KT-XH Lớp dạy nghi thức quý tộc có gì mà khiến các quý bà ở Trung Quốc đổ xô chi tiền để đăng kí học? Bỏ số tiền khủng để học cách ăn một quả chuối, cầm một

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
TIN MỚI

Guillaume Rué de Bernadac, một doanh nhân người Pháp, là nhà sáng lập tổ chúc Academie de Bernadac, nơi dạy các nghi thức quý tộc Pháp cho nhiều phụ nữ trẻ ở Thượng Hải. Tại đây, bài học mà các học viên cho rằng khó nhất chính là cách tạo dáng chụp ảnh.

Không giống như cách tạo dáng đơn giản của người châu Á, thường tập trung vào các cử chỉ của tay và biểu cảm trên khuôn mặt. Academié de Bernadac tuân theo phong cách "thảm đỏ" trang trọng, quý phái của phương Tây.

Guillaume Rué de Bernadac giờ đây đã trở thành một trong những thầy dạy nghi thức quý tộc nổi tiếng nhất Trung Quốc. Anh cho biết: "Thông thường, mỗi khi kết thúc một lớp học, các học viên của chúng tôi sẽ tạo dáng theo kiểu ‘dễ thương’ để chụp hình. Vì vậy, giờ đây chúng tôi dạy cả hai phong cách: Tạo dáng chụp hình theo phong cách Á và Âu.”

Lớp dạy nghi thức quý tộc - Lò đào tạo những quý bà của thế kỷ 21 có gì mà khiến thế hệ phụ nữ thiên niên kỷ giàu có ở Trung Quốc đổ xô chi tiền khủng đăng kí học ? - Ảnh 1.


Phụ nữ ở Trung Quốc đang chi tiền khủng để tìm hiểu về các nền văn hóa và cách cư xử của phương Tây (Hình minh họa: Bea Crespo@illustrationroom.com.au).


Cách đây vài thập kỷ, ở Trung Quốc, các lớp học dạy về lễ nghi phương Tây - như các lớp dạy cách ăn một quả chuối hay cầm một tách trà sao cho sang trọng và quý tộc - đã bị loại bỏ. Ngày nay, những lớp học này đang hot trở lại và trở thành một xu hướng đang hình thành và phát triển nhanh chóng trong giới siêu giàu Trung Quốc. Sự quay trở lại của các lớp học này nhằm đáp ứng mong muốn thích ứng với xu hướng toàn cầu hóa, đặc biệt là liên quan đến sự hiện diện của đất nước trên trường quốc tế, đồng thời tự hào về văn hóa và di sản Trung Quốc.

Theo Viện Nghiên cứu Du lịch nước ngoài của Trung Quốc, các chuyến du lịch nước ngoài của người dân nước này đã tăng từ 10,5 triệu người năm 2000 lên 57,4 triệu người năm 2010 và 149,7 triệu người vào năm 2018. Số liệu tăng vọt này cũng đi kèm với một vài hệ quả không hay khi du khách Trung Quốc bị chỉ trích về việc có những hành vi không phù hợp ở nước ngoài như hành động ném đồng xu vào động cơ máy bay để cầu may, nhảy vào chuồng động vật trong công viên động vật hoang dã và xả rác ở nơi công cộng. Do đó, học hỏi phong cách quý tộc tao nhã lịch thiệp ở các trường nghi thức xã giao như là một cách nhiều người thuộc giới thượng lưu tách mình ra khỏi tiếng xấu này.

Một trường học khác giúp giới tinh hoa của Trung Quốc vượt qua ranh giới phức tạp giữa các nền văn hóa là Học viện Sarita. Được thành lập tại Bắc kinh năm 2013 bởi nữ doanh nhân Hong Kong Sara Jane Ho, học viện Sarita được xem là một trong số những ngôi trường tiên phong về giảng dạy các nghi thức phương Tây / quốc tế ở Trung Quốc. Chi nhánh thứ hai của viện mở tại Thượng Hải vào năm 2015. Lệ phí có thể lên tới 100.000 nhân dân tệ (14.281 USD) cho khóa học kéo dài 12 ngày, với nội dung dạy khách hàng các kỹ năng từ cách tiếp chuyện xã giao ban đầu cho đến cách dùng rượu vang với đồ ăn.

Lớp dạy nghi thức quý tộc - Lò đào tạo những quý bà của thế kỷ 21 có gì mà khiến thế hệ phụ nữ thiên niên kỷ giàu có ở Trung Quốc đổ xô chi tiền khủng đăng kí học ? - Ảnh 2.


Sarah Jane Ho, người sáng lập Học viện Sarita ở Bắc Kinh vào năm 2013, nơi dạy cho phụ nữ Trung Quốc mọi thứ từ cách cư xử trên bàn ăn đến cách chải chuốt. Trường cũng có chi nhánh tại Thượng Hải. (Ảnh: Ben McMillan)


Sara Jane Ho tốt nghiệp trường Havard Business School và đã học nghi thức xã giao ở Viện Villa Pierrefeu, Thụy Sỹ, một trong những trường hàng đầu về nghi thức trên thế giới. Cô cho biết: " Nghi thức không phải là thứ phù phiếm – Nghi thức thực sự rất thực tế. Đó là về sự thoải mái và học cách làm cho người xung quanh cảm thấy thoải mái. Đó còn là việc học cách ứng xử duyên dáng ngay cả trong những tình huống khó xử nhất ".

De Bernadac cũng đồng tình với quan điểm trên. Tuy không có xuất thân từ hoàng tộc nhưng từ bé De Bernadac đã quen thuộc với những quy tắc và nghi lễ hoàng gia Pháp. Ông cố anh là người dạy và chỉ dẫn cho các thành viên của hoàng gia Maroc dưới thời trị vì của Mohammed V.

"Nói một cách đơn giản, chúng tôi dạy bạn cách trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh xã hội nào" anh nói.

Tại Academié de Bernadac, 90% những người đăng ký tham gia lớp học là phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 50. Họ đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. De Bernadac chia sẻ: " Học viên của tôi là những người "thường xuyên có những chuyến du lịch quốc tế, họ muốn cư xử tôn trọng và được tôn trọng khi ở nước ngoài. Họ muốn trở thành đại sứ tốt đẹp cho đất nước của mình."

Trong tất cả các bài học, bài học về cách ứng xử trên bàn tiệc là phổ biến nhất – từ cách sử dụng dao, nĩa, cách ăn uống một cách tinh tế - cũng như tạo dáng thành lịch trước ống kính. Các chương trình học hiện tại bao gồm “Divine Deportmant” một khóa học ba ngày về cách tự làm chủ bản thân ( 6.988 nhân dân tệ) và “Elegantly Outstanding” khóa học một ngày về giao tiếp xã hội cũng như cách ứng xử trên bàn tiệc (3.888 nhân dân tệ).

Lớp dạy nghi thức quý tộc - Lò đào tạo những quý bà của thế kỷ 21 có gì mà khiến thế hệ phụ nữ thiên niên kỷ giàu có ở Trung Quốc đổ xô chi tiền khủng đăng kí học ? - Ảnh 3.


Guillaume Rué de Bernadac - người sáng lập Academie de Bernadac, dạy các quý cô, quý bà cách đứng và đi lại thanh lịch - đây là một trong những lớp học phổ biến nhất. (Ảnh: Handout)


Bên cạnh mô hình phổ biến trường học và học viên (B2C), một mô hình khác (B2B2C) ra đời với mục tiêu phục vụ các khách hàng lớn của doanh nghiệp. Cụ thể, các thương hiệu cao cấp sẽ mua các khoá học dành cho 20 khách hàng VIP của họ tại cơ sở ở Hàng Châu.

Sara Jane Ho khẳng định Viện Sarita đã phục vụ "mọi thương hiệu mà bạn có thể nghĩ đến" theo cách này. Hermès đã thuê cô làm huấn luyện viên cho 20 khách hàng VIP ở Hàng Châu.

Theo Shaun Rein, người sáng lập công ty tư vấn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu dùng hàng xa xỉ ở đại lục đã chín muồi. Nhu cầu về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vốn thống trị cách đây khoảng 15 năm dần biến mất, những chỗ cho sự phát triển về nhận thức, thị hiếu đối với các sản phẩm chính hãng, sang trọng và chất lượng cao. Rein cho biết: "Sở hữu một chiếc túi xách Chanel là chưa đủ nếu bạn không có sự sang trọng để mang nó.

Trong vài năm gần đây người Trung Quốc thường chú trọng đầu tư vào giáo dục và cách ứng xử. Một người nông dân hoặc công nhân có thể trở nên giàu có vì tài trong kinh doanh, nhưng anh ta vẫn bị coi thường không phải vì nghèo mà vì ứng xử thiếu tinh tế. Chắc chắn anh ta không muốn thế hệ sau cũng như vậy".

Một mô hình khác để đào tạo lễ nghi là B2B. Các khách sạn năm sao, các thương hiệu cao cấp - từ Gucci, Givenchy và Cartier đến Ritz-Carlton, Waldorf Astoria, InterContinental và St Regis - cũng đã thuê de Bernadac hướng dẫn nhân viên của họ.

Đáng chú ý, Trung Quốc đang trong quá trình phát triển một hệ thống quốc gia gọi là tín dụng xã hội, như một cách để cải thiện và quản lý trật tự thị trường, đồng thời khuyến khích hành vi đúng đắn của công dân và doanh nghiệp. Ví dụ, hành vi gian lận và chống đối xã hội sẽ làm giảm tổng điểm, trong khi đóng góp từ thiện và thực hiện công việc tình nguyện tích góp điểm.

De Bernadac hy vọng hệ thống sẽ có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt khi các hành vi được khuyến khích bao gôm các lễ nghi cơ bản.

Lớp dạy nghi thức quý tộc - Lò đào tạo những quý bà của thế kỷ 21 có gì mà khiến thế hệ phụ nữ thiên niên kỷ giàu có ở Trung Quốc đổ xô chi tiền khủng đăng kí học ? - Ảnh 4.


Các lớp học về nghi thức cũng mọc lên như nấm trên mạng. (Hình minh họa: Bea Crespo@illustrationroom.com.au )


Các chính quyền địa phương cũng đang tham gia vào mô hình này. Tiêu biểu như chính quyền thành phố Thượng Hải gần đây đã hớp tác với học viện de Bernadac với mục đích đào tạo nhân viên các bệnh viện trong việc xử lý các tình huống khác nhau và dạy học sinh cách cư xử văn minh trong các chuyến ngoại khoá nước ngoài. Hợp đồng bao gồm tổng cộng 600 bài học - mỗi bài học kéo dài trong ba giờ - học trong vòng một tháng. Đây quả là một thách thức quá lớn đối với sáu giảng viên mà Academié de Bernadac tuyển dụng. De Bernadac đã đào tạo các giáo viên địa phương để trở thành những người dẫn dắt các học viên. Anh cho biết: Đây là một xu hướng mới mẻ mà học viện sẽ sớm cung cấp: đào tạo nghi thức đặc biệt cho giáo viên.

Nhu cầu về đào tạo nghi thức từ các thương hiệu mỹ phẩm, thời trang và trang sức cũng rất lớn, theo de Bernadac, mức doanh thu hàng năm của Academie de Bernadac dao động từ 30 đến 100% sau 6 năm hoạt động.

Trong khi đó, các trường học nghi thức khác cũng đang nhảy vào cuộc đua, từ trong nước đến quốc tế. British Etiquette Tutors có trụ sở tại London gần đây đã mở một văn phòng ở Bắc Kinh, trong khi những thành viên mới khác cũng xuất hiện như Trường Nghi thức Stanhope ở Thượng Hải và Học viện Chengli ở Bắc Kinh.

Lớp dạy nghi thức quý tộc - Lò đào tạo những quý bà của thế kỷ 21 có gì mà khiến thế hệ phụ nữ thiên niên kỷ giàu có ở Trung Quốc đổ xô chi tiền khủng đăng kí học ? - Ảnh 5.


Sara Jane Ho - người sáng lập Học viện Sarita ( Ảnh: Business Insider Australia)


Các lớp học về nghi thức cũng mọc lên như nấm trên mạng xã hội. Sara Jane Ho đang nghiên cứu sản xuất các bài học lễ nghi thông qua WeChat để giúp các quý cô, quý bà ở các thành phố loại một có thể nâng tầm đẳng cấp - cô tin rằng tiềm năng khai thác thị trường các thành phố cấp hai, ba và bốn ở Trung Quốc là rất lớn. Các lớp học lễ nghi online này sẽ là một phân khúc mở rộng của trường dạy lễ nghi hiện tại. Academié de Bernadac cũng sẽ tiến hành kinh doanh trực tuyến vào năm tới.

Thông qua đó, số lượng người trên thế giới quan tâm đến Trung Quốc ngày càng tăng, từ việc học tiếng phổ thông cho đến hiểu biết về Nho giáo và Đạo giáo. Tổ chức US-China Strong Foundation ở Washington, DC, dự đoán số lượng người Mỹ học tiếng Quan Thoại sẽ đạt một triệu người vào năm 2020.

Viện Sarita cung cấp các khóa học ảo về nghi thức kinh doanh của Trung Quốc về các chủ đề khác nhau, bao gồm tiệc truyền thống, văn hoá chào hỏi và chức danh trang trọng. De Bernadac, người cho biết học viện của anh có một số lượng lớn người theo học phương Tây trên mạng xã hội, sẽ mở một khóa học vào mùa hè (3.888 nhân dân tệ mỗi ngày) bao gồm ăn uống, kinh doanh và cách giao thiệp xã hội của người Trung Quốc.

(Theo Scmp)

Tỷ phú Ấn Độ giàu nhất châu Á: Cưng chiều một người vợ suốt 35 năm, tặng siêu xe, biệt thự tỷ USD, tháp tùng "một nửa" tại hàng loạt sự kiện

Theo Nhịp sống kinh tế

Link bài gốc: Lớp dạy nghi thức quý tộc có gì mà khiến các quý bà ở Trung Quốc đổ xô chi tiền để đăng kí học? Bỏ số tiền khủng để học cách ăn một quả chuối, cầm một tách trà
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,175
Bài viết
63,394
Thành viên
86,382
Thành viên mới nhất
33win102com

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN