KT-XH Lần lượt về quê rồi đến ở nhà con cái, cụ ông 67 tuổi ngậm ngùi: 'Giờ tôi mới hiểu đâu là điểm đến tốt nhất trong những năm cuối đời'

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
Về già, đâu là nơi ở phù hợp là chủ đề mà nhiều người cao tuổi quan tâm. Có người nói tuổi già nên ở với con trai vì trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ thường thuộc về con trai. Cũng có người cho rằng người cho rằng con trai và con gái đều giống nhau, con gái cũng hiếu thuận không kém. Thậm chí có người nêu ý kiến vào viện dưỡng lão hoặc sống một mình là tốt nhất, không làm phiền đến ai.

Vậy sau khi nghỉ hưu, đâu là điểm đến tốt nhất? Tự truyện của bác Trương, 67 tuổi ở Trung Quốc có thể đem đến cho bạn một gợi ý cho câu trả lời phù hợp.

Về quê sống không hòa hợp được với xóm làng

Tôi xuất thân nông dân, thuở nhỏ rất nghèo nhưng nhờ gặp may mắn khi kinh doanh hàng ăn và nỗ lực của cả 2 vợ chồng nên về già cũng có “của ăn của để”. Tôi tích cóp được 2 triệu NDT (tương đương 6,5 tỷ đồng), mua nhà cho con vẫn còn dư một khoản nên quyết định đưa vợ về quê dưỡng già. Không khí ở nông thôn trong lành hơn lại không có tắc đường, chúng tôi có thể thoải mái hưởng thụ tuổi già.

Thời gian đầu chúng tôi rất tận hưởng, xây lại nhà cũ của bố mẹ, đi chợ mỗi ngày hoặc lái xe thăm thú các vùng lân cận. Vợ chồng tôi còn chuẩn bị quà gửi hàng xóm để làm quen. Thế nhưng dường như những hành động này ở vùng quê nghèo trong mắt mọi người trở thành hành động khoe khoang sự giàu có.

Lần lượt về quê rồi đến ở nhà con cái, cụ ông 67 tuổi ngậm ngùi: 'Giờ tôi mới hiểu đâu là điểm đến tốt nhất trong những năm cuối đời' - Ảnh 1.


Ảnh minh họa


Không biết ai trong thôn tung tin đồn, nói tôi ở thành phố là ông chủ chuỗi nhà hàng kiếm được rất nhiều tiền. Hàng xóm láng giềng đều tin thật, họ hàng xa lần lượt kéo đến nhà tôi vay tiền. Khi thì họ vay tiền để cho con du học, rồi vay cho con dâu nhập viện. Lúc đầu tôi không nỡ từ chối vì tình huống của họ rất cấp bách nhưng càng vể sau, hàng xóm càng có những lý do vô lý hơn như con trai lấy vợ, con gái lấy chồng, muốn mua sắm đồ mới.

Khi ngừng cho vay, nhiều người lại phớt lờ vợ chồng tôi. Chưa kể đến làng bây giờ hầu hết toàn người già điều kiện sống khó khăn. Vậy nên mỗi khi cần góp tiền để sửa chữa đèn đường, lắp cáp mạng, xây sửa khu vực sinh hoạt chung mọi người đều mong ngóng vợ chồng tôi góp nhiều tiền hơn những hộ khác.

Vợ chồng tôi nhẩm đếm một năm đã đóng góp đến hơn 50.000 NDT (hơn 160 triệu đồng) và chỉ còn 400.000 NDT (hơn 1,3 tỷ đồng) để an dưỡng tuổi già. Chúng tôi quyết định lên xe trở lại thành phố để tránh việc “tiền đi mãi không trở về”, họ hàng vay mãi không thấy trả.

Đến nhà con cái ở “như khách”

Biết tin vợ chồng tôi lên thành phố, con trai và con dâu mời bố mẹ đến ở cùng để tiện chăm sóc, phụng dưỡng. Chúng không để hai vợ chồng tôi làm việc nhà, con dâu nấu nướng, con trai dọn dẹp. Tôi chỉ việc đi đón cháu trai mỗi buổi chiều.

Thế nhưng vì vợ chồng tôi sang ở nên tôi nhận ra con trai và con dâu không có không gian riêng, đi làm về mệt mỏi cũng không dám nói chuyện to vì sợ ảnh hưởng đến bố mẹ. Về đến nhà là chúng bận rộn luôn chân luôn tay, cuối tuần lại đưa vợ chồng tôi đi chơi hoặc đi khám bệnh nên càng không có thời gian chăm sóc bản thân. Vậy nên ở nhà con trai nửa năm, tôi và vợ lại tìm lý do để chuyển đi vì không muốn làm phiền con nữa.

Đến lượt con gái đưa vợ chồng tôi về nhà ở vì muốn gần gũi bố mẹ sau thời gian dài xa cách. Con rể làm ăn lớn nên công việc của con gái tôi cũng nhàn rỗi, chỉ cần lo chu đáo việc cơm nước nên ban đầu đến nhà con gái vợ chồng tôi không thấy áy náy. Thế nhưng sau một thời gian, tôi nhận thấy con rể hơi khó xử khi ở chung với bố mẹ vợ. Đồng nghiệp đến thường trêu con rể giống như đang đi ở rể, trong khi đó là nhà của hai vợ chồng con, chúng tôi mới là người “ở nhờ”.

Lần lượt về quê rồi đến ở nhà con cái, cụ ông 67 tuổi ngậm ngùi: 'Giờ tôi mới hiểu đâu là điểm đến tốt nhất trong những năm cuối đời' - Ảnh 2.


Ảnh minh họa


Sống được nửa năm, vợ chồng tôi lại trở về ngôi nhà ban đầu. Trải nghiệm tại cả 3 nơi ở khác nhau sau một thời gian dài giúp tôi nhận ra nhà của chính chúng tôi là điểm đến tốt nhất. Niềm vui tuổi già không cần phải tìm kiếm đâu xa mà chính là nơi chúng ta vốn quen thuộc, có tiền tiết kiệm, có người cạnh bên đồng hành.

Vậy nên người về hưu đừng vội bán nhà để dọn về quê hay ở với con cháu ngay lập tức. Hãy dành thời gian để trải nghiệm và quyết định. Cuộc sống giữa nông thôn và thành phố, giữa các thế hệ luôn có sự khác biệt và chính vẻ mới lạ hấp dẫn chúng ta ban đầu. Nhưng suy cho cùng, nơi sống hạnh phúc nhất là nơi được ung dung, tự chủ cuộc sống của mình.

Theo Toutiao

Link bài gốc: Lần lượt về quê rồi đến ở nhà con cái, cụ ông 67 tuổi ngậm ngùi: 'Giờ tôi mới hiểu đâu là điểm đến tốt nhất trong những năm cuối đời'
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

News

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,419
Bài viết
63,638
Thành viên
86,445
Thành viên mới nhất
kubet36vip

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN