Chỉ là nguyên liệu nhỏ bé, xù xì nhưng mộc nhĩ lại là nguyên liệu mà người Việt Nam không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày Tết. Trong bát canh măng, nem rán, canh miến... nếu không có mộc nhĩ sẽ như thiếu đi một phần hương vị quan trọng. Theo Trung y, mộc nhĩ còn được mệnh danh là thực phẩm của sự trường thọ, thường được khuyến khích nên tăng cường sử dụng.
Vì sao mộc nhĩ được mệnh danh là thực phẩm của sự trường thọ?
Bởi vì mộc nhĩ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nó còn được coi là "thịt của người ăn chay" do rất giàu đạm, hàm lượng đạm sánh ngang với thức ăn động vật. Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận.
1. Mộc nhĩ là sản phẩm tốt nhất cho sắc đẹp của phụ nữ
Hàm lượng vitamin E trong mộc nhĩ rất cao, nó góp phần thúc đẩy làn da căng bóng, hồng hào.
Để làm trắng da, thực phẩm cần chứa nhiều chất sắt. Ai cũng nghĩ thịt nạc, gan động vật và rau chân vịt giàu sắt nhất, nhưng thực tế là mộc nhĩ có chứa hàm lượng sắt cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm, gấp 20 lần so với rau mồng tơi, gấp 7 lần so với gan lợn (theo Nhân dân Nhật báo Trung Hoa). Do đó, mộc nhĩ chính là nguồn thực phẩm cao cấp để bổ máu, chống thiếu máu do thiếu sắt.
2. Tốt cho hệ tiêu hóa
Mộc nhĩ rất giàu cellulose và hoạt động như một loại collagen thực vật đặc biệt, hai chất này có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, chống táo bón , giúp loại bỏ và đào thải kịp thời các chất độc hại trong phân, có lợi cho bệnh sỏi mật, sỏi thận. Đối với những người bị viêm túi mật, sỏi giai đoạn đầu thì nên ăn mộc nhĩ 1-2 lần/ngày, các triệu chứng như đau nhức, buồn nôn có thể thuyên giảm trong vòng 2-5 ngày.
3. Phòng chống các bệnh tim mạch, mạch máu não
Mộc nhĩ có chứa vitamin K, giàu canxi, magie và các khoáng chất khác, có tác dụng làm giảm cục máu đông, ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết khối có tác dụng ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
Sai lầm khi chế biến mộc nhĩ có thể gây ung thư , đe dọa tính mạng
1. Ngâm mộc nhĩ trong nước nóng
Có rất nhiều người nhầm tưởng rằng mộc nhĩ dù ngâm trong nước nóng hay lạnh cũng đều không có sự khác biệt. Nhưng sự thực là mộc nhĩ ngâm trong nước nóng sẽ không có lợi cho cơ thể.
Sở dĩ mộc nhĩ cần ngâm trước khi chế biến là vì chúng thường mọc ở các thân cây khô, gỗ mục, ẩm ướt nên có tỷ lệ gặp nấm mốc rất cao. Quá trình ngâm sẽ giúp mộc nhĩ loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc.
Tuy nhiên, việc ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng sẽ khiến chúng nở quá nhanh, dễ bị nhũn, dính, không ngon; đồng thời không có đủ thời gan để mộc nhĩ thẩm thấu dần như khi được ngâm bằng nước lạnh, khiến các loại nấm mốc không kịp hòa tan trong nước.
Theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào (Bệnh viện Thanh Nhàn), mộc nhĩ nên ngâm bằng nước lạnh vì trong nhiệt độ thấp thực phẩm này sẽ nở dần ra, các loại nấm mốc, bụi bẩn sẽ tan trong nước và dễ cọ rửa.
2. Ngâm mộc nhĩ qua đêm
Trong dịp Tết, nhiều gia đình có thói quen ngâm mộc nhĩ từ đêm hôm trước để hôm sau sẵn sàng làm cỗ cúng. Tuy nhiên, mộc nhĩ chỉ nên ngâm trong thời gian ngắn, ngâm trong nhiều ngày dễ biến chất và sinh ra aflatoxin - đây là một loại độc tố nấm mốc gây ung thư gan và làm tổn thương mô gan. Theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, mộc nhĩ không được ngâm quá 8 tiếng nếu không các vi khuẩn sẽ sản sinh gấp nhiều lần. Đã từng có trường hợp tử vong vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu nhiều ngày, nên mọi người cần phải hết sức lưu ý. Để an toàn cho sức khỏe, mọi người chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.
Những nhóm người nào không nên ăn mộc nhĩ?
- Người dễ dị ứng: Mộc nhĩ cũng là nấm nên có thể gây dị ứng với người không phù hợp, người có cơ địa dễ dị ứng nên thận trọng khi ăn.
- Người bị loãng máu, hay chảy máu: Mộc nhĩ là thực phẩm có công dụng ngăn ngừa đông máu, giúp máu dễ lưu thông hơn nên những người bị loãng máu, dễ chảy máu như xuất huyết não không nên ăn để tránh nguy hiểm.
- Người đang bị tiêu chảy: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên nếu bạn đang bị tiêu chảy, đầy bụng... thì không nên ăn để tránh tình trạng thêm trầm trọng.
- Bà bầu: Mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng lại có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ vì vậy không có lợi cho quá trình sinh trưởng của thai nhi.
Sai lầm tai hại mà ai cũng từng mắc phải: Rửa mộc nhĩ với nước nóng chẳng khác nào "nhúng" vào thuốc độc, đây mới là cách làm đúng
Link bài gốc: Mộc nhĩ cực tốt cho sức khỏe nhưng đừng chế biến theo cách này vì nguy hiểm như "thuốc độc", sản sinh độc tố gây bệnh ung thư
Vì sao mộc nhĩ được mệnh danh là thực phẩm của sự trường thọ?
Bởi vì mộc nhĩ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nó còn được coi là "thịt của người ăn chay" do rất giàu đạm, hàm lượng đạm sánh ngang với thức ăn động vật. Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận.
1. Mộc nhĩ là sản phẩm tốt nhất cho sắc đẹp của phụ nữ
Hàm lượng vitamin E trong mộc nhĩ rất cao, nó góp phần thúc đẩy làn da căng bóng, hồng hào.
Để làm trắng da, thực phẩm cần chứa nhiều chất sắt. Ai cũng nghĩ thịt nạc, gan động vật và rau chân vịt giàu sắt nhất, nhưng thực tế là mộc nhĩ có chứa hàm lượng sắt cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm, gấp 20 lần so với rau mồng tơi, gấp 7 lần so với gan lợn (theo Nhân dân Nhật báo Trung Hoa). Do đó, mộc nhĩ chính là nguồn thực phẩm cao cấp để bổ máu, chống thiếu máu do thiếu sắt.
2. Tốt cho hệ tiêu hóa
Mộc nhĩ rất giàu cellulose và hoạt động như một loại collagen thực vật đặc biệt, hai chất này có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, chống táo bón , giúp loại bỏ và đào thải kịp thời các chất độc hại trong phân, có lợi cho bệnh sỏi mật, sỏi thận. Đối với những người bị viêm túi mật, sỏi giai đoạn đầu thì nên ăn mộc nhĩ 1-2 lần/ngày, các triệu chứng như đau nhức, buồn nôn có thể thuyên giảm trong vòng 2-5 ngày.
3. Phòng chống các bệnh tim mạch, mạch máu não
Mộc nhĩ có chứa vitamin K, giàu canxi, magie và các khoáng chất khác, có tác dụng làm giảm cục máu đông, ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết khối có tác dụng ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
Sai lầm khi chế biến mộc nhĩ có thể gây ung thư , đe dọa tính mạng
1. Ngâm mộc nhĩ trong nước nóng
Có rất nhiều người nhầm tưởng rằng mộc nhĩ dù ngâm trong nước nóng hay lạnh cũng đều không có sự khác biệt. Nhưng sự thực là mộc nhĩ ngâm trong nước nóng sẽ không có lợi cho cơ thể.
Sở dĩ mộc nhĩ cần ngâm trước khi chế biến là vì chúng thường mọc ở các thân cây khô, gỗ mục, ẩm ướt nên có tỷ lệ gặp nấm mốc rất cao. Quá trình ngâm sẽ giúp mộc nhĩ loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc.
Tuy nhiên, việc ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng sẽ khiến chúng nở quá nhanh, dễ bị nhũn, dính, không ngon; đồng thời không có đủ thời gan để mộc nhĩ thẩm thấu dần như khi được ngâm bằng nước lạnh, khiến các loại nấm mốc không kịp hòa tan trong nước.
Theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào (Bệnh viện Thanh Nhàn), mộc nhĩ nên ngâm bằng nước lạnh vì trong nhiệt độ thấp thực phẩm này sẽ nở dần ra, các loại nấm mốc, bụi bẩn sẽ tan trong nước và dễ cọ rửa.
2. Ngâm mộc nhĩ qua đêm
Trong dịp Tết, nhiều gia đình có thói quen ngâm mộc nhĩ từ đêm hôm trước để hôm sau sẵn sàng làm cỗ cúng. Tuy nhiên, mộc nhĩ chỉ nên ngâm trong thời gian ngắn, ngâm trong nhiều ngày dễ biến chất và sinh ra aflatoxin - đây là một loại độc tố nấm mốc gây ung thư gan và làm tổn thương mô gan. Theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, mộc nhĩ không được ngâm quá 8 tiếng nếu không các vi khuẩn sẽ sản sinh gấp nhiều lần. Đã từng có trường hợp tử vong vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu nhiều ngày, nên mọi người cần phải hết sức lưu ý. Để an toàn cho sức khỏe, mọi người chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.
Những nhóm người nào không nên ăn mộc nhĩ?
- Người dễ dị ứng: Mộc nhĩ cũng là nấm nên có thể gây dị ứng với người không phù hợp, người có cơ địa dễ dị ứng nên thận trọng khi ăn.
- Người bị loãng máu, hay chảy máu: Mộc nhĩ là thực phẩm có công dụng ngăn ngừa đông máu, giúp máu dễ lưu thông hơn nên những người bị loãng máu, dễ chảy máu như xuất huyết não không nên ăn để tránh nguy hiểm.
- Người đang bị tiêu chảy: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên nếu bạn đang bị tiêu chảy, đầy bụng... thì không nên ăn để tránh tình trạng thêm trầm trọng.
- Bà bầu: Mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng lại có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ vì vậy không có lợi cho quá trình sinh trưởng của thai nhi.
Sai lầm tai hại mà ai cũng từng mắc phải: Rửa mộc nhĩ với nước nóng chẳng khác nào "nhúng" vào thuốc độc, đây mới là cách làm đúng
Sai lầm khi chế biến mộc nhĩ gây ung thư gan, đe dọa tính mạng
Mộc nhĩ dù là thực phẩm phổ biến với người Việt nhưng không phải ai cũng biết chế biến nó đúng cách.
afamily.vn
Link bài gốc: Mộc nhĩ cực tốt cho sức khỏe nhưng đừng chế biến theo cách này vì nguy hiểm như "thuốc độc", sản sinh độc tố gây bệnh ung thư
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tỷ giá USD tăng mạnh sáng 29/8, vượt mốc 24.300 đồng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giá vàng SJC âm thầm leo cao, vượt mốc 68 triệu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Không có tiền đo mốc chỉ giới khiến cả trăm biệt...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bị gắn mác “vô dụng”, điểm chuẩn của ngành học này...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Yêu cầu dừng thi công, đưa máy móc ra khỏi dự án...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Loại rau mọc dại ven đường, là ‘phương thuốc quý’...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu