TIN MỚI
Trên thị trường, SHB vẫn là ngân hàng dẫn đầu về lãi suất, ở mức 9,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 8,9%/năm ở kỳ hạn 12 tháng. Con số này cách xa với vị trí thứ hai là VietCapital Bank lần lượt là 8,5% và 7,5%/năm. Để được hưởng lãi suất trên ở SHB, giá trị tiền gửi cần trên 500 tỷ đồng.
Các vị trí tiếp theo thuộc về Eximbank với lãi suất 8,4%/năm tại kỳ hạn 13 tháng và 24 tháng. Trong đó, điều kiện hưởng lãi suất trên là gửi tiền 13 tháng với giá trị trên 100 tỷ đồng và 24 tháng từ 500 tỷ đồng. ABBank là ngân hàng tiếp theo có lãi suất ở mức 8,3% với kỳ hạn 13 tháng, kèm điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng.
NCB cũng công bố lãi suất 8,3%/năm đối với kỳ hạn 24-36 tháng và không kèm điều kiện tiền gửi. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng công bố lãi suất 12 -18 tháng dao động 8-8,15%. Đây cũng là ngân hàng cuối cùng ghi nhận lãi suất hơn 8% trên thị trường.
SHB công bố lãi suất đến 9,2% với tiền gửi trên 500 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng. Ảnh: L.H.
Kienlongbank dẫn đầu với lãi suất 7,9%/năm ở kỳ hạn 15-24 tháng, không yêu cầu giá trị tiền gửi. Lãi suất các kỳ hạn 13 tháng, cũng duy trì ở 7,7%, trong khi kỳ hạn 12 tháng là 7,5%. Vị trí tiếp theo tiếp tục có sự góp mặt của ABBank với lãi suất 7,7-7,8% ở kỳ hạn 15-60 tháng.
Mức 7,5-7,6%/năm là mức phổ biến tại nhiều ngân hàng tại kỳ hạn dài có thể điểm tới như TPBank với kỳ hạn 24-36 tháng, Bản Việt (trên 15 tháng).
Xét trên kỳ hạn 6-9 tháng, NCB vượt BacABank (lãi suất 7,4-7,5%) dẫn đầu với lãi suất 7,5-7,55%/năm, cao hơn phần còn lại dao động từ 6-7%.
Ngân hàng quốc doanh vẫn là nhóm có mặt bằng lãi suất thấp nhất hệ thống. Lãi suất không kỳ hạn chỉ 0,1-0,2%, trong khi phần lớn các ngân hàng tư nhân dao động 0,3-0,5%. Các kỳ hạn 1-3 tháng chỉ ở mức 4,3-4,7%, và 6-9 tháng chỉ 4,9-5,1%. Lãi suất tại Vietcombank hiện đứng cuối ở tất cả các kỳ hạn.
Cạnh tranh hút vốn
Từ cuối tháng 3, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất điều hành trong đó có "trần" lãi suất tiền gửi, các ngân hàng cũng công bố biểu lãi suất mới giảm ở kỳ hạn dưới 6 tháng tại các ngân hàng quốc doanh, trong khi các ngân hàng thương mại tư nhân đồng loạt hạ tại nhiều kỳ hạn.
Tuy nhiên, đầu tháng 4, với chỉ thị 02 của NHNN về khuyến khích các ngân hàng giảm thêm lãi suất 2-2,5% đối với các doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng Covid-19, Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank đã đồng loạt hạ lãi suất tại phần lớn các kỳ hạn trên 6 tháng. Mức giảm phổ biến từ 20 đến 30 điểm cơ bản.
Trong khi đó, nhóm tư nhân lại đẩy lãi suất tiết kiệm tăng trở lại sát ngưỡng lãi suất điều hành ở kỳ hạn dưới 6 tháng dao động 4,5-4,75% và lãi suất trên 6 tháng một số cũng hồi phục 10-20 điểm cơ bản như tại Techcombank, Sacombank…
Động thái này của các ngân hàng tư nhân có thể nhằm tận dụng cơ hội để thu hút thêm vốn huy động, trong bối cảnh toàn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các doanh nghiệp rút tiền gửi trong những tháng đầu năm.
Theo số liệu của NHNN, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đến cuối tháng 2 ở mức 3,77 triệu tỷ đồng, giảm hơn 4,8%, tương đương giảm hơn 190.000 tỷ đồng. Mức giảm này lớn hơn so với con số 2,87% của cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư vẫn tăng gần 4%, tương đương cùng kỳ năm trước.
Vì sao doanh nghiệp chậm được giãn nợ, cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi suất?
NDH
Link bài gốc: Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Trên thị trường, SHB vẫn là ngân hàng dẫn đầu về lãi suất, ở mức 9,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 8,9%/năm ở kỳ hạn 12 tháng. Con số này cách xa với vị trí thứ hai là VietCapital Bank lần lượt là 8,5% và 7,5%/năm. Để được hưởng lãi suất trên ở SHB, giá trị tiền gửi cần trên 500 tỷ đồng.
Các vị trí tiếp theo thuộc về Eximbank với lãi suất 8,4%/năm tại kỳ hạn 13 tháng và 24 tháng. Trong đó, điều kiện hưởng lãi suất trên là gửi tiền 13 tháng với giá trị trên 100 tỷ đồng và 24 tháng từ 500 tỷ đồng. ABBank là ngân hàng tiếp theo có lãi suất ở mức 8,3% với kỳ hạn 13 tháng, kèm điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng.
NCB cũng công bố lãi suất 8,3%/năm đối với kỳ hạn 24-36 tháng và không kèm điều kiện tiền gửi. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng công bố lãi suất 12 -18 tháng dao động 8-8,15%. Đây cũng là ngân hàng cuối cùng ghi nhận lãi suất hơn 8% trên thị trường.
SHB công bố lãi suất đến 9,2% với tiền gửi trên 500 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng. Ảnh: L.H.
Kienlongbank dẫn đầu với lãi suất 7,9%/năm ở kỳ hạn 15-24 tháng, không yêu cầu giá trị tiền gửi. Lãi suất các kỳ hạn 13 tháng, cũng duy trì ở 7,7%, trong khi kỳ hạn 12 tháng là 7,5%. Vị trí tiếp theo tiếp tục có sự góp mặt của ABBank với lãi suất 7,7-7,8% ở kỳ hạn 15-60 tháng.
Mức 7,5-7,6%/năm là mức phổ biến tại nhiều ngân hàng tại kỳ hạn dài có thể điểm tới như TPBank với kỳ hạn 24-36 tháng, Bản Việt (trên 15 tháng).
Xét trên kỳ hạn 6-9 tháng, NCB vượt BacABank (lãi suất 7,4-7,5%) dẫn đầu với lãi suất 7,5-7,55%/năm, cao hơn phần còn lại dao động từ 6-7%.
Ngân hàng quốc doanh vẫn là nhóm có mặt bằng lãi suất thấp nhất hệ thống. Lãi suất không kỳ hạn chỉ 0,1-0,2%, trong khi phần lớn các ngân hàng tư nhân dao động 0,3-0,5%. Các kỳ hạn 1-3 tháng chỉ ở mức 4,3-4,7%, và 6-9 tháng chỉ 4,9-5,1%. Lãi suất tại Vietcombank hiện đứng cuối ở tất cả các kỳ hạn.
Cạnh tranh hút vốn
Từ cuối tháng 3, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất điều hành trong đó có "trần" lãi suất tiền gửi, các ngân hàng cũng công bố biểu lãi suất mới giảm ở kỳ hạn dưới 6 tháng tại các ngân hàng quốc doanh, trong khi các ngân hàng thương mại tư nhân đồng loạt hạ tại nhiều kỳ hạn.
Tuy nhiên, đầu tháng 4, với chỉ thị 02 của NHNN về khuyến khích các ngân hàng giảm thêm lãi suất 2-2,5% đối với các doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng Covid-19, Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank đã đồng loạt hạ lãi suất tại phần lớn các kỳ hạn trên 6 tháng. Mức giảm phổ biến từ 20 đến 30 điểm cơ bản.
Trong khi đó, nhóm tư nhân lại đẩy lãi suất tiết kiệm tăng trở lại sát ngưỡng lãi suất điều hành ở kỳ hạn dưới 6 tháng dao động 4,5-4,75% và lãi suất trên 6 tháng một số cũng hồi phục 10-20 điểm cơ bản như tại Techcombank, Sacombank…
Động thái này của các ngân hàng tư nhân có thể nhằm tận dụng cơ hội để thu hút thêm vốn huy động, trong bối cảnh toàn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các doanh nghiệp rút tiền gửi trong những tháng đầu năm.
Theo số liệu của NHNN, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đến cuối tháng 2 ở mức 3,77 triệu tỷ đồng, giảm hơn 4,8%, tương đương giảm hơn 190.000 tỷ đồng. Mức giảm này lớn hơn so với con số 2,87% của cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư vẫn tăng gần 4%, tương đương cùng kỳ năm trước.
Vì sao doanh nghiệp chậm được giãn nợ, cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi suất?
NDH
Link bài gốc: Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nhìn lại tác động chính sách của Chính phủ 8 tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Con trai mới sinh bị bắt cóc, 16 năm sau, cặp vợ...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Mang tờ tiền giấy cũ cha để lại đi thẩm định, người...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Thêm “ông lớn” ngân hàng cho khách vay tiền để trả...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Lãi suất ngân hàng nào đang cao nhất trong tháng...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu