TIN MỚI
Hiệp hội BĐS TPHCM vừa có văn bản số 79 về việc đề xuất một số cơ chế chính sách để khởi động lại các dự án theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, vừa không làm thất thoát quỹ đất công, trụ sở làm việc".
Theo đó, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết đã nhận được Văn bản số 6435/VP-DA ngày 03/08/2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh "Về góp ý phương thức đầu tư theo hợp đồng BT".
Trước đó, ngày 14/07/2020, Hiệp hội đã có Văn bản số 72/2020/CV-HoREA đề nghị rà soát để hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, bịt kín các lỗ hổng, để đủ điều kiện khởi động lại phương thức đầu tư dự án theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (dự án BT), là một trong những phương thức thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhằm huy động nguồn lực của khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển các công trình hạ tầng, dịch vụ, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, vừa không làm thất thoát tài sản công là quỹ đất và trụ sở làm việc.
Hiệp hội tán thành quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 101 Luật Đầu tư 2020, quyết định dừng thực hiện dự án BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, kể từ ngày 15/08/2020 và dừng triển khai dự án BT mới, kể từ ngày Luật Đầu tư có hiệu lực (01/01/2021), là rất cần thiết, nhưng chỉ nên dừng trong giai đoạn 2020-2022 để xây dựng hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách, pháp luật. Trước hết là cần tập trung rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (bao gồm cả Nghị định 63/2018/NĐ-CP và Nghị định 69/2019/NĐ-CP); Luật Đầu tư công; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, Luật Giá, nhằm bịt kín các lỗ hổng, để đảm bảo đủ điều kiện khởi động lại các dự án BT, với các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, HoREA đề xuất bổ sung quy định sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước" để thanh toán dự án BT, là phương thức thanh toán chủ yếu. Nghị định 63/2018/NĐ-CP chỉ quy định nhà đầu tư dự án BT "được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác", cũng không quy định việc sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước" để thanh toán dự án BT. Do vậy hiện nay, không có quy định pháp luật nào hướng dẫn cụ thể việc sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước" thanh toán Hợp đồng BT, nên trên thực tế không thực hiện được phương thức thanh toán dự án BT bằng "tiền thuộc ngân sách nhà nước".
Thứ hai, HoREA đề xuất thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT, bên cạnh phương thức chủ yếu là sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước", thì còn có thể thanh toán bằng "quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng". Hiệp hội nhận thấy, chỉ có thể đảm bảo "nguyên tắc giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường", khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với "quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc".Giải phóng mặt bằng là công tác khó khăn nhất, nên tất cả các nhà đầu tư dự án BT đều rất ủng hộ và sẵn sàng ứng trước kinh phí để Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng (Thực chất là Nhà nước làm thay công tác giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư).
Thứ ba, hiệp hội đề xuất thực hiện phổ biến phương thức đấu giá "quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc", để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng. Nếu thực hiện phương thức đấu giá "quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc", thì sẽ tạo được nguồn thu ngân sách nhà nước cực kỳ to lớn, để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.
Thứ tư, Hiệp hội đề xuất cơ chế khắc phục bất cập và "lỗ hổng" trong việc lựa chọn nhà đầu tư dự án BT, đồng thời là nhà đầu tư "dự án khác", trong trường hợp được thanh toán bằng quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng. Việc không quy định thực hiện đấu thầu dự án BT, đồng thời đấu thầu "dự án khác" có thể dẫn đến thất thoát tài sản công. Chỉ có thể khắc phục được lỗ hổng này, khi thực hiện đấu thầu đồng thời Dự án BT với đấu thầu "quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng" thanh toán Dự án BT để lựa chọn nhà đầu tư, để thực hiện "dự án khác". Vấn đề còn lại là phải quản lý, kiểm soát, không để xảy ra "đấu thầu cuội, đấu thầu chân gỗ".
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: HoREA kiến nghị không "khai tử" hình thức BT
Hiệp hội BĐS TPHCM vừa có văn bản số 79 về việc đề xuất một số cơ chế chính sách để khởi động lại các dự án theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, vừa không làm thất thoát quỹ đất công, trụ sở làm việc".
Theo đó, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết đã nhận được Văn bản số 6435/VP-DA ngày 03/08/2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh "Về góp ý phương thức đầu tư theo hợp đồng BT".
Trước đó, ngày 14/07/2020, Hiệp hội đã có Văn bản số 72/2020/CV-HoREA đề nghị rà soát để hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, bịt kín các lỗ hổng, để đủ điều kiện khởi động lại phương thức đầu tư dự án theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (dự án BT), là một trong những phương thức thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhằm huy động nguồn lực của khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển các công trình hạ tầng, dịch vụ, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, vừa không làm thất thoát tài sản công là quỹ đất và trụ sở làm việc.
Hiệp hội tán thành quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 101 Luật Đầu tư 2020, quyết định dừng thực hiện dự án BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, kể từ ngày 15/08/2020 và dừng triển khai dự án BT mới, kể từ ngày Luật Đầu tư có hiệu lực (01/01/2021), là rất cần thiết, nhưng chỉ nên dừng trong giai đoạn 2020-2022 để xây dựng hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách, pháp luật. Trước hết là cần tập trung rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (bao gồm cả Nghị định 63/2018/NĐ-CP và Nghị định 69/2019/NĐ-CP); Luật Đầu tư công; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, Luật Giá, nhằm bịt kín các lỗ hổng, để đảm bảo đủ điều kiện khởi động lại các dự án BT, với các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, HoREA đề xuất bổ sung quy định sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước" để thanh toán dự án BT, là phương thức thanh toán chủ yếu. Nghị định 63/2018/NĐ-CP chỉ quy định nhà đầu tư dự án BT "được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác", cũng không quy định việc sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước" để thanh toán dự án BT. Do vậy hiện nay, không có quy định pháp luật nào hướng dẫn cụ thể việc sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước" thanh toán Hợp đồng BT, nên trên thực tế không thực hiện được phương thức thanh toán dự án BT bằng "tiền thuộc ngân sách nhà nước".
Thứ hai, HoREA đề xuất thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT, bên cạnh phương thức chủ yếu là sử dụng "tiền thuộc ngân sách nhà nước", thì còn có thể thanh toán bằng "quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng". Hiệp hội nhận thấy, chỉ có thể đảm bảo "nguyên tắc giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường", khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với "quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc".Giải phóng mặt bằng là công tác khó khăn nhất, nên tất cả các nhà đầu tư dự án BT đều rất ủng hộ và sẵn sàng ứng trước kinh phí để Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng (Thực chất là Nhà nước làm thay công tác giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư).
Thứ ba, hiệp hội đề xuất thực hiện phổ biến phương thức đấu giá "quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc", để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng. Nếu thực hiện phương thức đấu giá "quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc", thì sẽ tạo được nguồn thu ngân sách nhà nước cực kỳ to lớn, để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.
Thứ tư, Hiệp hội đề xuất cơ chế khắc phục bất cập và "lỗ hổng" trong việc lựa chọn nhà đầu tư dự án BT, đồng thời là nhà đầu tư "dự án khác", trong trường hợp được thanh toán bằng quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng. Việc không quy định thực hiện đấu thầu dự án BT, đồng thời đấu thầu "dự án khác" có thể dẫn đến thất thoát tài sản công. Chỉ có thể khắc phục được lỗ hổng này, khi thực hiện đấu thầu đồng thời Dự án BT với đấu thầu "quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng" thanh toán Dự án BT để lựa chọn nhà đầu tư, để thực hiện "dự án khác". Vấn đề còn lại là phải quản lý, kiểm soát, không để xảy ra "đấu thầu cuội, đấu thầu chân gỗ".
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: HoREA kiến nghị không "khai tử" hình thức BT
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
HoREA: Nhà nước nên thu tiền sử dụng đất "hợp tình...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
HoREA khẩn thiết đề nghị NHNN sửa quy định 4 đối...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chủ tịch HoREA: 2023 là năm sống còn, nếu không...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Cho rằng lãi suất gói 120.000 tỷ đồng cao, HoREA...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
HoREA: Lãi suất 8,2%/năm hỗ trợ người mua nhà ở xã...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
HoREA đề xuất những giải pháp gì để doanh nghiệp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu