổ đông trong năm tài chính 2022.

Link bài gốc: Ngân hàng Bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành ngân hàng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,373
Bài viết
63,593
Thành viên
86,458
Thành viên mới nhất
new88supply

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN