KT-XH Nếu "trần trụi" nợ xấu, nhiều ngân hàng sẽ chuyển từ lãi thành lỗ

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Theo số liệu từ World Bank, chênh lệch lãi suất 2019 của Việt Nam ở mức 2,7% thấp hơn trung bình khu vực Đông Nam Á (3,1%) và các quốc gia có thu nhập tương đồng Việt Nam (6,7%).

Bước sang 2020, theo tổng hợp từ IMF, chênh lệch lãi suất của Việt Nam có cải thiện hơn và tăng lên mức 3,5% nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực như Indonesia (4%) và Singapore (5,1%).

Nếu trần trụi nợ xấu, nhiều ngân hàng sẽ chuyển từ lãi thành lỗ - Ảnh 1.


Chênh lệch lãi suất cho vay và huy động của Việt Nam thấp hơn nhiều quốc gia trên thế giới.


Còn tính tới thời điểm hiện tại, ước tính chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động hiện đang được duy trì ở mức 3%.

Nếu so với trước đại dịch (năm 2019) chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay đã nới rộng thêm 0,3%, lý do lãi suất cho vay đang giảm chậm hơn so với lãi suất huy động.

Đây không phải vấn đề mới, trong năm 2020 nhiều doanh nghiệp "phàn nàn" lãi suất cho vay giảm không tương xứng với lãi suất huy động, khiến cho chi phí lãi vay của doanh nghiệp vẫn treo cao so với sức chống chịu của doanh nghiệp trong đại dịch.

Theo thống kê, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm khoảng 2 - 2,5% trong năm qua, trong khi lãi suất cho vay mới giảm trung bình từ 1 - 1,5%/năm tùy kỳ hạn.

Nếu trần trụi nợ xấu, nhiều ngân hàng sẽ chuyển từ lãi thành lỗ - Ảnh 2.


Nhiều ngân hàng cắt giảm mạnh lãi suất huy động, kéo rộng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động so với trước dịch Covid-19. (Ảnh: NLD)


Thực tế này tiếp tục kéo dài trong nửa đầu năm 2021. Đơn cử như tại một ông lớn ngân hàng quốc doanh lãi suất lãi suất cho vay trung bình giảm 54 điểm cơ bản còn 7,83%, trong khi lãi suất huy động trung bình giảm 145 điểm cơ bản, xuống còn 3,68%.

Theo đó, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động nới rộng lên 3,24%. Tỷ lệ này cao hơn mức 2,7% của cùng kỳ năm ngoái và cao hơn con số 2,84% ghi nhận vào quý cuối cùng của năm 2020.

Hay như tại một ngân hàng cổ phần nằm trong nhóm "tứ mã" ngân hàng tư nhân hiện nay, trong quý II/2021 ngân hàng này cắt giảm lãi suất huy động trung bình 185 điểm cơ bản so với cùng kỳ (gồm 45-65 điểm cơ bản cho kỳ hạn dưới 6 tháng và 240 đến 255 điểm cơ bản cho kỳ hạn trên 6 tháng). Tuy nhiên, mức giảm lãi suất cho vay cũng chỉ tương đương với 1/3 mức cắt giảm của lãi suất huy động.

Các ngân hàng đang lấy rủi ro trong tương lai làm lợi nhuận hiện tại

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động bình quân 3% của các ngân hàng Việt Nam hiện nay không cao, không thấp bởi nếu so với mức bình quân tại các nước phát triển, con số này chỉ ở mức tương đương.

Các ngân hàng kỳ vọng được nới room tín dụng, để "mạnh tay" giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng giảm lãi suất cho vay lên tới 2%, doanh nghiệp hy vọng "tiền đến tay"

Giảm lãi suất cho vay: Quan trọng nhất là "mạch máu lưu thông", chứ không phải "tăng hay giảm cân"



Điều này cho thấy, tương quan giữa mức giảm lãi suất cho vay và lãi suất huy động ở thời điểm hiện tại đang duy trì ở mức hợp lý.

Chưa kể, áp lực gia tăng của lãi suất huy động đối với các ngân hàng cũng đang có xu hướng lớn dần do dòng tiền gửi sẽ chuyển sang các kênh khác.

Trong nửa đầu năm 2021, lượng huy động vốn của các ngân hàng chỉ tăng có 2,9%. Mức huy động thấp này một phần giúp các ngân hàng có được lợi thế chi phí vốn. Nhưng trong thời gian tới, khi nhu cầu vay tăng cao lên sau khi dịch bệnh được kiểm soát, câu hỏi đặt ra là ngân hàng sẽ lấy thêm tiền ở đâu để cho vay? Chắc chắn, áp lực huy động sẽ tăng trở lại và lãi suất huy động cũng tăng theo.

Hơn nữa, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng sẽ phải hạ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn từ 40% hiện tại xuống còn 37% từ tháng 10/2021, và 30% từ năm 2023. Như vậy, áp lực huy động vốn dài hạn có lãi suất cao hơn ở các ngân hàng sẽ tăng lên.

Khi đó, chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay sẽ xuống dưới 3%, đây là mức thấp đối với các ngân hàng, đặc biệt khi áp lực nợ xấu đang ngày càng lớn như hiện nay.

Cũng xin lưu ý rằng số liệu về chênh lệch lãi suất này chưa xem xét đến yếu tố chi phí, theo đó chênh lệch lãi suất của Việt Nam có thể giảm khá mạnh nếu xem xét đầy đủ yếu tố về trích lập dự phòng rủi ro và các chi phí hoạt động khác.

"Do đó, không nhất thiết lãi suất huy động giảm 1% thì lãi suất cho vay cũng phải giảm tương ứng 1% như mức giảm của lãi suất huy động", ông Hiếu nói.

Nếu trần trụi nợ xấu, nhiều ngân hàng sẽ chuyển từ lãi thành lỗ - Ảnh 3.


Các ngân hàng đang lấy rủi ro trong tương lai để làm lợi nhuận cho hiện tại. (Ảnh: ACB)


Đồng quan điểm, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cũng thừa nhận, một khi nợ xấu lộ diện sau khi các ngân hàng không được giữ nguyên nhóm nợ như quy định hiện nay, dẫn tới việc ngân hàng huy động tiền về cho doanh nghiệp vay nhưng tiền lại không quay trở về ngân hàng để tiếp tục cho vay, mà hao hụt dần.

"Trước đây huy động 100 đồng, 80 đồng cho vay và 20 đồng dự trữ, nhưng sau khi cho vay thay vì 80 đồng quay về ngân hàng thì chỉ còn 60 đồng. 100 đồng này vẫn phải chịu lãi huy động, trong khi chỉ cho vay được 80 đồng, bây giờ lại hao hụt chỉ còn 60 đồng. Khi đó, ngân hàng buộc phải huy động mới để cho vay, bù đắp các hao hụt do nợ xấu, lãi suất huy động sẽ tăng lên", ông Nghĩa dẫn chứng.

Nếu như giảm mạnh lãi suất cho vay thì lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm, đồng nghĩa với khả năng phòng ngừa rủi ro trong tương lai sẽ yếu đi. Bởi hiện nay, việc các ngân hàng lãi lớn hàng nghìn, chục nghìn tỷ đồng thực chất con số này chỉ là con số "ảo".

"Nếu "trần trụi" nợ xấu, trích lập dự phòng một cách sòng phẳng, thì nhiều ngân hàng sẽ chuyển lãi thành lỗ. Hay nói cách khác, các ngân hàng đang lấy rủi ro trong tương lai để làm lợi nhuận cho hiện tại", ông Nghĩa nói.

World Bank: Việt Nam cần thận trọng với rủi ro nợ xấu đang gia tăng

Dân Việt

Link bài gốc: Nếu "trần trụi" nợ xấu, nhiều ngân hàng sẽ chuyển từ lãi thành lỗ
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,327
Bài viết
63,546
Thành viên
86,419
Thành viên mới nhất
beyondtheordinarylife1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN