TIN MỚI
Nếu bạn vẫn đang có việc làm giữa những ngày đại dịch Covid-19 thì bạn đã rất may mắn so với hàng triệu người khác đang đối mặt với việc thất nghiệp trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa công việc của bạn không có bất kỳ ảnh hưởng nào.
Dịch bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến động lực cũng như hiệu suất lao động của tất cả chúng ta (trong khi nó đang lây nhiễm cho hàng triệu người và giết chết 178.000 người trên toàn thế giới). Chứng kiến quá nhiều sự ra đi chóng vánh, quá nhiều khủng hoảng hiện sinh khiến nhiều người nảy sinh cảm giác thờ ơ, bồn chồn và phù phiếm với công việc của mình.
Tạm rời ra công việc là cách thích hợp để quản lý năng lượng của bạn
Emily là một nhân viên digital marketing làm việc tại New York cho một hãng hàng không. Cô đã chuyển sang hình thức làm việc tại nhà từ tháng 3 vì dịch bệnh lan rộng và đây chính là khởi điểm cho cảm giác “một chút vô nghĩa” về công việc của cô, dẫu trước đây cô từng rất hài lòng với nó.
Cô vẫn rất vui vẻ giúp khách hàng trả lời những thắc mắc liên quan đến du lịch, nhưng thật sự cảm thấy rất chán nản khi không thể cho họ biết chính xác khi nào thì hãng có thể mở lại đường bay. “Cảm giác như tôi chẳng giúp ích được gì cho xã hội vậy”, Emily chia sẻ.
Thực tế không chỉ Emily cảm thấy như vậy. Nếu bạn đang phải chăm sóc một người bệnh hay là có một nhiệm vụ quan trọng khác trong khi dịch bệnh đang diễn ra thì công việc sẽ tự nhiên trở thành điều cuối cùng trong “to-do-list” của bạn, hoặc là điều cuối cùng bạn muốn dành tâm trí cho.
Ngoài việc làm việc tại nhà hay đối phó với những nỗi lo thất nghiệp thì rất nhiều phụ huynh cũng đang phải đối diện với “cơn ác mộng” dạy dỗ con cái khi trường học tạm thời đóng cửa. Theo một cuộc khảo sát vào tháng 3 với 15.000 người Mỹ của Trung tâm nghiên cứu Pew, khoảng 1/3 những người đang sống cùng trẻ em dưới 12 tuổi cho rằng việc phải ở nhà cùng những đứa trẻ khi không phải đi học do dịch COVID-19 là vô cùng khó khăn.
Vì nhiều lý do, thoát khỏi công việc là một phản ứng hoàn toàn hợp lý và bình thường vì bạn phải đối diện với quá nhiều nỗi lo khác xung quanh đại dịch. Và nó cũng giúp quản lý năng lượng một khi bạn bị cạn kiệt cảm xúc.
Patrick O'Malley, một nhà trị liệu tâm lý tại Texas lưu ý rằng, rất nhiều người đang bỏ quên những thứ có thể mang lại tinh thần tích cực cho họ (tập thể dục, đi nhà thờ, tụ họp gia đình…). Họ có thể đang trải qua sự mất cân bằng năng lượng, ảnh hưởng đến công việc của họ.
“Nếu bạn không có đủ nguồn lực cảm xúc để đầu tư vào công việc của mình, tạm giãn công việc ra và chỉ làm một số việc quan trọng, chỉ thực hiện những thứ bắt buộc phải thực hiện là một cách quản lý năng lượng thích hợp. Vì trong giai đoạn đó bạn chỉ có thể đủ sức để tồn tại thôi chứ chẳng nói đến phát triển được gì cả”, theo O'Malley.
Vậy làm sao để vừa duy trì tinh thần tích cực, vừa duy trì công việc trong mùa dịch COVID-19?
Những cảm giác này cũng như virus SARS-nCoV-2 thôi, chắc chắn sẽ không thể kéo dài mãi mãi. Và nếu bạn đang cảm thấy công việc có phần thảnh thơi, nhàn hạ hơn thì cũng đừng chủ quan cho rằng nó sẽ như thế suốt thời gian dài.
Nếu trong thời gian này mà bạn đang cảm thấy kiệt sức, hãy tự chịu trách nhiệm cho việc chăm sóc bản thân. Ngồi thiền, tập thể dục, đọc sách… có rất nhiều cách để bạn tự bổ sung lại năng lượng cho chính mình.
Chuyện cảm thấy không ổn trong thời gian này rất bình thường, vì thế đừng cố chống lại những tâm trạng tồi tệ. Thay vào đó, hãy hiểu rằng không phải chỉ mình bạn cảm thấy như vậy. Không cần phải cố để giữ tinh thần lạc quan trong khi bạn đang vật lộn với đống cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, hãy coi nó như một phần tất yếu, một chặng nghỉ trên con đường dài của bạn.
Đây cũng không phải là thời điểm hợp lý để kỳ vọng cao vào tất cả mọi thứ, vì thế bạn nên có một tiêu chuẩn mới về việc “đủ tốt” cho công việc. Bạn không còn nhiều đồng nghiệp và đối tác, công việc bị đình trệ vì việc cách ly… điều này giống như bạn đang làm việc với một tay bị trói sau lưng vậy. Nên đừng áp tiêu chuẩn vượt kỳ vọng bình thường vào giai đoạn này.
Đối với những công việc lớn, bạn nên chia nhỏ thành các hạng mục với deadline riêng hợp lý. Vì công việc không đảm bảo có thể làm một lúc mà xong hết (trong điều kiện bình thường thì có thể), nên việc chia ngày làm việc thành các khối thời gian khác nhau sẽ giúp bạn loại bỏ tối đa những điều không cần thiết.
Để chống lại những suy nghĩ tiêu cực trong thời gian này, bạn nên chuyển hướng sự chú ý vào một điều gì đó trong hiện tại, ví dụ như những việc nhất định cần làm trong ngày. Đôi khi nó chỉ đơn giản như rửa chén bát hoặc giặt quần áo, nhưng cũng có thể là vẽ tranh, viết nhật ký, gọi video cho những người thân yêu…
Theo Huffpost
3 bài học nếu được dạy từ nhỏ, bạn có thể thay đổi cả cuộc đời: Nhiều người trưởng thành tiếc nuối vì không biết nhưng lại lãng quên việc nhắc nhở cho con cháu mình
Theo Báo dân sinh
Link bài gốc: Nếu vẫn còn việc làm sau đại dịch, bạn may mắn hơn hàng triệu người: Đừng quên duy trì điều này để không tụt lại phía sau guồng quay
Nếu bạn vẫn đang có việc làm giữa những ngày đại dịch Covid-19 thì bạn đã rất may mắn so với hàng triệu người khác đang đối mặt với việc thất nghiệp trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa công việc của bạn không có bất kỳ ảnh hưởng nào.
Dịch bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến động lực cũng như hiệu suất lao động của tất cả chúng ta (trong khi nó đang lây nhiễm cho hàng triệu người và giết chết 178.000 người trên toàn thế giới). Chứng kiến quá nhiều sự ra đi chóng vánh, quá nhiều khủng hoảng hiện sinh khiến nhiều người nảy sinh cảm giác thờ ơ, bồn chồn và phù phiếm với công việc của mình.
Tạm rời ra công việc là cách thích hợp để quản lý năng lượng của bạn
Emily là một nhân viên digital marketing làm việc tại New York cho một hãng hàng không. Cô đã chuyển sang hình thức làm việc tại nhà từ tháng 3 vì dịch bệnh lan rộng và đây chính là khởi điểm cho cảm giác “một chút vô nghĩa” về công việc của cô, dẫu trước đây cô từng rất hài lòng với nó.
Cô vẫn rất vui vẻ giúp khách hàng trả lời những thắc mắc liên quan đến du lịch, nhưng thật sự cảm thấy rất chán nản khi không thể cho họ biết chính xác khi nào thì hãng có thể mở lại đường bay. “Cảm giác như tôi chẳng giúp ích được gì cho xã hội vậy”, Emily chia sẻ.
Thực tế không chỉ Emily cảm thấy như vậy. Nếu bạn đang phải chăm sóc một người bệnh hay là có một nhiệm vụ quan trọng khác trong khi dịch bệnh đang diễn ra thì công việc sẽ tự nhiên trở thành điều cuối cùng trong “to-do-list” của bạn, hoặc là điều cuối cùng bạn muốn dành tâm trí cho.
Ngoài việc làm việc tại nhà hay đối phó với những nỗi lo thất nghiệp thì rất nhiều phụ huynh cũng đang phải đối diện với “cơn ác mộng” dạy dỗ con cái khi trường học tạm thời đóng cửa. Theo một cuộc khảo sát vào tháng 3 với 15.000 người Mỹ của Trung tâm nghiên cứu Pew, khoảng 1/3 những người đang sống cùng trẻ em dưới 12 tuổi cho rằng việc phải ở nhà cùng những đứa trẻ khi không phải đi học do dịch COVID-19 là vô cùng khó khăn.
Vì nhiều lý do, thoát khỏi công việc là một phản ứng hoàn toàn hợp lý và bình thường vì bạn phải đối diện với quá nhiều nỗi lo khác xung quanh đại dịch. Và nó cũng giúp quản lý năng lượng một khi bạn bị cạn kiệt cảm xúc.
Patrick O'Malley, một nhà trị liệu tâm lý tại Texas lưu ý rằng, rất nhiều người đang bỏ quên những thứ có thể mang lại tinh thần tích cực cho họ (tập thể dục, đi nhà thờ, tụ họp gia đình…). Họ có thể đang trải qua sự mất cân bằng năng lượng, ảnh hưởng đến công việc của họ.
“Nếu bạn không có đủ nguồn lực cảm xúc để đầu tư vào công việc của mình, tạm giãn công việc ra và chỉ làm một số việc quan trọng, chỉ thực hiện những thứ bắt buộc phải thực hiện là một cách quản lý năng lượng thích hợp. Vì trong giai đoạn đó bạn chỉ có thể đủ sức để tồn tại thôi chứ chẳng nói đến phát triển được gì cả”, theo O'Malley.
Vậy làm sao để vừa duy trì tinh thần tích cực, vừa duy trì công việc trong mùa dịch COVID-19?
Những cảm giác này cũng như virus SARS-nCoV-2 thôi, chắc chắn sẽ không thể kéo dài mãi mãi. Và nếu bạn đang cảm thấy công việc có phần thảnh thơi, nhàn hạ hơn thì cũng đừng chủ quan cho rằng nó sẽ như thế suốt thời gian dài.
Nếu trong thời gian này mà bạn đang cảm thấy kiệt sức, hãy tự chịu trách nhiệm cho việc chăm sóc bản thân. Ngồi thiền, tập thể dục, đọc sách… có rất nhiều cách để bạn tự bổ sung lại năng lượng cho chính mình.
Chuyện cảm thấy không ổn trong thời gian này rất bình thường, vì thế đừng cố chống lại những tâm trạng tồi tệ. Thay vào đó, hãy hiểu rằng không phải chỉ mình bạn cảm thấy như vậy. Không cần phải cố để giữ tinh thần lạc quan trong khi bạn đang vật lộn với đống cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, hãy coi nó như một phần tất yếu, một chặng nghỉ trên con đường dài của bạn.
Đây cũng không phải là thời điểm hợp lý để kỳ vọng cao vào tất cả mọi thứ, vì thế bạn nên có một tiêu chuẩn mới về việc “đủ tốt” cho công việc. Bạn không còn nhiều đồng nghiệp và đối tác, công việc bị đình trệ vì việc cách ly… điều này giống như bạn đang làm việc với một tay bị trói sau lưng vậy. Nên đừng áp tiêu chuẩn vượt kỳ vọng bình thường vào giai đoạn này.
Đối với những công việc lớn, bạn nên chia nhỏ thành các hạng mục với deadline riêng hợp lý. Vì công việc không đảm bảo có thể làm một lúc mà xong hết (trong điều kiện bình thường thì có thể), nên việc chia ngày làm việc thành các khối thời gian khác nhau sẽ giúp bạn loại bỏ tối đa những điều không cần thiết.
Để chống lại những suy nghĩ tiêu cực trong thời gian này, bạn nên chuyển hướng sự chú ý vào một điều gì đó trong hiện tại, ví dụ như những việc nhất định cần làm trong ngày. Đôi khi nó chỉ đơn giản như rửa chén bát hoặc giặt quần áo, nhưng cũng có thể là vẽ tranh, viết nhật ký, gọi video cho những người thân yêu…
Theo Huffpost
3 bài học nếu được dạy từ nhỏ, bạn có thể thay đổi cả cuộc đời: Nhiều người trưởng thành tiếc nuối vì không biết nhưng lại lãng quên việc nhắc nhở cho con cháu mình
Theo Báo dân sinh
Link bài gốc: Nếu vẫn còn việc làm sau đại dịch, bạn may mắn hơn hàng triệu người: Đừng quên duy trì điều này để không tụt lại phía sau guồng quay
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Môi giới hô hào: Giá bất động sản đang tăng trở...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nếu hỏi "Người tiết kiệm tiền lâu dài đang có cuộc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thầy giáo nhận xét “nếu không vào tù, thằng bé sẽ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: “Tổ chức luôn trao cơ hội...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Người có nhóm máu nào dễ sống thọ? Nếu làm thêm thứ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 bệnh nhiễm trùng da có thể mắc phải nếu không...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu