Kế hoạch tài chính đừng làm cho có

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38


Những kế hoạch kinh doanh hoành tráng chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng không đi cùng kế hoạch tài chính hiệu quả và khôn ngoan.

Lên kế hoạch tài chính là công việc rất quan trọng đối với mỗi công ty. Nó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động, từ thu hút vốn đầu tư đến việc duy trì và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, theo các chuyên gia, không doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển tốt nếu không có một kế hoạch tài chính rõ ràng và chi tiết.

Tuy nhiên, theo một cuộc thăm dò vào năm 2002 của Công ty Kiểm toán Arthur Anderson (Mỹ), có đến 99% ( doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính, nhưng phần lớn trong số đó chỉ xem việc này như một cái mốt. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động mà không cần đến kế hoạch tài chính.

Ở việt Nam, tình hình cũng diễn ra tương tự khi nhiều doanh nghiệp vẫn chưa làm tới nơi tới chốn công đoạn then chốt này. Thông thường doanh nghiệp chỉ chuẩn bị kế hoạch tài chỉnh khi muốn huy động vốn, vay tiền hoặc đóng thuế. Và đó là những kế hoạch mang tính đối phó hơn là mang tính chiến lược.

Lo xa để khỏi buồn gần

Thực tế đã chứng minh, không có kế hoạch tài chính hoặc lập kế hoạch tài chính theo kiểu lấy lệ có thể đem lại cho doanh nghiệp nhiều nguy cơ. Không có kế hoạch, doanh nghiệp sẽ hoạt động trong bối cảnh mù mờ về mục tiêu tài chính, dễ dẫn đến mất kiểm soát và dễ gặp bất trắc. Một số bất trắc có thể đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản. Do đó, bà Đào Phượng Thúy, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Tài chính và Thương mại (PTI), cho rằng, thay vì phải lo đối đầu với những khó khăn liên tục xảy ra, doanh nghiệp nên chuyển hướng sang tiên đoán chúng thông qua việc lập kế hoạch tài chính để kiểm soát được chi tiêu, ngăn ngừa tình trạng túng quẫn. Một kế hoạch tài chính hiệu quả không những giúp doanh nghiệp dễ dàng trong quản lý mà còn đảm bảo doanh nghiệp có thể thực hiện những mục tiêu đề ra.

Lập như thế nào?
Không có kế hoạch, doanh nghiệp sẽ hoạt động trong bối cảnh mù mờ về mục tiêu tài chính, dễ dẫn đến mất kiểm soát và dễ gặp bất trắc.

Nhiều chuyên gia tài chính đã so sánh sự phức tạp của việc lên kế hoạch tài chính với khoa chiêm tinh học: chỉ dựa vào một số điều kiện mà phải dự báo cả một tương lai vô hình phía trước. Có phải vì thế mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cố tình lờ đi công việc này?
Kế hoạch tài chính đầy đủ cũng giống như một báo cáo tài chính, nghĩa là doanh nghiệp phải có trong tay nhiều dữ liệu. Cụ thể là những số liệu tài chính quá khứ (bao gồm cả sản lượng, năng suất…); các số liệu về kế hoạch kinh doanh của tương lai; những hệ thống chỉ tiêu định mức...Doanh nghiệp cũng phải có cái nhìn bao quát về lĩnh vực đang hoạt động để so sánh, đối chiếu và định vị mình so với các doanh nghiệp cùng ngành, nhằm đảm bảo tính chính xác, chi tiết và thực tế của kế hoạch tài chính.
Kế hoạch tài chính thường được chia thành 2 loại: kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Cách thực hiện 2 loại kế hoạch này tuy có một số khác biệt nhưng đều dựa trên yếu tố quan trọng nhất là xác định được thu nhập và các khoản chi của công ty. Do đó, theo ông Nguyễn Đức Trung, giảng viên Học viện Ngân hàng, lập kế hoạch tài chính đòi hỏi tính chuyên môn cao và trải qua nhiều công đoạn.

Kế hoạch tài chính ngắn hạn

Kế hoạch tài chính ngắn hạn thường được lập theo từng tháng hoặc từng quý. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các công việc như dự đoán nhu cầu tiền mặt, nhu cầu vốn và tính toán lãi lỗ.

* Dự đoán nhu cầu tiền mặt

Nhu cầu tiền mặt được tính toán trên cơ sở xem xét lượng tiền phản ánh từ hoạt động kinh doanh đơn thuần (doanh thu), các chi phí (như mua sắm trang thiết bi, nguyên vật liệu, lương, thuế...) và nguồn tiền từ vốn góp, đầu tư bên ngoài. Trong quá trình này, doanh nghiệp cần lưu ý đến những số liệu trong quá khứ như vòng quay vốn, vòng quay hàng tồn kho, chi phí nhập hàng…của năm trước, để có những ước tính, điều chỉnh phù hợp.
Trên cơ sở số liệu đó, doanh nghiệp sẽ lập 3 loại báo cáo: dự kiến kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển dòng tiền và bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, theo ông Trung, mọi giao dịch đều có độ trễ về thời gian từ lúc thành phẩm đến lúc thu tiền, nên doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị để tránh tình trạng sử dụng tiền mà mình chưa có.

* Dự đoán nhu cầu vốn

Sau khi đã dự tính các khoản doanh thu, chi phí hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải nhìn lạ
"hầu bao" của mình để xác định lượng vốn thừa (thiếu) và lập kế hoạch thu chi sao cho hợp lý nhất. Song song đó, doanh nghiệp sẽ phải lên phương án giải quyết vốn thiếu, tính toán chi phí lãi vay và lập kế hoạch trả nợ vay.

* Tính toán lãi lỗ

Xác định được doanh thu, giá vốn, chi phí, doanh nghiệp dễ dàng tính ra lãi lỗ. Vấn đề là làm sao để doanh nghiệp kiểm soát được lãi lỗ khi thị trường luôn biến động. Chỉ có một cách là doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường để ứng phó kịp thời. Cụ thể, doanh nghiệp phải xem kế hoạch tài chính của mình có sát với thực tế không? Kế hoạch ấy có bị tác động hay chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào không? Làm sao kiểm soát được những nhân tố đó?

Kế hoạch tài chính dài hạn

Kế hoạch tài chính dài hạn là vấn đề mang tính chiến lược. Khi lên kế hoạch tài chính dài hạn, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

* Xác định các chỉ tiêu

Lập kế hoạch dài hạn trước hết là định ra các chỉ tiêu về tăng trưởng và lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng có thể tính toán các tỉ số nhằm đánh giá khả năng sinh lợi, khả năng chuyển hóa thành tiền mặt và khả năng thanh toán nợ. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp cho biết, họ khó dự đoán được những biến động sẻ xảy ra trong các năm tiếp theo. Vì thế, theo các chuyên gia, khi lập kế hoạch tài chính dài hạn, doanh nghiệp không nên sớm đưa ra những chỉ tiêu vượt quá khả năng. Thay vào đó, doanh nghiệp cần có những phân tích thường xuyên về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, nguồn vốn, dòng tiền, chính sách giá, các biện pháp huy động và sử dụng vốn…Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp cùng ngành, phân tích điểm mạnh yếu, những cơ hội và thách thức để đưa ra chỉ tiêu hợp lý nhất.

* Lưu tâm đến quản lý tiền mặt

Để luôn chủ động trong kế hoạch tài chính, doanh nghiệp phải tính toán xem lượng tiền mặt của mình có đáp ứng được các nhu cầu về chi phí, có cân bằng giữa thu và chi không...Ngoài ra, doanh nghiệp phải lưu ý một yếu tố quan trọng đã được nhắc đến nhiều lần trong việc quản lý tài chính, đó là phải quản lý chặt chẽ các khoản thu, hàng tồn kho, công nợ, thời hạn thanh toán...
Nguồn: Nhịp cầu đầu tư
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,129
Bài viết
63,349
Thành viên
86,047
Thành viên mới nhất
gnn

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN