TIN MỚI
Trên thị trường, lãi suất huy động cao nhất được công bố là 8,2%/năm tại OCB khi gửi tiền giá trị trên 500 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng. Khoản tiền gửi 12 tháng với điều kiện tương tự hưởng lãi suất 8,1%/năm. Với các khoản tiền dưới 500 tỷ đồng, ngân hàng sẽ trả lãi suất 6-6,1% cho kỳ hạn 12 hoặc 15 tháng.
ACB công bố lãi suất tiền gửi giá trị trên 30 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng là 7,4%. Đây là điều kiện thấp nhất trong số các ngân hàng công bố lãi suất đặc biệt. Với khoản tiền gửi dưới 30 tỷ đồng, lãi suất là 6,6%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, 5,7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
Một số ngân hàng khác như Techcombank cũng công bố lãi suất đặc biệt 7,1%/năm, MSB 7%/năm, LienVietPostBank với 6,99%/năm, HDBank với 6,95%/năm... với các điều kiện riêng áp dụng cho các khoản tiền gửi giá trị lớn trên 200-300 tỷ đồng với kỳ hạn 12-13 tháng.
Lãi suất tiết kiệm được duy trì ở mặt bằng thấp. Ảnh: B.L.
Lãi suất với điều kiện đặc biệt (yêu cầu giá trị tiền gửi, kỳ hạn 13 tháng) thường được các ngân hàng sử dụng là tham chiếu cho lãi suất cho vay. Con số này cao hơn 1-2,5% so với lãi suất cùng kỳ hạn với tiền gửi thông thường (thấp hơn mức yêu cầu đặc biệt của ngân hàng).
Các khoản tiền gửi thông thường không có điều kiện, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng phổ biến là 5,12-6,8%/năm. Cá biệt tại Techcombank, lãi suất tiền gửi cuối kỳ cao nhất cho khách hàng ưu tiên ở mức 4,5-4,9%, thấp nhất trong số các ngân hàng tư nhân Việt Nam. Nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh Vietcombank có lãi suất 12 tháng thấp nhất, 5,5%/năm, các ngân hàng còn lại đều để lại suất 5,6%/năm.
Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động dao động 3,8-6,25%/năm. Những ngân hàng niêm yết lãi suất cao gồm NCB (6,05%/năm), NamABank và VietABank (6%/năm), VietCapitalBank và MB (5,9%/năm). Các ngân hàng tư nhân khác có lãi suất kỳ hạn 6 tháng dao động 4,4-5,7%. Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh giữ ở 3,8% tại Vietcombank và 4% với VietinBank, BIDV, Agribank.
Nhìn chung, lãi suất tiền gửi tiếp tục ổn định ở mức 2,9-4%/năm với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng, 3,5-5,3%/năm với kỳ hạn 6-dưới 12 tháng, và 4,6- 6,5%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng nhưng mức độ chênh lệch lãi suất giữa các nhóm ngân hàng đang có xu hướng tăng.
Trong bối cảnh tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm, xác suất các NHTM hủy ngang các giao dịch bán kỳ hạn USD đã ký kết vào tháng 1- 2 là rất thấp. Bởi vậy, trong tháng 7 và 8 tới, một lượng tiền đồng lớn sẽ được bơm ra thị trường, lãi suất sẽ vẫn duy trì ổn định trong ngắn hạn. So với đầu năm 2020, mặt bằng lãi suất tiền gửi thấp hơn 1,5-2%.
Lãi suất tiền gửi của ngân hàng ở vùng thấp được cho là một phần nguyên nhân khiến dòng tiền chuyển hướng, chảy sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán và bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, hay những kênh rủi ro cao như forex, tiền ảo… TS. Cấn Văn Lực từng đề cập khi lãi suất giảm dòng tiền đổ vào các lĩnh vực khác tương đối nhanh.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 4, tiền gửi của dân cư tăng 2,34% so với đầu năm, ở mức gần 5,3 triệu tỷ đồng. Con số này thấp hơn cùng kỳ năm 2020, là 3,37%. Đây là năm thứ tư liên tiếp, tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm lại. Xu hướng trên cũng tương tự với con số cả năm, trong giai đoạn 2016-2020. Điều này cho thấy người dân đang có xu hướng bớt gửi tiền vào ngân hàng. Nếu năm 2016, tăng trưởng tiền gửi của dân cư là 17,4%, năm 2017 chỉ là 13,54% và liên tục giảm 4 năm sau đó. Đến năm 2020, con số này còn 6,46%.
Khác với khu vực dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế lần đầu tăng trưởng dương trong 4 tháng, kể từ năm 2018. Sau khi tăng 2,05%, giá trị tiền gửi nâng lên gần 5 triệu tỷ đồng. Giai đoạn 2019-2020, 4 tháng đầu năm, tiền gửi của nhóm này lần lượt giảm 1,62% và 3,94%, tương tự thời kỳ 2015-2017.
Xét cả năm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng vẫn liên tục tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong 5 năm gần đây. Năm 2017, tiền gửi của nhóm này tại ngân hàng tăng 14,8%, năm 2018 là gần 16% và đến năm 2020 là 23%.
Nhìn chung, tiền gửi của toàn nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2021 ở mức gần 12,5 triệu tỷ đồng, vẫn tăng 2,93%. Con số này thấp hơn so với giai đoạn 2016-2019, nhưng cao hơn năm 2020 ở mức 1,95% và năm 2015 là 2,88%. Tăng trưởng tiền gửi chung cả năm vẫn tăng quanh 12-18% giai đoạn 2015-2020, cao nhất năm 2016 đạt 18,38%.
NDH
Link bài gốc: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất
Trên thị trường, lãi suất huy động cao nhất được công bố là 8,2%/năm tại OCB khi gửi tiền giá trị trên 500 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng. Khoản tiền gửi 12 tháng với điều kiện tương tự hưởng lãi suất 8,1%/năm. Với các khoản tiền dưới 500 tỷ đồng, ngân hàng sẽ trả lãi suất 6-6,1% cho kỳ hạn 12 hoặc 15 tháng.
ACB công bố lãi suất tiền gửi giá trị trên 30 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng là 7,4%. Đây là điều kiện thấp nhất trong số các ngân hàng công bố lãi suất đặc biệt. Với khoản tiền gửi dưới 30 tỷ đồng, lãi suất là 6,6%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, 5,7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
Một số ngân hàng khác như Techcombank cũng công bố lãi suất đặc biệt 7,1%/năm, MSB 7%/năm, LienVietPostBank với 6,99%/năm, HDBank với 6,95%/năm... với các điều kiện riêng áp dụng cho các khoản tiền gửi giá trị lớn trên 200-300 tỷ đồng với kỳ hạn 12-13 tháng.
Lãi suất tiết kiệm được duy trì ở mặt bằng thấp. Ảnh: B.L.
Lãi suất với điều kiện đặc biệt (yêu cầu giá trị tiền gửi, kỳ hạn 13 tháng) thường được các ngân hàng sử dụng là tham chiếu cho lãi suất cho vay. Con số này cao hơn 1-2,5% so với lãi suất cùng kỳ hạn với tiền gửi thông thường (thấp hơn mức yêu cầu đặc biệt của ngân hàng).
Các khoản tiền gửi thông thường không có điều kiện, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng phổ biến là 5,12-6,8%/năm. Cá biệt tại Techcombank, lãi suất tiền gửi cuối kỳ cao nhất cho khách hàng ưu tiên ở mức 4,5-4,9%, thấp nhất trong số các ngân hàng tư nhân Việt Nam. Nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh Vietcombank có lãi suất 12 tháng thấp nhất, 5,5%/năm, các ngân hàng còn lại đều để lại suất 5,6%/năm.
Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động dao động 3,8-6,25%/năm. Những ngân hàng niêm yết lãi suất cao gồm NCB (6,05%/năm), NamABank và VietABank (6%/năm), VietCapitalBank và MB (5,9%/năm). Các ngân hàng tư nhân khác có lãi suất kỳ hạn 6 tháng dao động 4,4-5,7%. Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh giữ ở 3,8% tại Vietcombank và 4% với VietinBank, BIDV, Agribank.
Lãi suất tiết kiệm cao nhất tại các ngân hàng. Đơn vị: %. |
Nhìn chung, lãi suất tiền gửi tiếp tục ổn định ở mức 2,9-4%/năm với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng, 3,5-5,3%/năm với kỳ hạn 6-dưới 12 tháng, và 4,6- 6,5%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng nhưng mức độ chênh lệch lãi suất giữa các nhóm ngân hàng đang có xu hướng tăng.
Trong bối cảnh tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm, xác suất các NHTM hủy ngang các giao dịch bán kỳ hạn USD đã ký kết vào tháng 1- 2 là rất thấp. Bởi vậy, trong tháng 7 và 8 tới, một lượng tiền đồng lớn sẽ được bơm ra thị trường, lãi suất sẽ vẫn duy trì ổn định trong ngắn hạn. So với đầu năm 2020, mặt bằng lãi suất tiền gửi thấp hơn 1,5-2%.
Lãi suất tiền gửi của ngân hàng ở vùng thấp được cho là một phần nguyên nhân khiến dòng tiền chuyển hướng, chảy sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán và bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, hay những kênh rủi ro cao như forex, tiền ảo… TS. Cấn Văn Lực từng đề cập khi lãi suất giảm dòng tiền đổ vào các lĩnh vực khác tương đối nhanh.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 4, tiền gửi của dân cư tăng 2,34% so với đầu năm, ở mức gần 5,3 triệu tỷ đồng. Con số này thấp hơn cùng kỳ năm 2020, là 3,37%. Đây là năm thứ tư liên tiếp, tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm lại. Xu hướng trên cũng tương tự với con số cả năm, trong giai đoạn 2016-2020. Điều này cho thấy người dân đang có xu hướng bớt gửi tiền vào ngân hàng. Nếu năm 2016, tăng trưởng tiền gửi của dân cư là 17,4%, năm 2017 chỉ là 13,54% và liên tục giảm 4 năm sau đó. Đến năm 2020, con số này còn 6,46%.
Tăng trưởng tiền gửi trong 6 năm qua. Đơn vị: %. |
Khác với khu vực dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế lần đầu tăng trưởng dương trong 4 tháng, kể từ năm 2018. Sau khi tăng 2,05%, giá trị tiền gửi nâng lên gần 5 triệu tỷ đồng. Giai đoạn 2019-2020, 4 tháng đầu năm, tiền gửi của nhóm này lần lượt giảm 1,62% và 3,94%, tương tự thời kỳ 2015-2017.
Xét cả năm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng vẫn liên tục tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong 5 năm gần đây. Năm 2017, tiền gửi của nhóm này tại ngân hàng tăng 14,8%, năm 2018 là gần 16% và đến năm 2020 là 23%.
Nhìn chung, tiền gửi của toàn nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2021 ở mức gần 12,5 triệu tỷ đồng, vẫn tăng 2,93%. Con số này thấp hơn so với giai đoạn 2016-2019, nhưng cao hơn năm 2020 ở mức 1,95% và năm 2015 là 2,88%. Tăng trưởng tiền gửi chung cả năm vẫn tăng quanh 12-18% giai đoạn 2015-2020, cao nhất năm 2016 đạt 18,38%.
NDH
Link bài gốc: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất ngân hàng nào đang cao nhất trong tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu