TIN MỚI
Theo chị thế nào là sống xanh?
Sống xanh là một lối sống giúp chúng ta đạt đến sức khoẻ toàn diện và sự bình an nội tâm bền vững.
Sống xanh bao gồm những yếu tố gì, thưa chị?
Tôi muốn kể cho các bạn nghe một thí nghiệm của tiến sĩ Bruce Lipton thuộc đại học Stanford Mĩ. Năm 1967, ông làm thí nghiệm nhân bản tế bào gốc. Ông muốn biết xem tại sao từ một tế bào gốc với một bộ gen duy nhất đến một giai đoạn nào đó trong bào thai chúng lại phát triển biệt hoá thành tế bào cơ, tế bào da, tế bào xương khác nhau như vậy. Ông nuôi cấy tế bào gốc trong các đĩa khác nhau và phát hiện ra rằng chỉ cần thay đổi môi trường nuôi cấy tế bào thì từ một bộ gen duy nhất đó, nó có thể phát triển và biệt hoá thành các tế bào khác nhau. Điều đó chứng tỏ chính môi trường nuôi cấy đã quyết định sự hình thành của từng loại tế bào.
Sống xanh, tôi nghĩ đó là lối sống làm cho tế bào của chúng ta phát triển khoẻ mạnh, làm cho chúng ta có sức khoẻ và bình an nội tâm, tạo nên một môi trường tốt nhất cho sức khoẻ toàn diện.
Sống xanh bao gồm những gì? Nó bao gồm dinh dưỡng đúng, vận động đúng, kiểm soát sự căng thẳng và hạn chế độc tố từ môi trường. Khi chúng ta thực hành lối sống xanh một cách bền vững cho bản thân mình cũng bảo vệ môi trường một cách bền vững.
Tại sao chúng ta lại có xu hướng quan tâm đến sống xanh?
Loài người đã nhận ra rằng nếu như chúng ta tiếp tục duy trì lối sống cũ thì không những tàn phá sức khoẻ của cá nhân mình mà còn phá huỷ môi trường và hành tinh chúng ta đang sống. Chúng ta bắt buộc phải thay đổi!
Theo chị "sống xanh" là trào lưu nhất thời hay thái độ sống bền vững?
Nó đang là trào lưu nhưng cũng sẽ hình thành thái độ sống bền vững bởi vì nếu có ai bắt đầu với lối sống xanh và có những trải nghiệm thực sự trên cơ thể mình thì sẽ không bao giờ muốn quay về lối sống cũ nữa. Bởi vì bạn thấy mình thay đổi, khoẻ mạnh hơn, tinh thần lạc quan hơn, bình an nội tâm nhiều hơn, tốt cho cộng đồng, tốt cho môi trường thì tại sao lại quay về lối sống cũ!?
Đa số ý kiến cho rằng sống xanh là ăn chay, ý thức hơn là tập thể dục, điều này có đúng không?
Nhận định này chưa chính xác, chưa đầy đủ. Đó là cái chúng ta có thể dễ thấy nhìn từ bên ngoài và có thể gây hiểu lầm.
Chưa đầy đủ bởi vì rõ ràng dinh dưỡng và tập thể dục mới chỉ là hai trong ít nhất bốn yếu tố hình thành nên lối sống xanh, đúng không? Chúng ta còn có kiểm soát căng thẳng và hạn chế độc tố môi trường nữa.
Cũng chưa hẳn chính xác, vì có người ăn chay nhưng mà ăn chay không xanh, ăn chay toàn đồ công nghiệp, đồ chay giả mặn hoặc ăn không đủ độ đa dạng, ăn quá nhiều nhóm thực phẩm nào đó ví dụ như tinh bột chẳng hạn mà lại không chịu ăn hoa quả hay rau. Rồi tập thể dục nhưng tập không xanh ví dụ như tập quá sức chẳng hạn…
Đâu là những ngộ nhận mà mọi người thường gặp cho rằng là sống xanh?
Ngộ nhận sống xanh, chúng ta chỉ thực hành một góc rất nhỏ của lối sống đấy và tập trung vào đó, quên những mảng khác trong cuộc đời. Ví dụ chỉ tập trung bảo vệ môi trường bên ngoài nhưng lại quên mất bảo vệ môi trường bên trong của mình, như thay đổi ăn uống sao cho nó đúng hoặc vận động thể dục, tư duy tích cực chẳng hạn.
Theo chị, thế nào là dinh dưỡng đúng?
Dinh dưỡng đúng là dinh dưỡng thoả mãn ít nhất là 4 nguyn tắc cơ bản:
Thứ nhất: Thực phẩm tự nhiên toàn phần
Thứ hai: Đa dạng
Thứ ba: Rau là chính
Thứ tư: Lắng nghe cơ thể của chính mình
Chị có thể giải thích rõ hơn về khái niệm "Thực phẩm tự nhiên toàn phần" được không?
Thực phẩm tự nhiên toàn phần là thực phẩm mẹ thiên nhiên làm ra như thế nào thì mình ăn đúng như vậy. Mẹ thiên nhiên làm ra củ cà rốt thì mình ăn nguyên vẹn củ cà rốt, chứ không phải ăn những thứ chiết xuất, tổng hợp hay tinh luyện từ củ cà rốt người ta đưa vào thực phẩm công nghiệp. Tóm lại mình hãy ăn những thực phẩm thật, thực phẩm chạy thẳng từ đất lên đĩa, ít hoặc không bị đi qua máy móc, hoặc chỉ sơ chế rất nhanh thì nó sẽ bảo tồn các dưỡng chất tốt nhất. Còn nếu chúng ta ăn thực phẩm đi qua chế biến quá nhiều, đồ công nghiệp chẳng hạn, sẽ làm biến chất các chất dinh dưỡng.
Chúng ta thử tưởng tượng cơ thể của mình được mẹ thiên nhiên thiết kế 2 triệu năm nay, và đã được thiết kế để nhận diện, hấp thụ những dưỡng chất tự nhiên, nguyên vẹn một cách dễ dàng nhất. Nếu như chúng ta ăn phải đồ công nghiệp thì sẽ rất vất vả để thải độc.
Ăn chay và ăn mặn, phương pháp nào tốt hơn?
Muốn biết ăn chay và ăn mặn cái nào tốt hơn thì phải quay về lắng nghe cơ thể bởi chúng ta khác nhau về bộ gen, khác nhau về sở thích ăn uống và nhu cầu năng lượng.
Tôi nghĩ câu hỏi quan trọng hơn khi lựa chọn ăn chay hay ăn mặn, đó là, đầu tiên, chúng ta phải được ăn những thực phẩm tự nhiên toàn phần, loại hẳn nhóm đồ công nghiệp ra. Rồi, chúng ta được ăn đa dạng thực phẩm, giúp cơ thể có nhiều sức sống. Trong nhóm thức ăn đó, thực vật là chính và nhóm rau là quan trọng nhất. Gen khác nhau nên người ăn chay - ăn mặn khác nhau ở nhóm chất đạm. Những người ăn chay lấy toàn bộ chất đạm từ nhóm đậu, hạt và không ăn động vật. Còn người ăn mặn thì lấy chất đạm từ đậu, thịt, cá, trứng.
Cốt lõi là quay về lắng nghe cơ thể. Tôi rất khuyến khích những người nào ăn chay mà cảm thấy cơ thể khoẻ mạnh - đó là chế độ ăn hiền lành vì tốt cho sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Người ta đã làm rất nhiều thí nghiệm và chỉ ra rằng chỉ cần ăn chay với các thực phẩm tự nhiên toàn phần trong vòng 2 tuần thôi đã có thể đảo ngược rất nhiều bệnh mãn tính mà thuốc tây phải "bó tay".
Dưới quan sát của chị, người Việt có thói quen ăn uống đúng và khoa học không?
Chế độ ăn truyền thống của người vốn Việt rất khoa học bởi vì ông bà chúng ta ăn nhiều rau, cá và ăn gạo sát dối vốn là ngũ cốc nguyên cám. Tuy nhiên chế độ ăn của người Việt ngày nay, đặc biệt dân cư ở thành phố đã thay đổi, hiện đại hoá theo xu hướng càng ngày càng hại sức khoẻ hơn. Người thành phố không ăn đủ rau và ăn rất ít nhóm hạt, như hạt bí, hạt hướng dương, hạt vừng – nhóm hạt vốn cung cấp rất nhiều kẽm và chất béo tốt. Thói quen này khiến cho gần 50% trẻ em tiểu học ở thành phố đang thiếu kẽm dẫn tới việc không thể phát triển tối ưu sức khoẻ. Trong khi đó, chúng ta đang thừa những nhóm thực phẩm kém phẩm chất, thừa năng lượng và không có trong dinh dưỡng ví dụ như nước ngọt. Ngay trong mâm cơm chúng ta đang ăn có quá nhiều thịt, sữa và tinh bột tinh luyện như cơm gạo trắng, bánh mì trắng, chưa kể tới đồ ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo rất có hại cho sức khoẻ.
Một số bạn trẻ chủ yếu ăn để thoả mãn vị giác, không quan tâm nhiều tới dinh dưỡng, chị nghĩ sao?
Đó là một sai lầm trong giáo dục của chúng ta bởi vì khi đi học chúng ta được dạy đủ thứ nhưng có một thứ mỗi ngày chúng ta làm 3 lần đó là ĂN thì hoàn toàn không được học, cho nên khi lớn lên chúng ta mắc nhiều sai lầm trong ăn uống, đặc biệt là quảng cáo tràn lan khiến chúng ta thêm mắc sai lầm.
Ngành kỹ nghệ thực phẩm đã khai thác được đặc điểm trong não của chúng ta là nghiện vị ngọt, nghiện đường, nghiện sữa; còn lưỡi của chúng ta lại rất thích bộ ba "bom tấm" là vị ngọt - mặn - béo. Cho nên họ thiết kế ra những thực phẩm công nghiệp có khả năng thoả mãn vị giác và gây nghiện. Chúng ta thấy có những thực phẩm đồ ăn nhanh hay đồ công nghiệp, rất dễ gây nghiện và hại sức khoẻ, đặc biệt gây hại đối với giới trẻ vì nó "tạo điều kiện" mắc các bệnh mãn tính sau này.
Sống xanh thì phải có tiền, điển hình là sản phẩm organic luôn có giá cả nhỉnh hơn sản phẩm thông thường, lập luận này có đúng không?
Thực phẩm organic phải có giá cao hơn sản phẩm thông thường vì người ta phải đầu tư rất nhiều mới đạt chuẩn. Nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi là tại sao bây giờ lại xuất hiện thực phẩm organic? Ngày xưa ông bà chúng ta làm nông, hầu hết thực phẩm đều là organic mà không cần ai chứng nhận, bởi ông bà chúng ta không dùng phân hoá học, không dùng thuốc trừ sâu hoá học. Trong khi sống ở thời hiện đại, chúng ta phải đối mặt với việc sử dụng chất hoá học quá nhiều trong nông nghiệp. Mà thực phẩm organic không phải là lựa chọn duy nhất để thực hành sống xanh, thậm chí cũng chưa chắc đó là lựa chọn tốt nhất vì thực phẩm organic cũng không đủ cho chúng ta ăn đâu. Chúng ta chỉ cần chọn những thực phẩm có nguồn gốc như ở trong siêu thị, đã là tốt rồi, và nếu biết thêm về những người nuôi trồng có tâm thì lại càng tuyệt vời hơn nữa.
Con người hiện tại lười tập thể dục có đúng không?
Đúng! Ngày xưa ông bà chúng ta không cần dùng chữ "tập thể dục" nhưng họ đã vận động đủ. Loài người chúng ta là động vật phải không nào? Và nếu không "động" thì hẳn nhiên sẽ sinh bệnh!
Làm thế nào để vận động đúng? Đó là những hoạt động vừa sức thoả mãn 3 điều kiện: làm cho tim mình đập nhanh hơn, người mình nóng lên và hít thở được nhiều oxy hơn. Cho nên không nêntập quá sức, không nhất thiết phải dành quá nhiều thời gian ở phòng gym. Trong ngày chỉ cần 5 phút đi bộ nhanh, chơi đùa với con trẻ hay làm vườn… Những vận động nhỏ trong ngày cộng lại thành 30 phút, hoặc 1 tiếng, đã là rất tốt cho sức khoẻ rồi.
Đó là vấn đề vận động, vậy còn vấn đề cân bằng trong tinh thần thì sao?
Để đạt được cân bằng trong tinh thần thì đầu tiên phải hiểu như thế nào là sự cân bằng.
Có 4 yếu tố chính tạo thành "vòng tròn cuộc sống"- ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, hạnh phúc của chúng ta: Thứ nhất là sức khoẻ về thể chất, thứ hai là sự nghiệp, thứ ba là các mối quan hệ trong nhà, ngoài phố trên công ty và thứ tư là sức khoẻ tinh thần, hay còn gọi là tâm thức.
Khi chúng ta hạnh phúc, cơ thể sẽ tiết ra những hocmon hạnh phúc có khả năng nuôi dưỡng tế bào, khiến chúng ta khoẻ mạnh. Ngược lại, khi chúng ta bị căng thẳng, không hài lòng, bị stress thì cơ thể sẽ tiết ra các hocmon độc hại khiến tế bào phát triển không lành mạnh. Đánh giá 4 yếu tố đó, chúng ta ưu tiên nên chăm sóc vấn đề nào, vấn đề nào đang yếu để điều chỉnh, cân bằng trở lại. Rất có thể, trong hiện tại, chỉ mất cân bằng một điểm nhưng để về lâu về dài nó sẽ khiến cho vòng tròn của chúng ta bị yếu đi.
Thiền có phải là giải pháp hữu hiệu trong cân bằng tinh thần?
Đúng vậy! Thiền giúp chúng ta cải thiện mọi mặt trong cuộc sống Để cải thiện từng mặt trong cuộc số chúng ta phải học nhiều kỹ năng đểgiúp thăng tiến trong sự nghiệp, kỹ năng nuôi dưỡng các mối quan hệ, chăm sóc sức khoẻ thể chất bằng dinh dưỡng đúng và bằng thể dục đúng, tư duy tích cực chăm sóc sức khoẻ tinh thần.
Tuy nhiên cái hay của Thiền ở chỗ, đây là một trong những công cụ giúp ta chăm sóc ngay tức thời, hiệu quả tất cả các mặt cùng một lúc vì nó giúp đánh thức khả năng nhận biết, quan sát suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Từ đó chúng ta nhận ra rằng "À, hoá ra những suy nghĩ và cảm xúc này không phải là mình" và mình hoàn toàn có quyền quyết định có để nó điều khiển mình hay không. Từ đó chúng ta có thể làm chủ được suy nghĩ, cảm xúc và đưa ra những quyết định đúng đắn để chăm sóc tất cả các mặt trong cuộc sống.
Theo chị, dưỡng chất và dưỡng tâm cái nào quan trọng và cần được đầu tư hơn?
Cả dưỡng chất và dưỡng tâm đều quan trọng vì nó tương tác với nhau liên tục. Thử tưởng tượng nếu như chúng ta dưỡng tâm thôi mà không dưỡng chất, ăn uống không đúng, không tập thể dục thì liệu cơ thể này có còn sống được bao nhiêu lâu để có thể dưỡng tâm? Hoặc nếu chỉ chăm chăm ăn uống, tập thể dục thôi nhưng không biết cách dưỡng tâm thì chúng ta sẽ thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng –tạo nên một môi trường độc hại cho tế bào của mình sinh bệnh.
Những điều quan trọng gì để có một lối sống lành mạnh, theo nhìn nhận của chị?
Để có được lối sống lành mạnh, đầu tiên, chúng ta phải học hỏi, tìm hiểu điều gì mang tới sức khoẻ và bình an nội tâm bền vững. Khi nắm được những yếu tố ảnh hưởng, chúng ta sẽ học được những kỹ năng giúp chăm sóc vòng tròn cuộc sống của mình một cách tốt nhất. Đặc biệt thiền là bộ môn tôi khuyến khích bất kỳ lứa tuổi nào cũng nên tìm hiểu và thực hành, càng sớm càng tốt. Bởi vì thiền mở bung khả năng mà ông trời dành cho mình, giúp mình có thể tiếp cận, khai thác, phát huy đượctiềm năng của mình trong mối liên hệ rất hài hoà với nội tâm, bản thế và môi trường xung quanh.
Giữa tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, ở góc độ chuyên gia, lời khuyên của chị về cách chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ dành cho mọi người?
Tôi nghĩ có một cách rất hay là thay vì chúng ta cứ ngồi đấy lo lắng, sợ hãi về những điều bất định như khi nào thì có Vaccine, khi nào thì hết dịch thì nên chăng chúng ta hãy biến khoảng thời gian này thành một cơ hội quay vào bên trong và tìm hiểu con người mình; ông trời sinh ra mình và đã lập trình gen gì trong cơ thể mình? Mình có sở thích và sở trường gì, và làm thế nào để biến sở trường ấy thành hoạt động giúp ích cho sức khoẻ và bình an nội tâm. Từ bản thân mình, lan toả sang cho những người xung quanh nguồn năng lượng tích cực, xây dựng một cộng đồng hoà ái, sống khoẻ mạnh, sống xanh, giúp kết nối với môi trường và bảo vệ môi trường bền vững.
Từ đó chúng ta cũng nhận ra được một điều rất kỳ diệu: Thật ra chúng ta là một tế bào trên cơ thể mẹ thiên nhiên, chúng ta đến từ thiên nhiên, sống một khoảng thời gian khoảng 100 năm rồi lại quay trở lại thiên nhiên. Khi chúng ta chăm sóc tốt nhất một tế bào là cá nhân mình, thì cơ thể của mẹ thiên nhiên cũng sẽ được chữa lành và khoẻ mạnh.
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này!
Các chuyên gia dự đoán béo phì sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ung thư: Kiểm soát tốt điều này là cách dự phòng bệnh rất quan trọng
Trí Thức Trẻ
Link bài gốc: Health Coach Trần Lan Hương: Bộ ba "bom tấn" NGỌT, MẶN, BÉO trong thức ăn đang âm thầm "ĐÁNH THUỐC MÊ" lên vị giác và não bộ của chúng ta
Theo chị thế nào là sống xanh?
Sống xanh là một lối sống giúp chúng ta đạt đến sức khoẻ toàn diện và sự bình an nội tâm bền vững.
Sống xanh bao gồm những yếu tố gì, thưa chị?
Tôi muốn kể cho các bạn nghe một thí nghiệm của tiến sĩ Bruce Lipton thuộc đại học Stanford Mĩ. Năm 1967, ông làm thí nghiệm nhân bản tế bào gốc. Ông muốn biết xem tại sao từ một tế bào gốc với một bộ gen duy nhất đến một giai đoạn nào đó trong bào thai chúng lại phát triển biệt hoá thành tế bào cơ, tế bào da, tế bào xương khác nhau như vậy. Ông nuôi cấy tế bào gốc trong các đĩa khác nhau và phát hiện ra rằng chỉ cần thay đổi môi trường nuôi cấy tế bào thì từ một bộ gen duy nhất đó, nó có thể phát triển và biệt hoá thành các tế bào khác nhau. Điều đó chứng tỏ chính môi trường nuôi cấy đã quyết định sự hình thành của từng loại tế bào.
Sống xanh, tôi nghĩ đó là lối sống làm cho tế bào của chúng ta phát triển khoẻ mạnh, làm cho chúng ta có sức khoẻ và bình an nội tâm, tạo nên một môi trường tốt nhất cho sức khoẻ toàn diện.
Sống xanh bao gồm những gì? Nó bao gồm dinh dưỡng đúng, vận động đúng, kiểm soát sự căng thẳng và hạn chế độc tố từ môi trường. Khi chúng ta thực hành lối sống xanh một cách bền vững cho bản thân mình cũng bảo vệ môi trường một cách bền vững.
Tại sao chúng ta lại có xu hướng quan tâm đến sống xanh?
Loài người đã nhận ra rằng nếu như chúng ta tiếp tục duy trì lối sống cũ thì không những tàn phá sức khoẻ của cá nhân mình mà còn phá huỷ môi trường và hành tinh chúng ta đang sống. Chúng ta bắt buộc phải thay đổi!
Theo chị "sống xanh" là trào lưu nhất thời hay thái độ sống bền vững?
Nó đang là trào lưu nhưng cũng sẽ hình thành thái độ sống bền vững bởi vì nếu có ai bắt đầu với lối sống xanh và có những trải nghiệm thực sự trên cơ thể mình thì sẽ không bao giờ muốn quay về lối sống cũ nữa. Bởi vì bạn thấy mình thay đổi, khoẻ mạnh hơn, tinh thần lạc quan hơn, bình an nội tâm nhiều hơn, tốt cho cộng đồng, tốt cho môi trường thì tại sao lại quay về lối sống cũ!?
Đa số ý kiến cho rằng sống xanh là ăn chay, ý thức hơn là tập thể dục, điều này có đúng không?
Nhận định này chưa chính xác, chưa đầy đủ. Đó là cái chúng ta có thể dễ thấy nhìn từ bên ngoài và có thể gây hiểu lầm.
Chưa đầy đủ bởi vì rõ ràng dinh dưỡng và tập thể dục mới chỉ là hai trong ít nhất bốn yếu tố hình thành nên lối sống xanh, đúng không? Chúng ta còn có kiểm soát căng thẳng và hạn chế độc tố môi trường nữa.
Cũng chưa hẳn chính xác, vì có người ăn chay nhưng mà ăn chay không xanh, ăn chay toàn đồ công nghiệp, đồ chay giả mặn hoặc ăn không đủ độ đa dạng, ăn quá nhiều nhóm thực phẩm nào đó ví dụ như tinh bột chẳng hạn mà lại không chịu ăn hoa quả hay rau. Rồi tập thể dục nhưng tập không xanh ví dụ như tập quá sức chẳng hạn…
Đâu là những ngộ nhận mà mọi người thường gặp cho rằng là sống xanh?
Ngộ nhận sống xanh, chúng ta chỉ thực hành một góc rất nhỏ của lối sống đấy và tập trung vào đó, quên những mảng khác trong cuộc đời. Ví dụ chỉ tập trung bảo vệ môi trường bên ngoài nhưng lại quên mất bảo vệ môi trường bên trong của mình, như thay đổi ăn uống sao cho nó đúng hoặc vận động thể dục, tư duy tích cực chẳng hạn.
Theo chị, thế nào là dinh dưỡng đúng?
Dinh dưỡng đúng là dinh dưỡng thoả mãn ít nhất là 4 nguyn tắc cơ bản:
Thứ nhất: Thực phẩm tự nhiên toàn phần
Thứ hai: Đa dạng
Thứ ba: Rau là chính
Thứ tư: Lắng nghe cơ thể của chính mình
Chị có thể giải thích rõ hơn về khái niệm "Thực phẩm tự nhiên toàn phần" được không?
Thực phẩm tự nhiên toàn phần là thực phẩm mẹ thiên nhiên làm ra như thế nào thì mình ăn đúng như vậy. Mẹ thiên nhiên làm ra củ cà rốt thì mình ăn nguyên vẹn củ cà rốt, chứ không phải ăn những thứ chiết xuất, tổng hợp hay tinh luyện từ củ cà rốt người ta đưa vào thực phẩm công nghiệp. Tóm lại mình hãy ăn những thực phẩm thật, thực phẩm chạy thẳng từ đất lên đĩa, ít hoặc không bị đi qua máy móc, hoặc chỉ sơ chế rất nhanh thì nó sẽ bảo tồn các dưỡng chất tốt nhất. Còn nếu chúng ta ăn thực phẩm đi qua chế biến quá nhiều, đồ công nghiệp chẳng hạn, sẽ làm biến chất các chất dinh dưỡng.
Chúng ta thử tưởng tượng cơ thể của mình được mẹ thiên nhiên thiết kế 2 triệu năm nay, và đã được thiết kế để nhận diện, hấp thụ những dưỡng chất tự nhiên, nguyên vẹn một cách dễ dàng nhất. Nếu như chúng ta ăn phải đồ công nghiệp thì sẽ rất vất vả để thải độc.
Ăn chay và ăn mặn, phương pháp nào tốt hơn?
Muốn biết ăn chay và ăn mặn cái nào tốt hơn thì phải quay về lắng nghe cơ thể bởi chúng ta khác nhau về bộ gen, khác nhau về sở thích ăn uống và nhu cầu năng lượng.
Tôi nghĩ câu hỏi quan trọng hơn khi lựa chọn ăn chay hay ăn mặn, đó là, đầu tiên, chúng ta phải được ăn những thực phẩm tự nhiên toàn phần, loại hẳn nhóm đồ công nghiệp ra. Rồi, chúng ta được ăn đa dạng thực phẩm, giúp cơ thể có nhiều sức sống. Trong nhóm thức ăn đó, thực vật là chính và nhóm rau là quan trọng nhất. Gen khác nhau nên người ăn chay - ăn mặn khác nhau ở nhóm chất đạm. Những người ăn chay lấy toàn bộ chất đạm từ nhóm đậu, hạt và không ăn động vật. Còn người ăn mặn thì lấy chất đạm từ đậu, thịt, cá, trứng.
Cốt lõi là quay về lắng nghe cơ thể. Tôi rất khuyến khích những người nào ăn chay mà cảm thấy cơ thể khoẻ mạnh - đó là chế độ ăn hiền lành vì tốt cho sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Người ta đã làm rất nhiều thí nghiệm và chỉ ra rằng chỉ cần ăn chay với các thực phẩm tự nhiên toàn phần trong vòng 2 tuần thôi đã có thể đảo ngược rất nhiều bệnh mãn tính mà thuốc tây phải "bó tay".
Dưới quan sát của chị, người Việt có thói quen ăn uống đúng và khoa học không?
Chế độ ăn truyền thống của người vốn Việt rất khoa học bởi vì ông bà chúng ta ăn nhiều rau, cá và ăn gạo sát dối vốn là ngũ cốc nguyên cám. Tuy nhiên chế độ ăn của người Việt ngày nay, đặc biệt dân cư ở thành phố đã thay đổi, hiện đại hoá theo xu hướng càng ngày càng hại sức khoẻ hơn. Người thành phố không ăn đủ rau và ăn rất ít nhóm hạt, như hạt bí, hạt hướng dương, hạt vừng – nhóm hạt vốn cung cấp rất nhiều kẽm và chất béo tốt. Thói quen này khiến cho gần 50% trẻ em tiểu học ở thành phố đang thiếu kẽm dẫn tới việc không thể phát triển tối ưu sức khoẻ. Trong khi đó, chúng ta đang thừa những nhóm thực phẩm kém phẩm chất, thừa năng lượng và không có trong dinh dưỡng ví dụ như nước ngọt. Ngay trong mâm cơm chúng ta đang ăn có quá nhiều thịt, sữa và tinh bột tinh luyện như cơm gạo trắng, bánh mì trắng, chưa kể tới đồ ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo rất có hại cho sức khoẻ.
Một số bạn trẻ chủ yếu ăn để thoả mãn vị giác, không quan tâm nhiều tới dinh dưỡng, chị nghĩ sao?
Đó là một sai lầm trong giáo dục của chúng ta bởi vì khi đi học chúng ta được dạy đủ thứ nhưng có một thứ mỗi ngày chúng ta làm 3 lần đó là ĂN thì hoàn toàn không được học, cho nên khi lớn lên chúng ta mắc nhiều sai lầm trong ăn uống, đặc biệt là quảng cáo tràn lan khiến chúng ta thêm mắc sai lầm.
Ngành kỹ nghệ thực phẩm đã khai thác được đặc điểm trong não của chúng ta là nghiện vị ngọt, nghiện đường, nghiện sữa; còn lưỡi của chúng ta lại rất thích bộ ba "bom tấm" là vị ngọt - mặn - béo. Cho nên họ thiết kế ra những thực phẩm công nghiệp có khả năng thoả mãn vị giác và gây nghiện. Chúng ta thấy có những thực phẩm đồ ăn nhanh hay đồ công nghiệp, rất dễ gây nghiện và hại sức khoẻ, đặc biệt gây hại đối với giới trẻ vì nó "tạo điều kiện" mắc các bệnh mãn tính sau này.
Sống xanh thì phải có tiền, điển hình là sản phẩm organic luôn có giá cả nhỉnh hơn sản phẩm thông thường, lập luận này có đúng không?
Thực phẩm organic phải có giá cao hơn sản phẩm thông thường vì người ta phải đầu tư rất nhiều mới đạt chuẩn. Nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi là tại sao bây giờ lại xuất hiện thực phẩm organic? Ngày xưa ông bà chúng ta làm nông, hầu hết thực phẩm đều là organic mà không cần ai chứng nhận, bởi ông bà chúng ta không dùng phân hoá học, không dùng thuốc trừ sâu hoá học. Trong khi sống ở thời hiện đại, chúng ta phải đối mặt với việc sử dụng chất hoá học quá nhiều trong nông nghiệp. Mà thực phẩm organic không phải là lựa chọn duy nhất để thực hành sống xanh, thậm chí cũng chưa chắc đó là lựa chọn tốt nhất vì thực phẩm organic cũng không đủ cho chúng ta ăn đâu. Chúng ta chỉ cần chọn những thực phẩm có nguồn gốc như ở trong siêu thị, đã là tốt rồi, và nếu biết thêm về những người nuôi trồng có tâm thì lại càng tuyệt vời hơn nữa.
Con người hiện tại lười tập thể dục có đúng không?
Đúng! Ngày xưa ông bà chúng ta không cần dùng chữ "tập thể dục" nhưng họ đã vận động đủ. Loài người chúng ta là động vật phải không nào? Và nếu không "động" thì hẳn nhiên sẽ sinh bệnh!
Làm thế nào để vận động đúng? Đó là những hoạt động vừa sức thoả mãn 3 điều kiện: làm cho tim mình đập nhanh hơn, người mình nóng lên và hít thở được nhiều oxy hơn. Cho nên không nêntập quá sức, không nhất thiết phải dành quá nhiều thời gian ở phòng gym. Trong ngày chỉ cần 5 phút đi bộ nhanh, chơi đùa với con trẻ hay làm vườn… Những vận động nhỏ trong ngày cộng lại thành 30 phút, hoặc 1 tiếng, đã là rất tốt cho sức khoẻ rồi.
Đó là vấn đề vận động, vậy còn vấn đề cân bằng trong tinh thần thì sao?
Để đạt được cân bằng trong tinh thần thì đầu tiên phải hiểu như thế nào là sự cân bằng.
Có 4 yếu tố chính tạo thành "vòng tròn cuộc sống"- ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, hạnh phúc của chúng ta: Thứ nhất là sức khoẻ về thể chất, thứ hai là sự nghiệp, thứ ba là các mối quan hệ trong nhà, ngoài phố trên công ty và thứ tư là sức khoẻ tinh thần, hay còn gọi là tâm thức.
Khi chúng ta hạnh phúc, cơ thể sẽ tiết ra những hocmon hạnh phúc có khả năng nuôi dưỡng tế bào, khiến chúng ta khoẻ mạnh. Ngược lại, khi chúng ta bị căng thẳng, không hài lòng, bị stress thì cơ thể sẽ tiết ra các hocmon độc hại khiến tế bào phát triển không lành mạnh. Đánh giá 4 yếu tố đó, chúng ta ưu tiên nên chăm sóc vấn đề nào, vấn đề nào đang yếu để điều chỉnh, cân bằng trở lại. Rất có thể, trong hiện tại, chỉ mất cân bằng một điểm nhưng để về lâu về dài nó sẽ khiến cho vòng tròn của chúng ta bị yếu đi.
Thiền có phải là giải pháp hữu hiệu trong cân bằng tinh thần?
Đúng vậy! Thiền giúp chúng ta cải thiện mọi mặt trong cuộc sống Để cải thiện từng mặt trong cuộc số chúng ta phải học nhiều kỹ năng đểgiúp thăng tiến trong sự nghiệp, kỹ năng nuôi dưỡng các mối quan hệ, chăm sóc sức khoẻ thể chất bằng dinh dưỡng đúng và bằng thể dục đúng, tư duy tích cực chăm sóc sức khoẻ tinh thần.
Tuy nhiên cái hay của Thiền ở chỗ, đây là một trong những công cụ giúp ta chăm sóc ngay tức thời, hiệu quả tất cả các mặt cùng một lúc vì nó giúp đánh thức khả năng nhận biết, quan sát suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Từ đó chúng ta nhận ra rằng "À, hoá ra những suy nghĩ và cảm xúc này không phải là mình" và mình hoàn toàn có quyền quyết định có để nó điều khiển mình hay không. Từ đó chúng ta có thể làm chủ được suy nghĩ, cảm xúc và đưa ra những quyết định đúng đắn để chăm sóc tất cả các mặt trong cuộc sống.
Theo chị, dưỡng chất và dưỡng tâm cái nào quan trọng và cần được đầu tư hơn?
Cả dưỡng chất và dưỡng tâm đều quan trọng vì nó tương tác với nhau liên tục. Thử tưởng tượng nếu như chúng ta dưỡng tâm thôi mà không dưỡng chất, ăn uống không đúng, không tập thể dục thì liệu cơ thể này có còn sống được bao nhiêu lâu để có thể dưỡng tâm? Hoặc nếu chỉ chăm chăm ăn uống, tập thể dục thôi nhưng không biết cách dưỡng tâm thì chúng ta sẽ thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng –tạo nên một môi trường độc hại cho tế bào của mình sinh bệnh.
Những điều quan trọng gì để có một lối sống lành mạnh, theo nhìn nhận của chị?
Để có được lối sống lành mạnh, đầu tiên, chúng ta phải học hỏi, tìm hiểu điều gì mang tới sức khoẻ và bình an nội tâm bền vững. Khi nắm được những yếu tố ảnh hưởng, chúng ta sẽ học được những kỹ năng giúp chăm sóc vòng tròn cuộc sống của mình một cách tốt nhất. Đặc biệt thiền là bộ môn tôi khuyến khích bất kỳ lứa tuổi nào cũng nên tìm hiểu và thực hành, càng sớm càng tốt. Bởi vì thiền mở bung khả năng mà ông trời dành cho mình, giúp mình có thể tiếp cận, khai thác, phát huy đượctiềm năng của mình trong mối liên hệ rất hài hoà với nội tâm, bản thế và môi trường xung quanh.
Giữa tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, ở góc độ chuyên gia, lời khuyên của chị về cách chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ dành cho mọi người?
Tôi nghĩ có một cách rất hay là thay vì chúng ta cứ ngồi đấy lo lắng, sợ hãi về những điều bất định như khi nào thì có Vaccine, khi nào thì hết dịch thì nên chăng chúng ta hãy biến khoảng thời gian này thành một cơ hội quay vào bên trong và tìm hiểu con người mình; ông trời sinh ra mình và đã lập trình gen gì trong cơ thể mình? Mình có sở thích và sở trường gì, và làm thế nào để biến sở trường ấy thành hoạt động giúp ích cho sức khoẻ và bình an nội tâm. Từ bản thân mình, lan toả sang cho những người xung quanh nguồn năng lượng tích cực, xây dựng một cộng đồng hoà ái, sống khoẻ mạnh, sống xanh, giúp kết nối với môi trường và bảo vệ môi trường bền vững.
Từ đó chúng ta cũng nhận ra được một điều rất kỳ diệu: Thật ra chúng ta là một tế bào trên cơ thể mẹ thiên nhiên, chúng ta đến từ thiên nhiên, sống một khoảng thời gian khoảng 100 năm rồi lại quay trở lại thiên nhiên. Khi chúng ta chăm sóc tốt nhất một tế bào là cá nhân mình, thì cơ thể của mẹ thiên nhiên cũng sẽ được chữa lành và khoẻ mạnh.
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này!
Các chuyên gia dự đoán béo phì sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ung thư: Kiểm soát tốt điều này là cách dự phòng bệnh rất quan trọng
Trí Thức Trẻ
Link bài gốc: Health Coach Trần Lan Hương: Bộ ba "bom tấn" NGỌT, MẶN, BÉO trong thức ăn đang âm thầm "ĐÁNH THUỐC MÊ" lên vị giác và não bộ của chúng ta
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
- Thread starter TanThinhPhat2
- Ngày bắt đầu
"Chìa khóa" giúp ngân hàng, doanh nghiệp cạnh tranh...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
1 loại củ là “nhân sâm trắng”, người Nhật coi như...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Health Park Holding: Hệ sinh thái thương hiệu toàn...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Health Park Đồng Trúc chính thức ra mắt, bắt kịp xu...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Parent coach Linh Phan: Thay vì phê bình "Con hư...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu