TIN MỚI
Tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 02/2023TT-NHNN quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, lãnh đạo các ngân hàng thương mại đã có nhiều ý kiến phát biểu.
Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB), nêu Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định cho phép cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp (DN), khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh và một bộ phận khách hàng cá nhân vay tiêu dùng phục vụ đời sống. Hai đối tượng hiện đang phủ sóng gần như các mục đích vay của nền kinh tế này đều được hỗ trợ, được hưởng các chính sách của tổ chức tín dụng như nhau, chứ không phải chỉ tập trung vào khách hàng sản xuất kinh doanh mà quên đi khách hàng vay tiêu dùng. Về phía ngân hàng cũng đã có kinh nghiệm triển khai chính sách cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Do vậy, mỗi ngân hàng sẽ căn cứ vào điều kiện tài chính của mình và hồ sơ của khách hàng để thực hiện chính sách này.
Bà Hà cho biết các ngân hàng cũng vẫn phải chuẩn bị các kịch bản liên quan đến đánh giá chất lượng tín dụng, tuân thủ quy định về trích lập dự phòng để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Về việc tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay còn thấp, lãnh đạo MBB đánh giá là do nhu cầu của kinh tế Việt Nam, hấp thụ vốn của nền kinh tế có khó khăn. "Chúng tôi kiến nghị Chính phủ cần có các giải pháp đồng bộ để kích cầu, tạo điều kiện cho DN bán được hàng và người dân tích cực tiêu dùng. Về phía ngành ngân hàng đang đảm bảo thanh khoản tốt, không thiếu vốn, sẵn sàng cho vay với mức lãi suất hấp dẫn hơn so với cuối năm 2022. Đối với các DN cũng cần xem xét, tăng cường năng lực, phương án kinh doanh hiệu quả để đáp ứng được các điều kiện tín dụng"- bà Hà nói.
Ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thì cho rằng hiện nay bản thân các DN tương đối thận trọng vay vốn, DN xuất nhập khẩu không có đơn hàng mới, DN bất động sản không có dự án mới, không mở rộng đầu tư mới.... dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm lại. Quý I, Techcombank tăng trưởng tín dụng gần 8%, tuy nhiên, dự báo quý II sẽ chậm lại. Ngay từ đầu năm, Techcombank đã thực hiện theo định hướng của NHNN, lãi suất huy động đã giảm 3% để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Đánh giá Thông tư 02 ban hành kịp thời đáp ứng mong muốn của thị trường về ổn định dòng tiền của DN, khôi phục sản xuất, kinh doanh để phát triển, ông Thắng cho rằng ngành ngân hàng có nhiều kinh nghiệm thực hiện các Thông tư 01, 03, các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn COVID-19 .... Hiện tại, dư nợ của các khách hàng đã trở lại bình thường, nhiều doanh nghiệp phục hồi ổn định. "Chúng tôi tin rằng triển khai thông tư 02 lần này cũng sẽ có những thuận lợi để hỗ trợ DN, người dân. Ngành ngân hàng đã thể hiện trách nhiệm cao nhất với nền kinh tế, dư địa để ngành ngân hàng hỗ trợ nền kinh tế không còn nhiều"- Phó Tổng Giám đốc Techcombank nhận định.
Bà Michele Wee, Tổng giám đốc Standard Chartered Việt Nam, cho biết tuần qua, ngân hàng cũng triển khai chương trình cấp tín dụng cho DN nhỏ và vừa. "Về Thông tư 02, nhóm Công tác Ngân hàng (BWG) cam kết thực hiện tốt các giải pháp để hỗ trợ khách hàng. Chúng tôi sẽ lấy ý kiến các phòng ban về thông tư, sau đó có kiến nghị NHNN để thực hiện Thông tư này hiệu quả nhất"- bà khẳng định.
Bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), cũng cho biết tăng trưởng tín dụng hầu hết các khu vực giảm so với đầu năm (chỉ có Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ tăng). Nguyên nhân giảm không phải do chính sách mà do sức hấp thụ của nền kinh tế. Agribank đã tổ chức hội nghị tín dụng và đưa ra các giải pháp tín dụng để hỗ trợ khách hàng. Khách hàng của Agribank chủ yếu là khu vực nông thôn nên có tính mùa vụ... Ngân hàng tích cực tham gia các chương trình tín dụng như: Triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho BĐS (đến nay đã có 2 dự án để cho vay); thực hiện cơ cấu nợ...
Bà Đinh Thị Thái, Phó Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cho biết ngay từ đầu năm, Vietcombank có 2 đợt giảm lãi suất mạnh để hỗ trợ khách hàng. Hiện nay ngân hàng cũng đang nghiên cứu các sản phẩm, giải pháp để đẩy nhanh vốn ra thị trường Hiện tại, khó khăn nhất đối với việc triển khai tín dụng là sức hấp thụ vốn của nền kinh tế. Vietcombank cam kết đẩy nhanh nhất việc thực thi Thông tư 02.
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt trên 5%, chậm lại so với cùng kỳ các năm trước. Nguyên nhân là do sức hấp thụ tín dụng của nền kinh tế giảm. Đơn hàng xuất khẩu giảm. Nhu cầu vay vốn giảm so với cùng kỳ giai đoạn trước. Khách hàng cá nhân (vay kinh doanh và tiêu dùng) giao dịch giảm sút, nhu cầu vay vốn mua nhà giảm.
Khẳng định ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân, Tổng giám đốc BIDV nhấn mạnh triển khai các chỉ đạo của NHNN, chúng tôi luôn tiên phong giảm lãi suất huy động để kéo giảm lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất huy động đã giảm 0,5 - 2% so với đầu năm 2023. Các ngân hàng cũng đã thống nhất cùng giảm mặt bằng lãi suất huy động để có cơ sở giảm lãi suất cho vay.
"BIDV đánh giá cao các chính sách được NHNN và Chính phủ đưa ra thời gian qua, đặc biệt Thông tư 02 vừa ban hành. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. BIDV sẽ triển khai trên toàn hệ thống để chính sách này vào thực tế nhanh nhất"- ông khẳng định.
"Với gói tín dụng 120.000 tỉ đồng phát triển nhà ở xã hội, BIDV đang tích cực triển khai. Tuy nhiên, đang chờ phía Bộ Xây dựng công bố danh mục dự án để triển khai cho vay, thời gian qua các thủ tục pháp lý đặc biệt liên quan đến bất động sản tương đối chậm, do đó cần thời gian để triển khai. Hiện tại các ngân hàng rất muốn cho vay nhưng các dự án đều vướng mắc nên các ngân hàng gặp khó khăn, dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm như thời gian qua" - ông Lâm chia sẻ.
Lộ thông tin mới về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói gì?
Link bài gốc: Lãnh đạo ngân hàng lớn nói gì về cơ cấu nợ, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng?
Tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 02/2023TT-NHNN quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, lãnh đạo các ngân hàng thương mại đã có nhiều ý kiến phát biểu.
Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB), nêu Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định cho phép cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp (DN), khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh và một bộ phận khách hàng cá nhân vay tiêu dùng phục vụ đời sống. Hai đối tượng hiện đang phủ sóng gần như các mục đích vay của nền kinh tế này đều được hỗ trợ, được hưởng các chính sách của tổ chức tín dụng như nhau, chứ không phải chỉ tập trung vào khách hàng sản xuất kinh doanh mà quên đi khách hàng vay tiêu dùng. Về phía ngân hàng cũng đã có kinh nghiệm triển khai chính sách cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Do vậy, mỗi ngân hàng sẽ căn cứ vào điều kiện tài chính của mình và hồ sơ của khách hàng để thực hiện chính sách này.
Bà Hà cho biết các ngân hàng cũng vẫn phải chuẩn bị các kịch bản liên quan đến đánh giá chất lượng tín dụng, tuân thủ quy định về trích lập dự phòng để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Về việc tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay còn thấp, lãnh đạo MBB đánh giá là do nhu cầu của kinh tế Việt Nam, hấp thụ vốn của nền kinh tế có khó khăn. "Chúng tôi kiến nghị Chính phủ cần có các giải pháp đồng bộ để kích cầu, tạo điều kiện cho DN bán được hàng và người dân tích cực tiêu dùng. Về phía ngành ngân hàng đang đảm bảo thanh khoản tốt, không thiếu vốn, sẵn sàng cho vay với mức lãi suất hấp dẫn hơn so với cuối năm 2022. Đối với các DN cũng cần xem xét, tăng cường năng lực, phương án kinh doanh hiệu quả để đáp ứng được các điều kiện tín dụng"- bà Hà nói.
Ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thì cho rằng hiện nay bản thân các DN tương đối thận trọng vay vốn, DN xuất nhập khẩu không có đơn hàng mới, DN bất động sản không có dự án mới, không mở rộng đầu tư mới.... dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm lại. Quý I, Techcombank tăng trưởng tín dụng gần 8%, tuy nhiên, dự báo quý II sẽ chậm lại. Ngay từ đầu năm, Techcombank đã thực hiện theo định hướng của NHNN, lãi suất huy động đã giảm 3% để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Đánh giá Thông tư 02 ban hành kịp thời đáp ứng mong muốn của thị trường về ổn định dòng tiền của DN, khôi phục sản xuất, kinh doanh để phát triển, ông Thắng cho rằng ngành ngân hàng có nhiều kinh nghiệm thực hiện các Thông tư 01, 03, các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn COVID-19 .... Hiện tại, dư nợ của các khách hàng đã trở lại bình thường, nhiều doanh nghiệp phục hồi ổn định. "Chúng tôi tin rằng triển khai thông tư 02 lần này cũng sẽ có những thuận lợi để hỗ trợ DN, người dân. Ngành ngân hàng đã thể hiện trách nhiệm cao nhất với nền kinh tế, dư địa để ngành ngân hàng hỗ trợ nền kinh tế không còn nhiều"- Phó Tổng Giám đốc Techcombank nhận định.
Bà Michele Wee, Tổng giám đốc Standard Chartered Việt Nam, cho biết tuần qua, ngân hàng cũng triển khai chương trình cấp tín dụng cho DN nhỏ và vừa. "Về Thông tư 02, nhóm Công tác Ngân hàng (BWG) cam kết thực hiện tốt các giải pháp để hỗ trợ khách hàng. Chúng tôi sẽ lấy ý kiến các phòng ban về thông tư, sau đó có kiến nghị NHNN để thực hiện Thông tư này hiệu quả nhất"- bà khẳng định.
Bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), cũng cho biết tăng trưởng tín dụng hầu hết các khu vực giảm so với đầu năm (chỉ có Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ tăng). Nguyên nhân giảm không phải do chính sách mà do sức hấp thụ của nền kinh tế. Agribank đã tổ chức hội nghị tín dụng và đưa ra các giải pháp tín dụng để hỗ trợ khách hàng. Khách hàng của Agribank chủ yếu là khu vực nông thôn nên có tính mùa vụ... Ngân hàng tích cực tham gia các chương trình tín dụng như: Triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho BĐS (đến nay đã có 2 dự án để cho vay); thực hiện cơ cấu nợ...
Bà Đinh Thị Thái, Phó Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cho biết ngay từ đầu năm, Vietcombank có 2 đợt giảm lãi suất mạnh để hỗ trợ khách hàng. Hiện nay ngân hàng cũng đang nghiên cứu các sản phẩm, giải pháp để đẩy nhanh vốn ra thị trường Hiện tại, khó khăn nhất đối với việc triển khai tín dụng là sức hấp thụ vốn của nền kinh tế. Vietcombank cam kết đẩy nhanh nhất việc thực thi Thông tư 02.
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt trên 5%, chậm lại so với cùng kỳ các năm trước. Nguyên nhân là do sức hấp thụ tín dụng của nền kinh tế giảm. Đơn hàng xuất khẩu giảm. Nhu cầu vay vốn giảm so với cùng kỳ giai đoạn trước. Khách hàng cá nhân (vay kinh doanh và tiêu dùng) giao dịch giảm sút, nhu cầu vay vốn mua nhà giảm.
Khẳng định ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân, Tổng giám đốc BIDV nhấn mạnh triển khai các chỉ đạo của NHNN, chúng tôi luôn tiên phong giảm lãi suất huy động để kéo giảm lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất huy động đã giảm 0,5 - 2% so với đầu năm 2023. Các ngân hàng cũng đã thống nhất cùng giảm mặt bằng lãi suất huy động để có cơ sở giảm lãi suất cho vay.
"BIDV đánh giá cao các chính sách được NHNN và Chính phủ đưa ra thời gian qua, đặc biệt Thông tư 02 vừa ban hành. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. BIDV sẽ triển khai trên toàn hệ thống để chính sách này vào thực tế nhanh nhất"- ông khẳng định.
"Với gói tín dụng 120.000 tỉ đồng phát triển nhà ở xã hội, BIDV đang tích cực triển khai. Tuy nhiên, đang chờ phía Bộ Xây dựng công bố danh mục dự án để triển khai cho vay, thời gian qua các thủ tục pháp lý đặc biệt liên quan đến bất động sản tương đối chậm, do đó cần thời gian để triển khai. Hiện tại các ngân hàng rất muốn cho vay nhưng các dự án đều vướng mắc nên các ngân hàng gặp khó khăn, dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm như thời gian qua" - ông Lâm chia sẻ.
Lộ thông tin mới về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói gì?
Link bài gốc: Lãnh đạo ngân hàng lớn nói gì về cơ cấu nợ, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Xem ngày lành tháng tốt 3/9/2023: Đây là một trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xem ngày lành tháng tốt 31/8/2023: Rất nhiều việc...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Số phận bi thảm của Hoàng hậu cuối cùng trong lịch...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
7 ngày cuối tháng 8, 4 con giáp liên tiếp nhận tin...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Giáo sư Xoay Đinh Tiến Dũng: Tai nghe chống ồn là...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đang bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh, người dùng gặp tai...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu