TIN MỚI
Mùi thơm của enchiladas và món lomo saltado truyền thống của Peru tỏa ra khắp căn bếp trong lúc Maria và Luis Ramirez nấu ăn không ngơi tay. Họ tẩm ướp hàng tảng thịt gà và những miếng bít-tết thái mỏng, làm nóng hàng chục chiếc tortilla và khuất vài lít sốt salsa trong ngôi nhà tại California.
Chẳng phải nhà họ đang có sinh nhật, tiệc cưới hay được nghỉ lễ gì cả. Gia đình Ramirez chỉ đang cố gắng để kiếm thêm tiền nhằm sống sót qua đợt dịch này.
Vốn là những người buôn bán trang sức, nhẽ ra đây là lúc họ ngồi đánh bóng đá quý. Vậy mà Covid-19 đã buộc họ phải nhận nấu ăn thuê để có thể trang trải cuộc sống.
“Mọi thứ xảy ra quá nhanh. Hôm trước chúng tôi vẫn đang kinh doanh, nhưng hôm sau đã trở thành người thất nghiệp”, anh Luis (49 tuổi) nói.
Hàng trăm nghìn người giống như gia đình Ramirez đã trở thành lao động thời vụ hoặc tham gia các ngành không chính thống sau khi mất việc đột ngột hoặc phải tạm ngừng kinh doanh.
Dân da màu, phụ nữ và thanh thiếu niên là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Sau 30 năm buôn bán và sửa chữa trang sức, chị Maria (51 tuổi) đã phải bắt đầu từ con số 0 với sự trợ giúp của 5 người con. Họ bán đồ ăn Mexico và Peru với giá 10 USD/đĩa và cố gắng giao được càng nhiều đơn hàng càng tốt.
Cứ nghĩ đến bãi đỗ xe trống huơ trống hoác cùng cửa hàng trang sức của mình, Maria lại nghẹn giọng. Đó là bởi vì cô buộc phải nói lời tạm biệt với công việc đã làm hàng chục năm qua để bắt tay làm lại từ đầu.
Biến sở thích thành công việc
Với Jace Quil, việc phác thảo các nhân vật hoạt hình với đôi mặt to tròn trên iPad chỉ là thú vui giúp anh thư giãn sau những giờ giảng dạy mệt nhoài ở Nashville. Thế nhưng khi tất cả các trường học buộc phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho học sinh, sở thích này lại trở thành nguồn thu nhập chính của Jace.
Jace đã nộp tờ khai thuế vào đầu năm nay, sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng vì không kịp giải quyết nên anh đã không nhận được tiền trợ cấp chính phủ. Chàng trai 22 tuổi này cho biết, đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ phải mất vài tuần nữa để xử lý.
“Có vẻ như tôi sẽ chẳng được gì cả”, Jace than thở.
Theo Bộ Lao động Mỹ, hơn 26 triệu người Mỹ đã xin trợ cấp thất nghiệp kể từ 14/3. 16,2% số lao động tại quốc gia này đang phải đối mặt với cắt giảm nhân sự, nghỉ không lương hoặc giảm giờ làm vì dịch Covid-19.
Thời học đại học, Jace thường vẽ tranh chân dung thuê để có tiền mua đồ ăn và sách vở, hoặc để có thêm tiền tiêu vặt. Lần đầu tiên, anh phải cố gắng tận dụng sở thích vẽ tranh của mình để có đủ tiền trả hóa đơn.
Jace đang nhận vẽ tranh kỹ thuật số theo yêu cầu với giá 35 USD/tác phẩm. Anh đã hỏi bạn bè và bất cứ ai có thể tiếp cận trên mạng xã hội, nhưng đây thực sự là một công việc cực kỳ áp lực và đáng sợ.
"Tôi cảm thấy như mình không vẽ đủ hay quảng quảng cáo", Jace nói. "Tiền tôi kiếm được chủ yếu là nhờ bạn bè ủng hộ. Điều này khiến tôi cảm thấy tội lỗi".
Giống như Jace, rất nhiều lao động đang sử dụng mạng xã hội và các nền tảng xã hội để kiếm tiền từ tài lẻ của mình. Nhạc công sẽ biểu diễn trực tiếp trên Facebook Live để nhận tiền tip, các đầu bếp nhận dạy nấu ăn 1-1, nhân viên pha chế thì đi làm vườn thuê.
Làm bất cứ nghề gì có thể
Tất cả những bông hồng đỏ mà Geovanny Gomez thường dùng để học cắm hoa đã biến mất. Khi chợ hoa Los Angeles buộc phải đóng cửa tháng trước, cuộc sống của người bán hoa này và hàng chục lao động khác đã bị chững lại.
Suốt 1 tháng qua, Geovanny cố gắng điều chỉnh lại các bữa ăn và giới hạn chi tiêu khoảng vài chục USD/ngày, đủ để mua bánh mì và hoa quả cho bản thân và người mẹ 54 tuổi đang bị ung thư của mình.
Sau khi biết Geovanny không thể làm việc, một vài người bạn và hàng xóm đã quyên góp thực phẩm cho anh. Tuy nhiên, người đàn ông 31 tuổi này biết mình sẽ không thể nhận trợ giúp mãi như thế.
“Tôi vẫn có hai tay và hai chân để làm việc”, anh cho biết.
Kể từ tuần trước, Geovanny đã lái xe tới hơn 50 ngôi nhà tại Los Angeles cho Postmates - một startup giao thực phẩm tận nhà. Ban đầu, người đàn ông này còn lo lắng về chuyện tương tác với người lạ nhưng rồi anh cũng gạt nó sang một bên để kiếm tiền.
Geovanny luôn đeo găng tay và khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài. Anh để đồ ăn trước cửa mỗi ngôi nhà để hạn chế tiết kiệm.
Dù vậy, Geovanny không dự định coi đây là công việc lâu dài. Thông thường, anh kiếm được 20 USD nhờ công việc bán hoa, nhất là vào Ngày của Mẹ hoặc cắm hoa nghệ thuật cho các sự kiện. Giờ đây, thu nhập của Geovanny chỉ bằng một nửa so với ngày xưa. Số tiền tip anh nhận được cũng dùng để mua xăng.
Geovanny không phải là người duy nhất trong gia đình phải nghỉ việc tạm thời. Chú và các anh chị em họ của anh cũng đã thất nghiệp và đang phải làm thêm nhiều nghề khác nhau, từ sơn nhà cho đến may khẩu trang.
Bất chấp cả sức khỏe để kiếm sống
Khi Covid-19 bắt đầu đến ngành du lịch, Andrew Rittler biết rằng công việc của mình sẽ gặp nguy hiểm. Trước đó, anh đang làm phục vụ tại bãi đỗ xe cho Sân bay Quốc Tế Dallas Fort Worth.
Ban đầu, Andrew bị giảm giờ làm, nhưng chỉ 1 tuần sau đó, anh đã nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự. Người đàn ông 43 tuổi này buộc phải tìm một công việc để nuôi con, trả tiền thuê nhà và mua thuốc tiểu đường.
Khi rơi vào cảnh thất nghiệp, Andrew cũng đăng ký làm việc cho Postmates và còn làm thêm cho dịch vụ giao hàng theo nhu cầu Favor và Instacart. Anh luôn đeo găng tay và khẩu trang, kiểm tra đường huyết mỗi giờ trong lúc giao đơn cho khách hàng đang chờ tại nhà.
Dù làm việc 5 ngày/tuần nhưng Andrew vẫn chỉ kiếm vừa đủ để trả tiền nuôi con và tiền bảo hiểm.
Andrew Rittler chuyển sang làm công việc giao hàng tại nhà để kiếm sống.
Một trong những thách thức lớn nhất bên cạnh tiền bạc, Andrew cho biết, là chống lại trầm cảm và cảm giác tức giận, bực mình vì Covid-19. Người đàn ông này cố gắng giữ mình luôn bận rộn để quên đi những cảm xúc tiêu cực kia. Việc nhìn những lao động tự do đang làm việc ở các nhà hàng và cửa hàng thực phẩm ngoài kia cũng giúp anh có thêm hy vọng vào tương lai.
“Tôi nghĩ hầu hết người Mỹ đều muốn được làm việc lúc này. Tôi nghĩ ai cũng đang cố gắng làm người có ích”, anh nói.
Giống như nhiều người dân khác tại Mỹ, Andrew đang kẹt trong hiện tại vô định, không lối thoát trước mắt. Anh không biết điều gì đang chờ đợi mình sau khi đại dịch kết thúc.
Tuy nhiên, Andrew sẽ nỗ lực hết mình để tìm kiếm các cơ hội. Bởi lẽ, anh biết rằng trong những ngày này, cách duy nhất để anh trụ vững là làm việc chăm chỉ.
(Theo CNN)
Người cần cù có thể thành triệu phú, nhưng làm tỷ phú còn đòi hỏi cả "vận may": Thiếu mất thiên thời - địa lợi - nhân hòa, nỗ lực mấy cũng chẳng giàu nổi
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Mất việc vì dịch Covid-19, lao động Mỹ xoay sở đủ cách để trang trải cuộc sống: Từ tận dụng tài lẻ để kiếm tiền đến đánh cược cả sức khỏe để làm thuê
Mùi thơm của enchiladas và món lomo saltado truyền thống của Peru tỏa ra khắp căn bếp trong lúc Maria và Luis Ramirez nấu ăn không ngơi tay. Họ tẩm ướp hàng tảng thịt gà và những miếng bít-tết thái mỏng, làm nóng hàng chục chiếc tortilla và khuất vài lít sốt salsa trong ngôi nhà tại California.
Chẳng phải nhà họ đang có sinh nhật, tiệc cưới hay được nghỉ lễ gì cả. Gia đình Ramirez chỉ đang cố gắng để kiếm thêm tiền nhằm sống sót qua đợt dịch này.
Vốn là những người buôn bán trang sức, nhẽ ra đây là lúc họ ngồi đánh bóng đá quý. Vậy mà Covid-19 đã buộc họ phải nhận nấu ăn thuê để có thể trang trải cuộc sống.
“Mọi thứ xảy ra quá nhanh. Hôm trước chúng tôi vẫn đang kinh doanh, nhưng hôm sau đã trở thành người thất nghiệp”, anh Luis (49 tuổi) nói.
Hàng trăm nghìn người giống như gia đình Ramirez đã trở thành lao động thời vụ hoặc tham gia các ngành không chính thống sau khi mất việc đột ngột hoặc phải tạm ngừng kinh doanh.
Dân da màu, phụ nữ và thanh thiếu niên là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Sau 30 năm buôn bán và sửa chữa trang sức, chị Maria (51 tuổi) đã phải bắt đầu từ con số 0 với sự trợ giúp của 5 người con. Họ bán đồ ăn Mexico và Peru với giá 10 USD/đĩa và cố gắng giao được càng nhiều đơn hàng càng tốt.
Cứ nghĩ đến bãi đỗ xe trống huơ trống hoác cùng cửa hàng trang sức của mình, Maria lại nghẹn giọng. Đó là bởi vì cô buộc phải nói lời tạm biệt với công việc đã làm hàng chục năm qua để bắt tay làm lại từ đầu.
Biến sở thích thành công việc
Với Jace Quil, việc phác thảo các nhân vật hoạt hình với đôi mặt to tròn trên iPad chỉ là thú vui giúp anh thư giãn sau những giờ giảng dạy mệt nhoài ở Nashville. Thế nhưng khi tất cả các trường học buộc phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho học sinh, sở thích này lại trở thành nguồn thu nhập chính của Jace.
Jace đã nộp tờ khai thuế vào đầu năm nay, sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng vì không kịp giải quyết nên anh đã không nhận được tiền trợ cấp chính phủ. Chàng trai 22 tuổi này cho biết, đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ phải mất vài tuần nữa để xử lý.
“Có vẻ như tôi sẽ chẳng được gì cả”, Jace than thở.
Theo Bộ Lao động Mỹ, hơn 26 triệu người Mỹ đã xin trợ cấp thất nghiệp kể từ 14/3. 16,2% số lao động tại quốc gia này đang phải đối mặt với cắt giảm nhân sự, nghỉ không lương hoặc giảm giờ làm vì dịch Covid-19.
Thời học đại học, Jace thường vẽ tranh chân dung thuê để có tiền mua đồ ăn và sách vở, hoặc để có thêm tiền tiêu vặt. Lần đầu tiên, anh phải cố gắng tận dụng sở thích vẽ tranh của mình để có đủ tiền trả hóa đơn.
Jace đang nhận vẽ tranh kỹ thuật số theo yêu cầu với giá 35 USD/tác phẩm. Anh đã hỏi bạn bè và bất cứ ai có thể tiếp cận trên mạng xã hội, nhưng đây thực sự là một công việc cực kỳ áp lực và đáng sợ.
"Tôi cảm thấy như mình không vẽ đủ hay quảng quảng cáo", Jace nói. "Tiền tôi kiếm được chủ yếu là nhờ bạn bè ủng hộ. Điều này khiến tôi cảm thấy tội lỗi".
Giống như Jace, rất nhiều lao động đang sử dụng mạng xã hội và các nền tảng xã hội để kiếm tiền từ tài lẻ của mình. Nhạc công sẽ biểu diễn trực tiếp trên Facebook Live để nhận tiền tip, các đầu bếp nhận dạy nấu ăn 1-1, nhân viên pha chế thì đi làm vườn thuê.
Làm bất cứ nghề gì có thể
Tất cả những bông hồng đỏ mà Geovanny Gomez thường dùng để học cắm hoa đã biến mất. Khi chợ hoa Los Angeles buộc phải đóng cửa tháng trước, cuộc sống của người bán hoa này và hàng chục lao động khác đã bị chững lại.
Suốt 1 tháng qua, Geovanny cố gắng điều chỉnh lại các bữa ăn và giới hạn chi tiêu khoảng vài chục USD/ngày, đủ để mua bánh mì và hoa quả cho bản thân và người mẹ 54 tuổi đang bị ung thư của mình.
Sau khi biết Geovanny không thể làm việc, một vài người bạn và hàng xóm đã quyên góp thực phẩm cho anh. Tuy nhiên, người đàn ông 31 tuổi này biết mình sẽ không thể nhận trợ giúp mãi như thế.
“Tôi vẫn có hai tay và hai chân để làm việc”, anh cho biết.
Kể từ tuần trước, Geovanny đã lái xe tới hơn 50 ngôi nhà tại Los Angeles cho Postmates - một startup giao thực phẩm tận nhà. Ban đầu, người đàn ông này còn lo lắng về chuyện tương tác với người lạ nhưng rồi anh cũng gạt nó sang một bên để kiếm tiền.
Geovanny luôn đeo găng tay và khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài. Anh để đồ ăn trước cửa mỗi ngôi nhà để hạn chế tiết kiệm.
Dù vậy, Geovanny không dự định coi đây là công việc lâu dài. Thông thường, anh kiếm được 20 USD nhờ công việc bán hoa, nhất là vào Ngày của Mẹ hoặc cắm hoa nghệ thuật cho các sự kiện. Giờ đây, thu nhập của Geovanny chỉ bằng một nửa so với ngày xưa. Số tiền tip anh nhận được cũng dùng để mua xăng.
Geovanny không phải là người duy nhất trong gia đình phải nghỉ việc tạm thời. Chú và các anh chị em họ của anh cũng đã thất nghiệp và đang phải làm thêm nhiều nghề khác nhau, từ sơn nhà cho đến may khẩu trang.
Bất chấp cả sức khỏe để kiếm sống
Khi Covid-19 bắt đầu đến ngành du lịch, Andrew Rittler biết rằng công việc của mình sẽ gặp nguy hiểm. Trước đó, anh đang làm phục vụ tại bãi đỗ xe cho Sân bay Quốc Tế Dallas Fort Worth.
Ban đầu, Andrew bị giảm giờ làm, nhưng chỉ 1 tuần sau đó, anh đã nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự. Người đàn ông 43 tuổi này buộc phải tìm một công việc để nuôi con, trả tiền thuê nhà và mua thuốc tiểu đường.
Khi rơi vào cảnh thất nghiệp, Andrew cũng đăng ký làm việc cho Postmates và còn làm thêm cho dịch vụ giao hàng theo nhu cầu Favor và Instacart. Anh luôn đeo găng tay và khẩu trang, kiểm tra đường huyết mỗi giờ trong lúc giao đơn cho khách hàng đang chờ tại nhà.
Dù làm việc 5 ngày/tuần nhưng Andrew vẫn chỉ kiếm vừa đủ để trả tiền nuôi con và tiền bảo hiểm.
Andrew Rittler chuyển sang làm công việc giao hàng tại nhà để kiếm sống.
Một trong những thách thức lớn nhất bên cạnh tiền bạc, Andrew cho biết, là chống lại trầm cảm và cảm giác tức giận, bực mình vì Covid-19. Người đàn ông này cố gắng giữ mình luôn bận rộn để quên đi những cảm xúc tiêu cực kia. Việc nhìn những lao động tự do đang làm việc ở các nhà hàng và cửa hàng thực phẩm ngoài kia cũng giúp anh có thêm hy vọng vào tương lai.
“Tôi nghĩ hầu hết người Mỹ đều muốn được làm việc lúc này. Tôi nghĩ ai cũng đang cố gắng làm người có ích”, anh nói.
Giống như nhiều người dân khác tại Mỹ, Andrew đang kẹt trong hiện tại vô định, không lối thoát trước mắt. Anh không biết điều gì đang chờ đợi mình sau khi đại dịch kết thúc.
Tuy nhiên, Andrew sẽ nỗ lực hết mình để tìm kiếm các cơ hội. Bởi lẽ, anh biết rằng trong những ngày này, cách duy nhất để anh trụ vững là làm việc chăm chỉ.
(Theo CNN)
Người cần cù có thể thành triệu phú, nhưng làm tỷ phú còn đòi hỏi cả "vận may": Thiếu mất thiên thời - địa lợi - nhân hòa, nỗ lực mấy cũng chẳng giàu nổi
Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc: Mất việc vì dịch Covid-19, lao động Mỹ xoay sở đủ cách để trang trải cuộc sống: Từ tận dụng tài lẻ để kiếm tiền đến đánh cược cả sức khỏe để làm thuê
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Được - mất khi vay ngân hàng trả nợ ngân hàng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Dự án nghỉ dưỡng ở Đà Lạt ‘lụt’ tiến độ, 1.200 m2...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư trên đôi mắt ít ai để ý
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu