Một cô gái người Trùng Khánh (Trung Quốc) sau khi nhìn thấy tin quảng cáo trên mạng, đã mời 17 người bạn của mình đi ăn buffet tại một nhà hàng Nhật Bản cao cấp với giá 302 NDT/một người (tương đương 1 triệu VND). Không ngờ khi thanh toán, hóa đơn lại lên đến 14,535 NDT (tương đương 48,8 triệu VND). Cô gái kinh ngạc và cho rằng nhà hàng đã tính sai, nhưng không ngờ đây hoàn toàn không phải tiệc buffet tự chọn, tất cả là do những món mà cô gái đã gọi đều có giá quá đắt!
Mời 17 người ăn buffet theo quảng cáo trên mạng
Câu chuyện xảy ra tại một nhà hàng Nhật Bản cao cấp tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Cô Khổng là người chủ trì, mời 17 người bạn cùng dự bữa tối. Vốn là người coi trọng thể diện, bữa ăn này đối với cô mà nói bỗng trở thành một vấn đề lớn. Nếu chọn đồ ăn quá đắt, thì với khả năng kinh tế của cô có chút khó khăn; nhưng nếu chọn một nơi với những món ăn giá cả phải chăng hơn nhưng không đẹp mắt thì cũng không thể chấp nhận được.
Trong lúc cố gắng tìm kiếm một nhà hàng phù hợp điều kiện kinh tế, cô vô tình bị thu hút bởi một nhà hàng Nhật Bản: đồ ăn bày trí đẹp mắt và ngon miệng, mà giá cả ghi trên quảng cáo chỉ có 302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người) (tương đương 1 triệu/người).
Ảnh minh họa
Cô Khổng suy nghĩ, nhà hàng buffet này không chỉ có thực đơn phong phú, giá cả lại vô cùng hợp lý, cô liền quyết định chọn nhà hàng này sẽ là nơi tiếp đón những người bạn của mình.
Đến ngày giờ hẹn, cô Khổng liền đưa những người bạn của mình đến nhà hàng đã chọn. Cô còn không quên nhắc nhở những người bạn của mình rằng đây là tiệc buffet, có thể ăn uống bao nhiêu tùy thích, nhất định phải chọn những món đắt tiền, và cố gắng đừng để nhà hàng được lợi.
Một người bạn trong số họ thắc mắc: "Nếu đã là tiệc buffet thì tại sao lại có bảng giá niêm yết bên cạnh vậy?
Một người bạn khác lên tiếng trả lời: "Có lẽ là họ muốn cho mình thấy món ăn ở đây đắt đỏ đến thế nào thôi."
Không lâu sau, một bàn thức ăn thịnh soạn và đẹp mắt đã được bày trước mặt của cô Khổng và những người bạn. Chỉ riêng món sashimi cá ngừ vây xanh đã được gọi mấy phần, cùng với đó là những phần thịt bò wagyu với giá lên đến 600 NDT/phần (tương đương 1,9 triệu VND/người) và sashimi với giá hơn 500 NDT/phần( tương đương 1,6 triệu VND/người) được đặt lên.
Nhân viên phục của nhà hàng thấy vậy cũng nhẹ nhàng góp ý với cô Khổng rằng họ nên đặt một lượng đủ ăn chứ không nên đặt quá nhiều, rất dễ bị lãng phí. Nhưng cô Khổng lại cho rằng phía nhà hàng đang cố tình khiến họ ăn ít lại, vì vậy nên cô hoàn toàn phớt lờ lời góp ý của người nhân viên và bảo họ hãy tiếp tục dọn món.
Cả nhóm người bọn họ ăn uống vô cùng vui vẻ. Nhà hàng này có một loại đồ uống có vị rất ngon, được những người bạn của cô Khổng rất ưa thích, vì vậy chỉ riêng phần đồ uống đã được gọi lên rất nhiều lần. Trong thời gian họ dùng bữa, một nhân viên phục vụ đã nói với cô Khổng rằng loại đồ uống này có giá thành rất cao, lên đến vài trăm tệ một phần. Nhưng bỏ ngoài tai lời nhắc nhở của người phục vụ, cô Khổng lại tiếp tục cho gọi đồ uống bởi nghĩ rằng nếu đã là tiệc buffet thì cứ uống thỏa thích. Cứ như vậy, một đám người bọn họ mở tiệc linh đình, ăn uống đến thỏa thuê và chuẩn bị đứng dậy rời đi.
Không ngờ khi nhận hóa đơn thanh toán, cô Khổng mới tá hỏa khi thấy con số ghi trên hóa đơn là 14535 NDT (tương đương 48,8 triệu VND). Đây không phải tiệc buffet sao? Không phải mỗi người chỉ có 302 NDT thôi sao? 18 người đáng nhẽ ra chỉ phải trả 5134 NDT (tương đương 18,4 triệu VND) thôi sao, tại sao hóa đơn của bọn họ lại nhiều hơn tận 9000 NDT (tương đương 29,9 triệu VND) được chứ?
Ảnh minh họa
Sự thật về bữa buffet đắt đỏ
Nhân viên thu ngân cho biết: "Xin lỗi quý khách, đây không phải buffet tự chọn. Quý khách đã gọi rất nhiều đồ, và giá cả của những món đó cũng tương đối đắt, vì vậy nên tổng chi phí mới cao như vậy!"
Cô Khổng nghe thấy vậy thì lập tức trở nên bối rối. Nhưng vì giữ thể diện nên cô không tiếp tục hỏi thêm câu nào nữa mà đành nghiến răng mà thanh toán hóa đơn đắt đỏ kia. Nhưng ngay khi về đến nhà, cô lại thấy đau thấu tâm can khi nghĩ đến bữa ăn vừa rồi. Cô càng nghĩ càng cảm thấy không đúng, trên quảng cáo ghi rõ ràng là 302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người). Nhất định là do chủ quán cảm thấy họ ăn nhiều nên cố tình gian dối để lừa bọn họ. Vì vậy, cô Khổng đã liên lạc với nhà hàng để làm rõ vấn đề giá cả.
Bên cạnh đó, cô Khổng cũng chụp lại quảng cáo trên mạng chỉ 302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người), sau đó đem chuyện này đến tranh cãi với nhân viên thu ngân của nhà hàng. Nhân viên thu ngân đã giải thích: "Đây là thông tin đến từ phía bên thứ ba, cũng nêu rõ trung bình một người sẽ thanh toán khoảng 302 NDT chứ đây không phải giá cố định của nhà hàng. Nhà hàng chúng tôi chưa từng quảng cáo mức giá này. "
Ảnh chụp màn hình quảng cáo buffet mà cô Khổng xem được.
Nhân viên thu ngân cho biết thêm, nhóm bạn đã gọi rất nhiều món, hơn nữa giá cả từng món đều được ghi rất rõ ràng trong thực đơn. Việc cô Khổng nói đây là tiệc buffet tự chọn là hết sức vô lý. Bởi nếu là buffet thì khách hàng cần tự phục vụ, và sẽ phải thanh toán trước khi bắt đầu dùng bữa.
Như vậy, có thể thấy dù từ góc độ nào thì đây cũng không phải tiệc buffet. Người phục vụ đã cảnh báo cô nhiều lần không nên gọi nhiều món như vậy và nhà hàng không có cung cấp tiệc buffet tự chọn như vậy.
Nhưng cô Khổng lại không cho như vậy. Cô tìm lại bảng giá trên trang tin quảng cáo kia và rõ ràng nó được ghi là 302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người) khi đi theo nhóm. Như vậy không phải mỗi người chỉ cần trả 302 NDT thôi sao? Tại sao sau khi họ dùng bữa xong thì giá lại tăng cao như vậy?
Giải thích về vấn đề này, người phụ trách quản lý nhà hàng cho biết, đây là giá tính theo đầu người trên website, không phải giá buffet và được tự động hiển thị trên website. Hơn nữa, việc chọn đi theo nhóm không đồng nghĩa với việc đây là tiệc buffet tự chọn.
Mặc cho phía nhà hàng đưa ra giải thích khá rõ ràng, cô Khổng vẫn cho rằng đây không phải lỗi của mình. Bởi cô đã mua các voucher sử dụng cho nhóm rất nhiều lần, và giá cả đều được tính theo như những gì được hiển thị trên website. Vậy tại sao chỉ có lần này là giá cả lại được tính dựa trên bình quân đầu người? Cô Khổng cho rằng chính cửa hàng đã khiến cô hiểu nhầm rằng đây là tiệc buffet tự chọn. Vì vậy, sự tổn thất lần này không phải lỗi do cô gây ra.
Quản lý nhà hàng cho rằng việc cô Khổng hiểu lầm là do thông tin của website kia không rõ ràng, chứ không liên quan gì đến nhà hàng của họ. Hơn nữa, nhân viên phục vụ cũng nhắc nhở cô rất nhiều lần nhưng chỉ nhận lại sự phớt lờ của cô.
Do cảm thấy lời giải thích của phía nhà hàng không đủ thỏa đáng và thuyết phục, cô Khổng đã liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của website. Nhân viên phụ trách đã lập tức nhận ra vấn đề trong tin quảng cáo, họ giải thích cho cô Khổng rằng thông tin này sẽ được sửa và sẽ không để xảy ra trường hợp tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, cô Khổng vẫn không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào. Không chấp nhận được điều này, cô Khổng đã gửi đơn khiếu nại đến cơ quan liên quan
Hóa đơn bữa ăn của 17 người
Ai đúng ai sai?
1. Nhà hàng có bị coi là đã lừa dối người tiêu dùng hay không?
Theo "Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" (Trung Quốc), việc đánh giá xem hành vi của nhà điều hành có lừa dối người tiêu dùng hay không nên dựa trên mức độ nhận thức và khả năng nhận dạng của người tiêu dùng thông thường.
Theo bằng chứng mà cô Khổng cung cấp, cô đã chụp ảnh màn hình điện thoại di động của mình và cô có thể thấy rõ rằng nhà hàng đã đăng khẩu hiệu "302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người)" trên Internet, điều này thực sự có dụng ý lừa dối khách hàng.
"Luật Quảng cáo" (Trung Quốc) quy định rằng quảng cáo không được chứa nội dung sai lệch hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, không được lừa dối người tiêu dùng. Quảng cáo sai sự thật hoặc đánh lừa người tiêu dùng bằng nội dung sai lệch hoặc gây hiểu lầm đều sẽ bị quy kết là cấu thành quảng cáo sai sự thật.
Trong trường hợp trên, việc cô Khổng vì nhìn thấy giá 302 NDT/người trên mạng nên đã hiểu nhầm mà tiêu nhiều tiền như vậy vào cho việc ăn uống. Như vậy, đây là vấn đề do phía bên quảng cáo làm sai sự thật. Hơn nữa, nhân viên phục vụ của nhà hàng tuy có nhắc nhở nhưng lại không giải thích rõ ràng cho cô Khổng khi được yêu cầu lên món. Như vậy, xét theo một khía cạnh nào đó thì phía nhà cung cấp dịch vụ cần phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này.
Theo Điều 20 của "Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng"(TQ), các nhà kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin như ngày hết hạn của hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, thông tin này phải trung thực và đầy đủ, đồng thời không được công khai sai sự thật hoặc gây hiểu lầm. Do đó, cho dù đó là phía nhà hàng hay website đăng tải thông tin kia đều được coi đã lừa dối cô Khổng, và họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho sự tổn thất của cô Khổng.
2. Cô Khổng có thể yêu cầu hoàn lại tiền không?
Điều 147 "Bộ luật Dân sự" (TQ) quy định đối với hành vi pháp lý dân sự do hiểu lầm cơ bản thì người vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc cơ quan trọng tài hủy bỏ hành vi đó.
Tuy nhiên, việc hủy bỏ hợp đồng ban đầu không có nghĩa là cô Khổng được miễn trừ hóa đơn. Bởi trong nhà hàng, nguyên vật liệu đều phải tiêu hao, cô Khổng vẫn phải chịu một phần trách nhiệm và thanh toán một phần chi phí.
Bộ luật Dân sự cũng quy định trường hợp hủy hợp đồng mà phần tổn thất không trả lại được hoặc không cần thiết phải trả lại thì phải bồi thường theo giá đã giảm. Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, nếu các bên đều có lỗi thì phải chịu trách nhiệm tương ứng.
Theo thông tin của cửa hàng, thông tin 302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người) rõ ràng là vi phạm thỏa thuận do thông tin sai lệch, vì vậy yêu cầu hoàn lại tiền của cô Khổng là hợp lý.
Cuối cùng, đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên, nhà hàng cuối cùng đã giảm giá 30% cho mức tiêu thụ của cô Khổng và tính cho cô Khổng 10,174 NDT( tương đương 33,8 triệu VND).
Trường hợp này đã trở thành một chủ đề nóng trên mạng xã hội dẫn đến nhiều luồng ý kiến trái chiều. Có người đặt vấn đề: Trong bữa ăn, cô Khổng có rất nhiều cơ hội để làm rõ về vấn đề này, nhưng lại chỉ tập trung thưởng thức đồ ăn, vì vậy việc được bồi thường một phần là quá nhân từ.
Có người cũng bày tỏ rằng cô Khổng đã sai, ăn đồ ăn ngon như vậy lại muốn nhà hàng này hoàn tiền, hoàn tiền là lỗi của mình, không thể để người khác trả.
Một bộ số bình luận lại cho rằng, quảng cáo đã cố tình khiến người tiêu dùng hiểu lầm. Chưa kể một phần buffet với giá 302 NDT cũng rất đắt, vì vậy không thể trách cô Khổng hiểu lầm được!
Là người tiêu dùng, chúng ta phải tỉnh táo tìm hiểu giá cả của từng món ăn và xác định loại hình nhà hàng trước khi sử dụng. Phía cung cấp dịch vụ cũng cần phải có trách nhiệm giải thích cho khách hàng càng rõ ràng càng tốt, không sử dụng các quảng cáo dễ gây hiểu lầm cho khách hàng.
Theo Sina
Link bài gốc: Mời 17 người bạn đi ăn buffet cao cấp với giá 1 triệu đồng/người, cô gái "khóc thét" khi nhận hóa đơn gấp 3 lần: Lí do khiến ai cũng ngỡ ngàng
Mời 17 người ăn buffet theo quảng cáo trên mạng
Câu chuyện xảy ra tại một nhà hàng Nhật Bản cao cấp tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Cô Khổng là người chủ trì, mời 17 người bạn cùng dự bữa tối. Vốn là người coi trọng thể diện, bữa ăn này đối với cô mà nói bỗng trở thành một vấn đề lớn. Nếu chọn đồ ăn quá đắt, thì với khả năng kinh tế của cô có chút khó khăn; nhưng nếu chọn một nơi với những món ăn giá cả phải chăng hơn nhưng không đẹp mắt thì cũng không thể chấp nhận được.
Trong lúc cố gắng tìm kiếm một nhà hàng phù hợp điều kiện kinh tế, cô vô tình bị thu hút bởi một nhà hàng Nhật Bản: đồ ăn bày trí đẹp mắt và ngon miệng, mà giá cả ghi trên quảng cáo chỉ có 302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người) (tương đương 1 triệu/người).
Ảnh minh họa
Cô Khổng suy nghĩ, nhà hàng buffet này không chỉ có thực đơn phong phú, giá cả lại vô cùng hợp lý, cô liền quyết định chọn nhà hàng này sẽ là nơi tiếp đón những người bạn của mình.
Đến ngày giờ hẹn, cô Khổng liền đưa những người bạn của mình đến nhà hàng đã chọn. Cô còn không quên nhắc nhở những người bạn của mình rằng đây là tiệc buffet, có thể ăn uống bao nhiêu tùy thích, nhất định phải chọn những món đắt tiền, và cố gắng đừng để nhà hàng được lợi.
Một người bạn trong số họ thắc mắc: "Nếu đã là tiệc buffet thì tại sao lại có bảng giá niêm yết bên cạnh vậy?
Một người bạn khác lên tiếng trả lời: "Có lẽ là họ muốn cho mình thấy món ăn ở đây đắt đỏ đến thế nào thôi."
Không lâu sau, một bàn thức ăn thịnh soạn và đẹp mắt đã được bày trước mặt của cô Khổng và những người bạn. Chỉ riêng món sashimi cá ngừ vây xanh đã được gọi mấy phần, cùng với đó là những phần thịt bò wagyu với giá lên đến 600 NDT/phần (tương đương 1,9 triệu VND/người) và sashimi với giá hơn 500 NDT/phần( tương đương 1,6 triệu VND/người) được đặt lên.
Nhân viên phục của nhà hàng thấy vậy cũng nhẹ nhàng góp ý với cô Khổng rằng họ nên đặt một lượng đủ ăn chứ không nên đặt quá nhiều, rất dễ bị lãng phí. Nhưng cô Khổng lại cho rằng phía nhà hàng đang cố tình khiến họ ăn ít lại, vì vậy nên cô hoàn toàn phớt lờ lời góp ý của người nhân viên và bảo họ hãy tiếp tục dọn món.
Cả nhóm người bọn họ ăn uống vô cùng vui vẻ. Nhà hàng này có một loại đồ uống có vị rất ngon, được những người bạn của cô Khổng rất ưa thích, vì vậy chỉ riêng phần đồ uống đã được gọi lên rất nhiều lần. Trong thời gian họ dùng bữa, một nhân viên phục vụ đã nói với cô Khổng rằng loại đồ uống này có giá thành rất cao, lên đến vài trăm tệ một phần. Nhưng bỏ ngoài tai lời nhắc nhở của người phục vụ, cô Khổng lại tiếp tục cho gọi đồ uống bởi nghĩ rằng nếu đã là tiệc buffet thì cứ uống thỏa thích. Cứ như vậy, một đám người bọn họ mở tiệc linh đình, ăn uống đến thỏa thuê và chuẩn bị đứng dậy rời đi.
Không ngờ khi nhận hóa đơn thanh toán, cô Khổng mới tá hỏa khi thấy con số ghi trên hóa đơn là 14535 NDT (tương đương 48,8 triệu VND). Đây không phải tiệc buffet sao? Không phải mỗi người chỉ có 302 NDT thôi sao? 18 người đáng nhẽ ra chỉ phải trả 5134 NDT (tương đương 18,4 triệu VND) thôi sao, tại sao hóa đơn của bọn họ lại nhiều hơn tận 9000 NDT (tương đương 29,9 triệu VND) được chứ?
Ảnh minh họa
Sự thật về bữa buffet đắt đỏ
Nhân viên thu ngân cho biết: "Xin lỗi quý khách, đây không phải buffet tự chọn. Quý khách đã gọi rất nhiều đồ, và giá cả của những món đó cũng tương đối đắt, vì vậy nên tổng chi phí mới cao như vậy!"
Cô Khổng nghe thấy vậy thì lập tức trở nên bối rối. Nhưng vì giữ thể diện nên cô không tiếp tục hỏi thêm câu nào nữa mà đành nghiến răng mà thanh toán hóa đơn đắt đỏ kia. Nhưng ngay khi về đến nhà, cô lại thấy đau thấu tâm can khi nghĩ đến bữa ăn vừa rồi. Cô càng nghĩ càng cảm thấy không đúng, trên quảng cáo ghi rõ ràng là 302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người). Nhất định là do chủ quán cảm thấy họ ăn nhiều nên cố tình gian dối để lừa bọn họ. Vì vậy, cô Khổng đã liên lạc với nhà hàng để làm rõ vấn đề giá cả.
Bên cạnh đó, cô Khổng cũng chụp lại quảng cáo trên mạng chỉ 302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người), sau đó đem chuyện này đến tranh cãi với nhân viên thu ngân của nhà hàng. Nhân viên thu ngân đã giải thích: "Đây là thông tin đến từ phía bên thứ ba, cũng nêu rõ trung bình một người sẽ thanh toán khoảng 302 NDT chứ đây không phải giá cố định của nhà hàng. Nhà hàng chúng tôi chưa từng quảng cáo mức giá này. "
Ảnh chụp màn hình quảng cáo buffet mà cô Khổng xem được.
Nhân viên thu ngân cho biết thêm, nhóm bạn đã gọi rất nhiều món, hơn nữa giá cả từng món đều được ghi rất rõ ràng trong thực đơn. Việc cô Khổng nói đây là tiệc buffet tự chọn là hết sức vô lý. Bởi nếu là buffet thì khách hàng cần tự phục vụ, và sẽ phải thanh toán trước khi bắt đầu dùng bữa.
Như vậy, có thể thấy dù từ góc độ nào thì đây cũng không phải tiệc buffet. Người phục vụ đã cảnh báo cô nhiều lần không nên gọi nhiều món như vậy và nhà hàng không có cung cấp tiệc buffet tự chọn như vậy.
Nhưng cô Khổng lại không cho như vậy. Cô tìm lại bảng giá trên trang tin quảng cáo kia và rõ ràng nó được ghi là 302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người) khi đi theo nhóm. Như vậy không phải mỗi người chỉ cần trả 302 NDT thôi sao? Tại sao sau khi họ dùng bữa xong thì giá lại tăng cao như vậy?
Giải thích về vấn đề này, người phụ trách quản lý nhà hàng cho biết, đây là giá tính theo đầu người trên website, không phải giá buffet và được tự động hiển thị trên website. Hơn nữa, việc chọn đi theo nhóm không đồng nghĩa với việc đây là tiệc buffet tự chọn.
Mặc cho phía nhà hàng đưa ra giải thích khá rõ ràng, cô Khổng vẫn cho rằng đây không phải lỗi của mình. Bởi cô đã mua các voucher sử dụng cho nhóm rất nhiều lần, và giá cả đều được tính theo như những gì được hiển thị trên website. Vậy tại sao chỉ có lần này là giá cả lại được tính dựa trên bình quân đầu người? Cô Khổng cho rằng chính cửa hàng đã khiến cô hiểu nhầm rằng đây là tiệc buffet tự chọn. Vì vậy, sự tổn thất lần này không phải lỗi do cô gây ra.
Quản lý nhà hàng cho rằng việc cô Khổng hiểu lầm là do thông tin của website kia không rõ ràng, chứ không liên quan gì đến nhà hàng của họ. Hơn nữa, nhân viên phục vụ cũng nhắc nhở cô rất nhiều lần nhưng chỉ nhận lại sự phớt lờ của cô.
Do cảm thấy lời giải thích của phía nhà hàng không đủ thỏa đáng và thuyết phục, cô Khổng đã liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của website. Nhân viên phụ trách đã lập tức nhận ra vấn đề trong tin quảng cáo, họ giải thích cho cô Khổng rằng thông tin này sẽ được sửa và sẽ không để xảy ra trường hợp tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, cô Khổng vẫn không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào. Không chấp nhận được điều này, cô Khổng đã gửi đơn khiếu nại đến cơ quan liên quan
Hóa đơn bữa ăn của 17 người
Ai đúng ai sai?
1. Nhà hàng có bị coi là đã lừa dối người tiêu dùng hay không?
Theo "Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" (Trung Quốc), việc đánh giá xem hành vi của nhà điều hành có lừa dối người tiêu dùng hay không nên dựa trên mức độ nhận thức và khả năng nhận dạng của người tiêu dùng thông thường.
Theo bằng chứng mà cô Khổng cung cấp, cô đã chụp ảnh màn hình điện thoại di động của mình và cô có thể thấy rõ rằng nhà hàng đã đăng khẩu hiệu "302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người)" trên Internet, điều này thực sự có dụng ý lừa dối khách hàng.
"Luật Quảng cáo" (Trung Quốc) quy định rằng quảng cáo không được chứa nội dung sai lệch hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, không được lừa dối người tiêu dùng. Quảng cáo sai sự thật hoặc đánh lừa người tiêu dùng bằng nội dung sai lệch hoặc gây hiểu lầm đều sẽ bị quy kết là cấu thành quảng cáo sai sự thật.
Trong trường hợp trên, việc cô Khổng vì nhìn thấy giá 302 NDT/người trên mạng nên đã hiểu nhầm mà tiêu nhiều tiền như vậy vào cho việc ăn uống. Như vậy, đây là vấn đề do phía bên quảng cáo làm sai sự thật. Hơn nữa, nhân viên phục vụ của nhà hàng tuy có nhắc nhở nhưng lại không giải thích rõ ràng cho cô Khổng khi được yêu cầu lên món. Như vậy, xét theo một khía cạnh nào đó thì phía nhà cung cấp dịch vụ cần phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này.
Theo Điều 20 của "Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng"(TQ), các nhà kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin như ngày hết hạn của hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, thông tin này phải trung thực và đầy đủ, đồng thời không được công khai sai sự thật hoặc gây hiểu lầm. Do đó, cho dù đó là phía nhà hàng hay website đăng tải thông tin kia đều được coi đã lừa dối cô Khổng, và họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho sự tổn thất của cô Khổng.
2. Cô Khổng có thể yêu cầu hoàn lại tiền không?
Điều 147 "Bộ luật Dân sự" (TQ) quy định đối với hành vi pháp lý dân sự do hiểu lầm cơ bản thì người vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc cơ quan trọng tài hủy bỏ hành vi đó.
Tuy nhiên, việc hủy bỏ hợp đồng ban đầu không có nghĩa là cô Khổng được miễn trừ hóa đơn. Bởi trong nhà hàng, nguyên vật liệu đều phải tiêu hao, cô Khổng vẫn phải chịu một phần trách nhiệm và thanh toán một phần chi phí.
Bộ luật Dân sự cũng quy định trường hợp hủy hợp đồng mà phần tổn thất không trả lại được hoặc không cần thiết phải trả lại thì phải bồi thường theo giá đã giảm. Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, nếu các bên đều có lỗi thì phải chịu trách nhiệm tương ứng.
Theo thông tin của cửa hàng, thông tin 302 NDT/người (tương đương 1 triệu/người) rõ ràng là vi phạm thỏa thuận do thông tin sai lệch, vì vậy yêu cầu hoàn lại tiền của cô Khổng là hợp lý.
Cuối cùng, đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên, nhà hàng cuối cùng đã giảm giá 30% cho mức tiêu thụ của cô Khổng và tính cho cô Khổng 10,174 NDT( tương đương 33,8 triệu VND).
Trường hợp này đã trở thành một chủ đề nóng trên mạng xã hội dẫn đến nhiều luồng ý kiến trái chiều. Có người đặt vấn đề: Trong bữa ăn, cô Khổng có rất nhiều cơ hội để làm rõ về vấn đề này, nhưng lại chỉ tập trung thưởng thức đồ ăn, vì vậy việc được bồi thường một phần là quá nhân từ.
Có người cũng bày tỏ rằng cô Khổng đã sai, ăn đồ ăn ngon như vậy lại muốn nhà hàng này hoàn tiền, hoàn tiền là lỗi của mình, không thể để người khác trả.
Một bộ số bình luận lại cho rằng, quảng cáo đã cố tình khiến người tiêu dùng hiểu lầm. Chưa kể một phần buffet với giá 302 NDT cũng rất đắt, vì vậy không thể trách cô Khổng hiểu lầm được!
Là người tiêu dùng, chúng ta phải tỉnh táo tìm hiểu giá cả của từng món ăn và xác định loại hình nhà hàng trước khi sử dụng. Phía cung cấp dịch vụ cũng cần phải có trách nhiệm giải thích cho khách hàng càng rõ ràng càng tốt, không sử dụng các quảng cáo dễ gây hiểu lầm cho khách hàng.
Theo Sina
Link bài gốc: Mời 17 người bạn đi ăn buffet cao cấp với giá 1 triệu đồng/người, cô gái "khóc thét" khi nhận hóa đơn gấp 3 lần: Lí do khiến ai cũng ngỡ ngàng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Khử thâm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì để môi lên...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phun môi 2 ngày đã bong là do đâu?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phun Môi Pha Lê Là Gì? Những Ai Phù Hợp Với Kỹ...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Nên Phun Môi Màu Nào Ở Độ Tuổi 35-40?
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện khách mua ép giá quá rẻ, người bán...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu