TIN MỚI
Những căn phòng trên khắp thành phố tối nào cũng sáng đèn. Người trẻ ở nhà nhiều hơn mọi ngày, vì giãn cách xã hội. Trong mỗi căn phòng là một thế giới thu nhỏ mà dưới góc nhìn điện ảnh với những lát cắt, chúng ta có thể thấy vô vàn câu chuyện. Ngày này qua ngày khác, cuộc sống thực tế vẫn đóng khung trong 4 bức tường. Họ trăn trở bởi câu nói.
“Nếu bạn bước ra ngoài thế giới sau đợt giãn cách xã hội này mà không học được kiến thức gì mới, có thêm kỹ năng hay hoàn thành một điều gì đó ý nghĩa, vấn đề không nằm ở việc bạn có thời gian hay không, chỉ là bạn không có tinh thần kỷ luật thôi. Đừng đổ tại cho cái gì cả”.
Tôi cũng chênh vênh giữa tuổi 20, cũng nghĩ về câu đó nhiều.
Chúng ta có nhất định phải học được gì mới?
Có nhiều người nói, việc ở nhà thường xuyên là “đặc ân” của giới trung lưu hay thời gian nghỉ ngơi của những người có điều kiện, còn với đa phần mọi người, không ai bước vào thời gian cách ly xã hội hay phong tỏa với một tâm thế chuẩn bị cả.
Chúng ta vẫn thường bị đánh lừa bởi ảo mộng về thời gian và cho rằng, có thời gian là có tất cả trong tay. Mọi thứ được đánh giá một cách tuyến tính, bạn có nhiều thời gian hơn thì bạn sẽ học được nhiều kiến thức hơn. Điều này hoàn toàn không đúng khi:
1. Việc học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố hơn là thời gian.
2. Chúng ta không bước vào giai đoạn cách ly xã hội này với tâm thế của một người biết chắc rằng mình sẽ học được những kiến thức mới - theo cách diễn giải của câu trích dẫn ở trên, đó phải là những thứ to tát như một ngôn ngữ mới, biết nấu ăn giỏi hơn, chơi nhạc cụ thành thạo hay biết lập trình là gì.
Tôi thích tiếng Tây Ban Nha, và đó là điều kiện cần cho tôi để có thể bắt đầu học môn này. Vậy thời gian nữa có phải là điều kiện đủ để tôi có thể học tiếng Tây Ban Nha không?
Thời gian là một trong những điều kiện đủ, còn những điều kiện khác như khả năng sẵn sàng, sự tập trung tâm trí, tinh thần ổn định, không có áp lực “phải học”, thậm chí là không có căng thẳng và trầm cảm.
Việc học một điều gì mới trong thời gian này là nên có nếu nó giúp giải tỏa tâm trạng và tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn, sau đó mới tới cần thiết cho tương lai, thời gian sau dịch và cuối cùng mới là việc đi đúng với suy nghĩ tích cực đầy tính self-help của những câu nói trên. Mỗi ngày, chúng ta thức dậy với câu hỏi lơ lửng trong đầu: Khi nào mọi chuyện sẽ kết thúc? Khi nào đại dịch sẽ hết và mọi thứ quay trở lại bình thường? Những cô cậu sinh viên vẫn phải học online, tâm trí xoay quanh việc học hành và viễn cảnh nghề nghiệp tương lai. Dân văn phòng cũng thấp thỏm tự hỏi, khi nào công ty sẽ cắt giảm lương hay liệu có sa thải không? Trên không gian mạng thì dồn dập thông tin đánh vào nỗi sợ, bên ngoài cửa sổ là tiếng vợ chồng hàng xóm cãi nhau vì thất nghiệp, có tiếng mẹ gọi réo lên ở dưới nhà: “Con cái nghỉ ngơi ở nhà mà không đứa nào xuống giúp bố mẹ à?”. May mắn thay, bạn không có vấn đề tâm lý trước đó, không bị rối loạn lưỡng cực, không sợ không gian chật hẹp hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Không phải ai cũng sẵn sàng để học điều gì mới trong giai đoạn này; ý tôi ở đây là những thứ lớn lao được những người viết tưởng tượng ai cũng làm được, khuếch trương thêm bởi các quảng cáo Facebook “thành tạo thiết kế chỉ trong 2 tuần”, “bạn cần 100 giờ để nói được tiếng ABC”. Tôi không có một căn phòng êm ấm xinh xắn, bữa ăn được ba mẹ chuẩn bị hết và mọi thứ không phải lo dù cách ly thêm một tuần nữa. Nhiều người cũng không có được điều đó đâu. Bước ra khỏi giai đoạn này với sự bình yên, tâm thế vững vàng để đối đầu với những biến động phía trước và một tinh thần khỏe mạnh đã là một sự thành công.
Người ta chỉ coi trọng những giá trị kiến thức đo đếm được
Áp lực của đại dịch COVID vốn đã treo lơ lửng trên đầu, nay lại phải thêm áp lực về “cái tôi vô dụng”, vốn được tô vẽ bởi những người sùng triết lý và sống bám lấy những suy nghĩ tích cực một cách thái quá. Người ta vẫn đùa rằng, thời COVID này, đừng chỉ vây quanh mình với những người “tích cực” - một cách chơi chữ của từ positive trong tiếng Anh.
Trên thực tế, khi nói về việc học một điều gì đó, người ta chỉ tập trung vào những thứ có thể đem ra đo lường, bằng một bài kiểm tra đầu ra, bằng những chứng chỉ ngoại ngữ hay kể cả một công việc mới sau giai đoạn bùng dịch. Đó mới là những thứ được tính là “kiến thức hay kỹ năng mới”. Kỳ thực, không ai bước ra khỏi đại dịch COVID mà không có cho mình những điều nhận ra, những thay đổi mới mẻ, những trải nghiệm chưa bao giờ có - chỉ là bạn không thể dễ dàng kể cho mọi người nghe hay được đánh giá cao với giá trị tinh thần.
Tôi có một người bạn vốn sợ những không gian hẹp. Cô ấy sẽ thấy ngột ngạt, khó thở khi phải ở đâu một chỗ quá lâu, như trong nhà mình với quá đông thành viên. Tôi hỏi cô ấy rằng giai đoạn này có điều gì mới mẻ học được không, bạn tôi nói rằng mình đã kiểm soát được nhịp thở. Nỗi sợ không gian hẹp vẫn còn đó, nhưng cô ấy đã biết cách điều hòa hơi thở, không dồn dập nữa, biết cách sắp xếp lại căn phòng cho thoáng hơn, mở cửa sổ thường xuyên, thở đều và có nhịp rõ ràng. Ai sẽ đánh giá cao một người “học thở” đúng cách? (Với tôi, kiểm soát thở là một trong những điều khó khăn nhất), thở có phải là điều để làm đẹp CV hay cấp giấy chứng nhận không? Chắc chắn là không, nhưng đó là một điều tuyệt vời.
Đừng nói với ai nếu họ không học được gì mới rằng họ không có kỷ luật. Thứ nhất, không học được gì mới cũng không phải vấn đề to tát. Thứ hai, có thể họ sẽ “học” được điều gì mới mẻ, nhưng cũng không liên quan tới kỷ luật - đây đích thị là diễn ngôn của những cuốn self-help rồi, kỷ luật, động lực, nghị lực… Kỷ luật là điều cần thiết trong nhiều hoàn cảnh nhưng giữa thời điểm khó khăn và phức tạp này, có những bài học đến không cần kỷ luật. Tôi học được rằng liên kết cộng đồng là một thứ rất quan trọng và mạnh mẽ, tôi học được cách làm bạn với chính mình, hiểu hơn về sự quan trọng của chánh niệm và giá trị hiện tại.
Có vô số những điều học được không cần đến kỷ luật. Đừng biến người khác thành những kẻ đang chơi trò “đổ lỗi” khi thực sự không có gì to tát đến như vậy. Họ không đổ lỗi cho ai, họ chỉ bước qua giai đoạn khó khăn này, có thể hoặc không thể học được điều gì mới. Nhưng bản chất của trải nghiệm “học được hay không học được” đó cũng là một bài học: không phải lúc nào trong tay có sợi dây và con diều cũng giúp bạn thả bay nó lên bầu trời.
Bạn thực sự cần gì để bước ra khỏi đại dịch này?
Nếu bạn rời khỏi cuộc sống này sau đợt cách ly và không học thêm được kiến thức gì mới, điều đó cũng hoàn toàn ổn! Giãn cách xã hội không phải là thời điểm châm ngòi cho một cuộc thi. Đừng đem tư tưởng thế giới này là một cuộc đua giữa thời điểm cần nhiều hơn sự bình yên và ổn định trong tinh thần áp đặt vào những người trẻ.
Tôi luôn nghĩ rằng, có những bài học và sự chiêm nghiệm nằm sâu trong mỗi người, bạn sẽ là người hiểu rõ mình cần gì nhất để bước qua đại dịch với những lời giải cho điều đó. Tuy nhiên, nếu để khuyên rằng mọi người cần gì nhất cho một thế giới mới mẻ sắp tới, có thể đó không phải là kiến thức gì cụ thể - mọi dự đoán trong thời điểm hiện tại đều mang tính tương đối. Thứ chúng ta cần là thái độ nhìn nhận vấn đề khách quan và tinh thần rộng mở đón chờ những điều mới sắp tới.
Thế giới sau đại dịch sẽ không còn là thế giới trước tháng 12 năm 2019. Bạn không nên mong đợi mọi thứ sẽ trở lại “bình thường” vì bản chất cuộc sống luôn biến đổi, và chắc chắn những biến động trong vài tháng qua sẽ làm xáo trộn và thay đổi thế giới mãi mãi. Thời gian giãn cách xã hội, ở trong nhà không nhất thiết phải để học một cái gì mới mà đôi khi đơn giản chỉ là nhìn lại vấn đề cũ.
Vì khi cần nhìn về tương lai, người ta sẽ rọi lại vào lịch sử. Cuộc đời mỗi con người cũng vậy mà thôi.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga: "Nếu chúng ta không thực hiện tốt giãn cách xã hội thì dịch bùng phát và lúc đó sẽ có đỉnh"
Tổ quốc
Link bài gốc: Liệu có cần ép mình học thêm kỹ năng kiến thức gì sau cách ly? Đừng, chúng ta “Ổn” là được!
Những căn phòng trên khắp thành phố tối nào cũng sáng đèn. Người trẻ ở nhà nhiều hơn mọi ngày, vì giãn cách xã hội. Trong mỗi căn phòng là một thế giới thu nhỏ mà dưới góc nhìn điện ảnh với những lát cắt, chúng ta có thể thấy vô vàn câu chuyện. Ngày này qua ngày khác, cuộc sống thực tế vẫn đóng khung trong 4 bức tường. Họ trăn trở bởi câu nói.
“Nếu bạn bước ra ngoài thế giới sau đợt giãn cách xã hội này mà không học được kiến thức gì mới, có thêm kỹ năng hay hoàn thành một điều gì đó ý nghĩa, vấn đề không nằm ở việc bạn có thời gian hay không, chỉ là bạn không có tinh thần kỷ luật thôi. Đừng đổ tại cho cái gì cả”.
Tôi cũng chênh vênh giữa tuổi 20, cũng nghĩ về câu đó nhiều.
Chúng ta có nhất định phải học được gì mới?
Có nhiều người nói, việc ở nhà thường xuyên là “đặc ân” của giới trung lưu hay thời gian nghỉ ngơi của những người có điều kiện, còn với đa phần mọi người, không ai bước vào thời gian cách ly xã hội hay phong tỏa với một tâm thế chuẩn bị cả.
Chúng ta vẫn thường bị đánh lừa bởi ảo mộng về thời gian và cho rằng, có thời gian là có tất cả trong tay. Mọi thứ được đánh giá một cách tuyến tính, bạn có nhiều thời gian hơn thì bạn sẽ học được nhiều kiến thức hơn. Điều này hoàn toàn không đúng khi:
1. Việc học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố hơn là thời gian.
2. Chúng ta không bước vào giai đoạn cách ly xã hội này với tâm thế của một người biết chắc rằng mình sẽ học được những kiến thức mới - theo cách diễn giải của câu trích dẫn ở trên, đó phải là những thứ to tát như một ngôn ngữ mới, biết nấu ăn giỏi hơn, chơi nhạc cụ thành thạo hay biết lập trình là gì.
Tôi thích tiếng Tây Ban Nha, và đó là điều kiện cần cho tôi để có thể bắt đầu học môn này. Vậy thời gian nữa có phải là điều kiện đủ để tôi có thể học tiếng Tây Ban Nha không?
Thời gian là một trong những điều kiện đủ, còn những điều kiện khác như khả năng sẵn sàng, sự tập trung tâm trí, tinh thần ổn định, không có áp lực “phải học”, thậm chí là không có căng thẳng và trầm cảm.
Việc học một điều gì mới trong thời gian này là nên có nếu nó giúp giải tỏa tâm trạng và tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn, sau đó mới tới cần thiết cho tương lai, thời gian sau dịch và cuối cùng mới là việc đi đúng với suy nghĩ tích cực đầy tính self-help của những câu nói trên. Mỗi ngày, chúng ta thức dậy với câu hỏi lơ lửng trong đầu: Khi nào mọi chuyện sẽ kết thúc? Khi nào đại dịch sẽ hết và mọi thứ quay trở lại bình thường? Những cô cậu sinh viên vẫn phải học online, tâm trí xoay quanh việc học hành và viễn cảnh nghề nghiệp tương lai. Dân văn phòng cũng thấp thỏm tự hỏi, khi nào công ty sẽ cắt giảm lương hay liệu có sa thải không? Trên không gian mạng thì dồn dập thông tin đánh vào nỗi sợ, bên ngoài cửa sổ là tiếng vợ chồng hàng xóm cãi nhau vì thất nghiệp, có tiếng mẹ gọi réo lên ở dưới nhà: “Con cái nghỉ ngơi ở nhà mà không đứa nào xuống giúp bố mẹ à?”. May mắn thay, bạn không có vấn đề tâm lý trước đó, không bị rối loạn lưỡng cực, không sợ không gian chật hẹp hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Không phải ai cũng sẵn sàng để học điều gì mới trong giai đoạn này; ý tôi ở đây là những thứ lớn lao được những người viết tưởng tượng ai cũng làm được, khuếch trương thêm bởi các quảng cáo Facebook “thành tạo thiết kế chỉ trong 2 tuần”, “bạn cần 100 giờ để nói được tiếng ABC”. Tôi không có một căn phòng êm ấm xinh xắn, bữa ăn được ba mẹ chuẩn bị hết và mọi thứ không phải lo dù cách ly thêm một tuần nữa. Nhiều người cũng không có được điều đó đâu. Bước ra khỏi giai đoạn này với sự bình yên, tâm thế vững vàng để đối đầu với những biến động phía trước và một tinh thần khỏe mạnh đã là một sự thành công.
Người ta chỉ coi trọng những giá trị kiến thức đo đếm được
Áp lực của đại dịch COVID vốn đã treo lơ lửng trên đầu, nay lại phải thêm áp lực về “cái tôi vô dụng”, vốn được tô vẽ bởi những người sùng triết lý và sống bám lấy những suy nghĩ tích cực một cách thái quá. Người ta vẫn đùa rằng, thời COVID này, đừng chỉ vây quanh mình với những người “tích cực” - một cách chơi chữ của từ positive trong tiếng Anh.
Trên thực tế, khi nói về việc học một điều gì đó, người ta chỉ tập trung vào những thứ có thể đem ra đo lường, bằng một bài kiểm tra đầu ra, bằng những chứng chỉ ngoại ngữ hay kể cả một công việc mới sau giai đoạn bùng dịch. Đó mới là những thứ được tính là “kiến thức hay kỹ năng mới”. Kỳ thực, không ai bước ra khỏi đại dịch COVID mà không có cho mình những điều nhận ra, những thay đổi mới mẻ, những trải nghiệm chưa bao giờ có - chỉ là bạn không thể dễ dàng kể cho mọi người nghe hay được đánh giá cao với giá trị tinh thần.
Tôi có một người bạn vốn sợ những không gian hẹp. Cô ấy sẽ thấy ngột ngạt, khó thở khi phải ở đâu một chỗ quá lâu, như trong nhà mình với quá đông thành viên. Tôi hỏi cô ấy rằng giai đoạn này có điều gì mới mẻ học được không, bạn tôi nói rằng mình đã kiểm soát được nhịp thở. Nỗi sợ không gian hẹp vẫn còn đó, nhưng cô ấy đã biết cách điều hòa hơi thở, không dồn dập nữa, biết cách sắp xếp lại căn phòng cho thoáng hơn, mở cửa sổ thường xuyên, thở đều và có nhịp rõ ràng. Ai sẽ đánh giá cao một người “học thở” đúng cách? (Với tôi, kiểm soát thở là một trong những điều khó khăn nhất), thở có phải là điều để làm đẹp CV hay cấp giấy chứng nhận không? Chắc chắn là không, nhưng đó là một điều tuyệt vời.
Đừng nói với ai nếu họ không học được gì mới rằng họ không có kỷ luật. Thứ nhất, không học được gì mới cũng không phải vấn đề to tát. Thứ hai, có thể họ sẽ “học” được điều gì mới mẻ, nhưng cũng không liên quan tới kỷ luật - đây đích thị là diễn ngôn của những cuốn self-help rồi, kỷ luật, động lực, nghị lực… Kỷ luật là điều cần thiết trong nhiều hoàn cảnh nhưng giữa thời điểm khó khăn và phức tạp này, có những bài học đến không cần kỷ luật. Tôi học được rằng liên kết cộng đồng là một thứ rất quan trọng và mạnh mẽ, tôi học được cách làm bạn với chính mình, hiểu hơn về sự quan trọng của chánh niệm và giá trị hiện tại.
Có vô số những điều học được không cần đến kỷ luật. Đừng biến người khác thành những kẻ đang chơi trò “đổ lỗi” khi thực sự không có gì to tát đến như vậy. Họ không đổ lỗi cho ai, họ chỉ bước qua giai đoạn khó khăn này, có thể hoặc không thể học được điều gì mới. Nhưng bản chất của trải nghiệm “học được hay không học được” đó cũng là một bài học: không phải lúc nào trong tay có sợi dây và con diều cũng giúp bạn thả bay nó lên bầu trời.
Bạn thực sự cần gì để bước ra khỏi đại dịch này?
Nếu bạn rời khỏi cuộc sống này sau đợt cách ly và không học thêm được kiến thức gì mới, điều đó cũng hoàn toàn ổn! Giãn cách xã hội không phải là thời điểm châm ngòi cho một cuộc thi. Đừng đem tư tưởng thế giới này là một cuộc đua giữa thời điểm cần nhiều hơn sự bình yên và ổn định trong tinh thần áp đặt vào những người trẻ.
Tôi luôn nghĩ rằng, có những bài học và sự chiêm nghiệm nằm sâu trong mỗi người, bạn sẽ là người hiểu rõ mình cần gì nhất để bước qua đại dịch với những lời giải cho điều đó. Tuy nhiên, nếu để khuyên rằng mọi người cần gì nhất cho một thế giới mới mẻ sắp tới, có thể đó không phải là kiến thức gì cụ thể - mọi dự đoán trong thời điểm hiện tại đều mang tính tương đối. Thứ chúng ta cần là thái độ nhìn nhận vấn đề khách quan và tinh thần rộng mở đón chờ những điều mới sắp tới.
Thế giới sau đại dịch sẽ không còn là thế giới trước tháng 12 năm 2019. Bạn không nên mong đợi mọi thứ sẽ trở lại “bình thường” vì bản chất cuộc sống luôn biến đổi, và chắc chắn những biến động trong vài tháng qua sẽ làm xáo trộn và thay đổi thế giới mãi mãi. Thời gian giãn cách xã hội, ở trong nhà không nhất thiết phải để học một cái gì mới mà đôi khi đơn giản chỉ là nhìn lại vấn đề cũ.
Vì khi cần nhìn về tương lai, người ta sẽ rọi lại vào lịch sử. Cuộc đời mỗi con người cũng vậy mà thôi.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga: "Nếu chúng ta không thực hiện tốt giãn cách xã hội thì dịch bùng phát và lúc đó sẽ có đỉnh"
Tổ quốc
Link bài gốc: Liệu có cần ép mình học thêm kỹ năng kiến thức gì sau cách ly? Đừng, chúng ta “Ổn” là được!
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Liều lĩnh làm 28 sổ đỏ giả trên đất "không biết của ai"
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Những sự kiện tài chính quan trọng nhất tuần...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Rộ mô hình góp vốn mua đất trồng cây ăn quả, không...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng - “Liều thuốc” giúp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu