Mặt trái khi yêu bạn cùng lớp
Sẽ thật khó xử nếu hai người chia tay, mất tự do và rất nhiều rắc rối kèm theo nữa...!
Yêu nhau trong cùng một lớp thì thật là hạnh phúc vì hằng ngày được nhìn thấy nhau, được giúp đỡ nhau học tập và lại còn dễ dàng làm thân với các bạn của nàng/chàng. Tuy nhiên đó chỉ là một mặt của tình yêu cùng lớp, thế mặt bên kia thì như thế nào?
Nhìn nhau hoài sẽ … chán
Việc được gặp mặt nhau hằng ngày không phải cặp đôi nào cũng có, nhất là các bạn trẻ phải chịu cảnh khác trường, xa nhà. Nhưng đôi khi nhìn nhau hoài đâm ra lại chán. Những đôi bạn cùng lớp tan vỡ phần lớp cũng vì lí do như thế này. Họ cho rằng học chung một lớp thì chuyện gì của mình thì nửa kia cũng đều biết tất tần tật, gây ra nhàm chán, chẳng còn gì thú vị.
Như hôm nay không thuộc bài bị giáo viên ghi sổ đầu bài bao nhiêu lần, nàng biết rõ; hôm nay bàn chuyện gì với hội bạn thân, chàng nghe thấy hết… Vậy thì đâu còn là bị mất riêng nữa. T.Thúy (sn 1993) nhắc lại chuyện tình năm ngoái: “Quen người ta được 5 tháng thì đã thấy chán rồi vì gặp nhau 5 tiết trên lớp rồi lại còn nhắn tin suốt ngày cho đến khi đi ngủ thì thôi. Sáng lại gặp người ta. Cứ như vậy, gặp nhau chẳng còn biết nói gì".
Luôn bị soi mói
Nếu bạn quen một người khác trường hay đơn giản là khác lớp thì chắc chắn sẽ ít bị soi như khi yêu người cùng lớp đâu. Mọi hành động, cử chỉ bạn dành cho người kia đều được mấy chục cặp mắt tia liên tục. Họ chỉ cần sơ hở để có dịp bàn tán ở hội "bà tám" mà thôi.
Độ soi của bạn còn tùy thuộc xem bạn có ảnh hưởng đến lớp như thế nào, ví dụ như một anh chàng lớp trưởng quen một cô nàng là lớp phó học tập thì hẳn sẽ là đề tài nóng cho các bà tám bàn luận, đôi khi còn truyền sang cả lớp kế bên.
Quen anh chàng/cô nàng có chức sắc trong lớp lại càng khó vì nếu có vấn đề trong lớp mà không xử lý khéo thì lại mang tiếng là công tư không phân minh. H.Mạnh (sn 1994) vốn là một lớp trưởng nghiêm khắc và cứng nhắc, anh chàng quen một cô bạn cùng lớp trái ngược hoàn toàn tính cách của mình. N.Hảo – bạn gái H.Mạnh cho biết: “Chúng mình khó thể hiện tình cảm như cái nắm tay trong lớp lắm, vì chỉ có thế là lớp lại chọc ghẹo, có khi canh chừng để chụp hình lại”.
Hậu chia tay, bạn cùng lớp khó nhìn mặt nhau
Khi yêu nhau thì rất muốn được thấy nhau, nhưng khi “đường ai nấy đi” thì việc ấy là một phép đối ngược lại. M.Trí (sn 1993) kể lại: “Mình và cô ấy quen nhau được một năm thì chia tay. Rất khó khi chạm mặt nên lúc vào năm học mới mình chọn ngồi bàn đầu vì cô ấy thích ngồi bàn giữa lớp. Thế nên tuy học chung như gặp mặt nhau chỉ trên đầu ngón tay”.
Cùng tâm trạng với M.Trí, không ít bạn trẻ dở khóc dở cười khi đụng mặt ex trong lớp. B.Ngọc (sn 1992) là một ví dụ kế tiếp, lúc còn học cấp 3, cô nàng có quen một chàng học cùng lớp. Yêu nhau một thời gian thì chia tay, cô nàng không thèm nhìn mặt anh ta. Khi học kì 1 kết thúc, giáo viên xếp lại chỗ ngồi, tình cờ B.Ngọc lại ngồi chung bàn với ex của mình. Cả hai đều thấy bất tiện vì lại phải chạm mặt nhau thường xuyên.
Thế nên...
Chung một lớp là môi trường thuận lợi giúp phát triển tình yêu vì mội người thường có câu: “Tình bạn chính là mảnh đất màu mỡ cho việc gieo trồng hạt mầm tình yêu”. Tuy nhiên, không phải chỉ gieo xong là đủ mà cần các yếu tố ánh sáng, nước, nhiệt độ … Cũng như thế, tình yêu dù ở đâu đi chăng nữa thì phải có hai bàn tay vun đắp mới bền vững, cùng nhau vượt qua thì mặt trái cũng sẽ thành mặt phải mà thôi.
Yêu nhau trong cùng một lớp thì thật là hạnh phúc vì hằng ngày được nhìn thấy nhau, được giúp đỡ nhau học tập và lại còn dễ dàng làm thân với các bạn của nàng/chàng. Tuy nhiên đó chỉ là một mặt của tình yêu cùng lớp, thế mặt bên kia thì như thế nào?
Nhìn nhau hoài sẽ … chán
Việc được gặp mặt nhau hằng ngày không phải cặp đôi nào cũng có, nhất là các bạn trẻ phải chịu cảnh khác trường, xa nhà. Nhưng đôi khi nhìn nhau hoài đâm ra lại chán. Những đôi bạn cùng lớp tan vỡ phần lớp cũng vì lí do như thế này. Họ cho rằng học chung một lớp thì chuyện gì của mình thì nửa kia cũng đều biết tất tần tật, gây ra nhàm chán, chẳng còn gì thú vị.
Như hôm nay không thuộc bài bị giáo viên ghi sổ đầu bài bao nhiêu lần, nàng biết rõ; hôm nay bàn chuyện gì với hội bạn thân, chàng nghe thấy hết… Vậy thì đâu còn là bị mất riêng nữa. T.Thúy (sn 1993) nhắc lại chuyện tình năm ngoái: “Quen người ta được 5 tháng thì đã thấy chán rồi vì gặp nhau 5 tiết trên lớp rồi lại còn nhắn tin suốt ngày cho đến khi đi ngủ thì thôi. Sáng lại gặp người ta. Cứ như vậy, gặp nhau chẳng còn biết nói gì".
Luôn bị soi mói
Nếu bạn quen một người khác trường hay đơn giản là khác lớp thì chắc chắn sẽ ít bị soi như khi yêu người cùng lớp đâu. Mọi hành động, cử chỉ bạn dành cho người kia đều được mấy chục cặp mắt tia liên tục. Họ chỉ cần sơ hở để có dịp bàn tán ở hội "bà tám" mà thôi.
Độ soi của bạn còn tùy thuộc xem bạn có ảnh hưởng đến lớp như thế nào, ví dụ như một anh chàng lớp trưởng quen một cô nàng là lớp phó học tập thì hẳn sẽ là đề tài nóng cho các bà tám bàn luận, đôi khi còn truyền sang cả lớp kế bên.
Quen anh chàng/cô nàng có chức sắc trong lớp lại càng khó vì nếu có vấn đề trong lớp mà không xử lý khéo thì lại mang tiếng là công tư không phân minh. H.Mạnh (sn 1994) vốn là một lớp trưởng nghiêm khắc và cứng nhắc, anh chàng quen một cô bạn cùng lớp trái ngược hoàn toàn tính cách của mình. N.Hảo – bạn gái H.Mạnh cho biết: “Chúng mình khó thể hiện tình cảm như cái nắm tay trong lớp lắm, vì chỉ có thế là lớp lại chọc ghẹo, có khi canh chừng để chụp hình lại”.
Hậu chia tay, bạn cùng lớp khó nhìn mặt nhau
Khi yêu nhau thì rất muốn được thấy nhau, nhưng khi “đường ai nấy đi” thì việc ấy là một phép đối ngược lại. M.Trí (sn 1993) kể lại: “Mình và cô ấy quen nhau được một năm thì chia tay. Rất khó khi chạm mặt nên lúc vào năm học mới mình chọn ngồi bàn đầu vì cô ấy thích ngồi bàn giữa lớp. Thế nên tuy học chung như gặp mặt nhau chỉ trên đầu ngón tay”.
Cùng tâm trạng với M.Trí, không ít bạn trẻ dở khóc dở cười khi đụng mặt ex trong lớp. B.Ngọc (sn 1992) là một ví dụ kế tiếp, lúc còn học cấp 3, cô nàng có quen một chàng học cùng lớp. Yêu nhau một thời gian thì chia tay, cô nàng không thèm nhìn mặt anh ta. Khi học kì 1 kết thúc, giáo viên xếp lại chỗ ngồi, tình cờ B.Ngọc lại ngồi chung bàn với ex của mình. Cả hai đều thấy bất tiện vì lại phải chạm mặt nhau thường xuyên.
Thế nên...
Chung một lớp là môi trường thuận lợi giúp phát triển tình yêu vì mội người thường có câu: “Tình bạn chính là mảnh đất màu mỡ cho việc gieo trồng hạt mầm tình yêu”. Tuy nhiên, không phải chỉ gieo xong là đủ mà cần các yếu tố ánh sáng, nước, nhiệt độ … Cũng như thế, tình yêu dù ở đâu đi chăng nữa thì phải có hai bàn tay vun đắp mới bền vững, cùng nhau vượt qua thì mặt trái cũng sẽ thành mặt phải mà thôi.
Bài tương tự bạn quan tâm
Trớ trêu - Kì 3 : Những lá thư mất tích
- Thread starter lovesuju2711
- Ngày bắt đầu
Những kiểu đàn ông khiến phụ nữ chạy mất dép
- Thread starter saveyourtime1990
- Ngày bắt đầu
Em giả tạo,nhưng em vẫn là con người. Em vẫn có...
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
Giọt nước mắt cuối cùng
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu
Quà tặng cho bạn trai?
- Thread starter saveyourtime1990
- Ngày bắt đầu
Cảm ơn anh đã đánh mất em ♥
- Thread starter Mr.Click
- Ngày bắt đầu