TIN MỚI
Bố tôi ở Hà Nội. Năm nay ông 60 tuổi, quản lý tài chính cho một tập đoàn khá lớn, sắp về hưu, lần đầu tiên trải nghiệm cái gọi là “làm việc từ xa”. Vài lần gọi điện về cho ông qua facetime, tôi thấy ông kêu ông thật sự gặp khó khăn khi ngồi ở nhà làm việc, dù cũng chẳng vướng bận gì. Có bữa, 8h tối, ông nói vẫn đang xử lý nốt việc, chưa được ăn cơm.
Bố tôi không phải người duy nhất lúng túng với cách thức làm việc mới này. Nhiều người trẻ hơn cũng không quen được. Tôi nghĩ sẽ không dễ dàng, nhất là khi người ta không chuẩn bị tâm thế để sẵn sàng với chuyện làm việc từ xa, cũng như không có một số kỹ năng cần thiết để không cần tới văn phòng & không chịu sự quản thúc từ ai mà vẫn tự giác làm việc hiệu quả.
Làm việc từ xa có thể trở thành một hình thức mặc định
Những nhân viên đột nhiên phải làm việc tại nhà đang trải qua những sự thay đổi phong cách làm việc đòi hỏi họ linh hoạt với lịch trình và linh động trong công việc rất nhiều. Có thể nhiều người sẽ thích làm việc từ xa và khi suy thoái xảy ra, nhiều công ty khó khăn có thể sẽ tận dụng sự ưu tiên mới này.
Công nghệ để làm việc từ xa sẽ phát triển hơn, có thể không chỉ dừng lại ở những cuộc họp trực tuyến. Việc hạn chế đi lại và cách ly bắt buộc với người nước ngoài vào một số quốc gia nhất định cũng sẽ tạo thêm căng thẳng cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào kinh doanh du lịch.
Và biết đâu, một cuộc di dân mới của những “cổ cồn trắng” từ các thành phố lớn về các tỉnh thành nhỏ hơn sẽ bắt đầu. Vì một khi các công việc từ xa được chấp nhận, những người này sẽ không dại gì mà không chuyển ra khỏi những đô thị dày đặc người và khói bụi để có nhiều không gian với thiên nhiên hơn, cũng như chi phí sinh hoạt thấp hơn mà vẫn có thể làm việc.
Khủng hoảng: cơ hội & sự trỗi dậy của lực lượng lao động tự do
Khủng hoảng là thời gian tồi tệ, nhưng cũng là một dấu mốc tuyệt vời. Trong hỗn loạn và sa sút, rất nhiều sự thay đổi, sáng tạo và cả những sáng kiến đã ra đời.
Dù rằng khủng hoảng kinh tế đã tàn phá và làm thiệt hại về mặt kinh tế, xã hội nhưng chúng cũng làm phát sinh một vòng cải tiến công nghệ mang tính đột phá. Có một sự tăng trưởng đột biến các loại bằng sáng chế sau cuộc khủng hoảng và suy thoái năm 1783 – và những thập kỷ tiếp theo thế giới chứng kiến sự phát triển của những cải tiến về công nghệ như bóng đèn, máy ghi âm, điện thoại và cả những đổi mới trong hệ thống năng lượng điện, điện thoại và các hệ thống giao thông đô thị như là tàu điện, cáp treo, tàu điện ngầm…
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nước Mỹ ra đời thêm 550,000 doanh nghiệp và các dự án kinh doanh. Cũng trong đợt suy thoái này, nhiều doanh nghiệp đã phá sản sau nhiều nỗ lực cắt giảm chi phí.
Ở thời điểm đó, nhiều người đã chọn làm công việc tự do hoặc làm gì đó từ xa, thay vì phụ thuộc hay phải tới một doanh nghiệp nào đó để làm việc. Nhưng đại dịch Covid-19 thì được dự đoán sẽ lâu hơn khủng hoảng năm 2008 và hiện tại tốc độ mất việc của nhiều người nhanh tới chóng mặt, dù việc sa thải hay cắt giảm lương/nhân sự trong nhiều ngành nghề mới chỉ bắt đầu.
Tôi tự hỏi việc nhiều người bị mất việc làm có trở thành tiềm năng cho thị trường lao động tự do không? Họ làm việc tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội, sau đó phát hiện ra cũng hoàn toàn ổn khi làm việc từ xa, và nhìn thấy nhiều hơn những cơ hội mình đang có? Hoặc đôi khi, họ tìm thấy mình có thêm kỹ năng mới có thể hài hoà với nhu cầu của thị trường freelance hiện tại? Nhất là với những công việc liên quan tới viết, dịch thuật, sáng tạo?
Vì nhiều công ty phải cắt giảm, nhiều người bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc trên internet hơn. Có lẽ sẽ có một ngân sách quảng cáo đáng kể dành cho thị trường tự do cũng như các nền tảng dành cho công việc tự do (ví dụ như các trang web tuyển dụng chẳng hạn) trong thời gian tới.
Dù sao thì cũng mong các công việc mà trước đây người ta vẫn mặc định là tốt (có hợp đồng dài hạn, có lương thưởng tốt) không biến mất như giấy vệ sinh biến mất trong các kệ hàng ở siêu thị nước Úc thời gian trước.
Với những người làm việc từ xa hay tự do, nên chú ý những gì?
Nhu cầu nhiều hơn không có nghĩa là thù lao cao hơn. Khi mà tất cả trứng cùng trong một giỏ, cơ hội được chọn lựa cũng sẽ ít đi. Bạn phải thật sự chuyên nghiệp và có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm đủ hấp dẫn để biến mình thành một cái tên tiềm năng trên thị trường. Ai cũng trở thành dịch giả, cây viết, thiết kế, sáng tạo nội dung… thì rõ ràng sự cạnh tranh sẽ tăng lên và thù lao sẽ giảm bớt đi.
Tuy nhiên, đó cũng là một sự điều chỉnh phù hợp với tình hình khủng hoảng kinh tế, không thể tránh khỏi. Cơ bản là khách hàng họ cũng có ít ngân sách hơn khi phải cố gắng tồn tại và người làm việc tự do thì sẽ chấp nhận mức giá thấp hơn, ít nhất là trong một thời gian. Tất nhiên, xin lưu ý là không phải tất cả các khách hàng sẽ có ngân sách ít đi. Xin nhớ là một số ngành công nghiệp vẫn còn tăng trưởng bình thường thậm chí tăng vọt.
Có 4 tính chất mà người làm việc từ xa và cả làm việc tự do cần nắm bắt và trang bị được cho mình. Đó là:
1. Hoạt động chuyên nghiệp hơn
2. Linh hoạt hơn để kiên trì đối mặt với nghịch cảnh
3. Sáng tạo để tìm ra những hướng đi khác
4. Học hỏi những kỹ năng mới theo yêu cầu công việc và thị trường cần.
Thời gian này với tôi thật ra cũng không có gì quá đặc biệt. Tôi và chồng cùng 2 con trai đã ở nhà theo lệnh giãn cách xã hội được 5 tuần. Kỳ cục là thời điểm này tôi làm việc năng suất còn tăng 200%. Tôi viết lách và là một tư vấn phụ huynh chuyên nghiệp ở Nauy, làm việc tự đo đã 2 năm nay. Có lẽ vì thế, tôi không bị cú “shock” nào khi phải làm việc ở nhà hay từ xa.
Tôi nghĩ rằng, khoảng cách từ đại dịch là cơ hội mang chúng ta đến gần với nhau hơn. Những thay đổi khiến cho cuộc sống của chúng ta khó khăn hơn trong thời điểm này – thực ra cũng không phải là điều quá tệ. Với nhiều người, họ mất việc và đó là lúc họ cần có một sự thay đổi lớn hoặc can đảm để làm gì đó. Vì thế, sự thay đổi được đánh giá cao.
Cho dù có khó khăn tới đâu, thì thế giới này cũng sẽ luôn trao cho chúng ta cơ hội để làm điều gì đó mới. Nếu có thể thích nghi nhanh chóng, thì chúng ta có thể nhìn thấy tiềm năng ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất và tận dụng tối đa nó.
Đại dịch rồi cũng phải kết thúc. Chúng ta sẽ ra ngoài. Nhưng ở thời điểm này, chúng ta đang ở nhà và hãy suy nghĩ một cách tích cực về những gì chúng ta sẽ làm.
Hội "Ghét bếp, nghiện nhà" lên báo quốc tế: Ý tưởng độc đáo "khoe" thảm họa bếp núc để giải trí khi gần nửa thế giới phải ở nhà do đại dịch được đánh giá cao
Tổ quốc
Link bài gốc: Hậu đại dịch: Làm việc từ xa có thể là một hình thức mặc định và freelancer sẽ có thêm nhiều cơ hội trên thị trường?
Bố tôi ở Hà Nội. Năm nay ông 60 tuổi, quản lý tài chính cho một tập đoàn khá lớn, sắp về hưu, lần đầu tiên trải nghiệm cái gọi là “làm việc từ xa”. Vài lần gọi điện về cho ông qua facetime, tôi thấy ông kêu ông thật sự gặp khó khăn khi ngồi ở nhà làm việc, dù cũng chẳng vướng bận gì. Có bữa, 8h tối, ông nói vẫn đang xử lý nốt việc, chưa được ăn cơm.
Bố tôi không phải người duy nhất lúng túng với cách thức làm việc mới này. Nhiều người trẻ hơn cũng không quen được. Tôi nghĩ sẽ không dễ dàng, nhất là khi người ta không chuẩn bị tâm thế để sẵn sàng với chuyện làm việc từ xa, cũng như không có một số kỹ năng cần thiết để không cần tới văn phòng & không chịu sự quản thúc từ ai mà vẫn tự giác làm việc hiệu quả.
Làm việc từ xa có thể trở thành một hình thức mặc định
Những nhân viên đột nhiên phải làm việc tại nhà đang trải qua những sự thay đổi phong cách làm việc đòi hỏi họ linh hoạt với lịch trình và linh động trong công việc rất nhiều. Có thể nhiều người sẽ thích làm việc từ xa và khi suy thoái xảy ra, nhiều công ty khó khăn có thể sẽ tận dụng sự ưu tiên mới này.
Công nghệ để làm việc từ xa sẽ phát triển hơn, có thể không chỉ dừng lại ở những cuộc họp trực tuyến. Việc hạn chế đi lại và cách ly bắt buộc với người nước ngoài vào một số quốc gia nhất định cũng sẽ tạo thêm căng thẳng cho các ngành công nghiệp phụ thuộc vào kinh doanh du lịch.
Và biết đâu, một cuộc di dân mới của những “cổ cồn trắng” từ các thành phố lớn về các tỉnh thành nhỏ hơn sẽ bắt đầu. Vì một khi các công việc từ xa được chấp nhận, những người này sẽ không dại gì mà không chuyển ra khỏi những đô thị dày đặc người và khói bụi để có nhiều không gian với thiên nhiên hơn, cũng như chi phí sinh hoạt thấp hơn mà vẫn có thể làm việc.
Khủng hoảng: cơ hội & sự trỗi dậy của lực lượng lao động tự do
Khủng hoảng là thời gian tồi tệ, nhưng cũng là một dấu mốc tuyệt vời. Trong hỗn loạn và sa sút, rất nhiều sự thay đổi, sáng tạo và cả những sáng kiến đã ra đời.
Dù rằng khủng hoảng kinh tế đã tàn phá và làm thiệt hại về mặt kinh tế, xã hội nhưng chúng cũng làm phát sinh một vòng cải tiến công nghệ mang tính đột phá. Có một sự tăng trưởng đột biến các loại bằng sáng chế sau cuộc khủng hoảng và suy thoái năm 1783 – và những thập kỷ tiếp theo thế giới chứng kiến sự phát triển của những cải tiến về công nghệ như bóng đèn, máy ghi âm, điện thoại và cả những đổi mới trong hệ thống năng lượng điện, điện thoại và các hệ thống giao thông đô thị như là tàu điện, cáp treo, tàu điện ngầm…
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nước Mỹ ra đời thêm 550,000 doanh nghiệp và các dự án kinh doanh. Cũng trong đợt suy thoái này, nhiều doanh nghiệp đã phá sản sau nhiều nỗ lực cắt giảm chi phí.
Ở thời điểm đó, nhiều người đã chọn làm công việc tự do hoặc làm gì đó từ xa, thay vì phụ thuộc hay phải tới một doanh nghiệp nào đó để làm việc. Nhưng đại dịch Covid-19 thì được dự đoán sẽ lâu hơn khủng hoảng năm 2008 và hiện tại tốc độ mất việc của nhiều người nhanh tới chóng mặt, dù việc sa thải hay cắt giảm lương/nhân sự trong nhiều ngành nghề mới chỉ bắt đầu.
Tôi tự hỏi việc nhiều người bị mất việc làm có trở thành tiềm năng cho thị trường lao động tự do không? Họ làm việc tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội, sau đó phát hiện ra cũng hoàn toàn ổn khi làm việc từ xa, và nhìn thấy nhiều hơn những cơ hội mình đang có? Hoặc đôi khi, họ tìm thấy mình có thêm kỹ năng mới có thể hài hoà với nhu cầu của thị trường freelance hiện tại? Nhất là với những công việc liên quan tới viết, dịch thuật, sáng tạo?
Vì nhiều công ty phải cắt giảm, nhiều người bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc trên internet hơn. Có lẽ sẽ có một ngân sách quảng cáo đáng kể dành cho thị trường tự do cũng như các nền tảng dành cho công việc tự do (ví dụ như các trang web tuyển dụng chẳng hạn) trong thời gian tới.
Dù sao thì cũng mong các công việc mà trước đây người ta vẫn mặc định là tốt (có hợp đồng dài hạn, có lương thưởng tốt) không biến mất như giấy vệ sinh biến mất trong các kệ hàng ở siêu thị nước Úc thời gian trước.
Với những người làm việc từ xa hay tự do, nên chú ý những gì?
Nhu cầu nhiều hơn không có nghĩa là thù lao cao hơn. Khi mà tất cả trứng cùng trong một giỏ, cơ hội được chọn lựa cũng sẽ ít đi. Bạn phải thật sự chuyên nghiệp và có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm đủ hấp dẫn để biến mình thành một cái tên tiềm năng trên thị trường. Ai cũng trở thành dịch giả, cây viết, thiết kế, sáng tạo nội dung… thì rõ ràng sự cạnh tranh sẽ tăng lên và thù lao sẽ giảm bớt đi.
Tuy nhiên, đó cũng là một sự điều chỉnh phù hợp với tình hình khủng hoảng kinh tế, không thể tránh khỏi. Cơ bản là khách hàng họ cũng có ít ngân sách hơn khi phải cố gắng tồn tại và người làm việc tự do thì sẽ chấp nhận mức giá thấp hơn, ít nhất là trong một thời gian. Tất nhiên, xin lưu ý là không phải tất cả các khách hàng sẽ có ngân sách ít đi. Xin nhớ là một số ngành công nghiệp vẫn còn tăng trưởng bình thường thậm chí tăng vọt.
Có 4 tính chất mà người làm việc từ xa và cả làm việc tự do cần nắm bắt và trang bị được cho mình. Đó là:
1. Hoạt động chuyên nghiệp hơn
2. Linh hoạt hơn để kiên trì đối mặt với nghịch cảnh
3. Sáng tạo để tìm ra những hướng đi khác
4. Học hỏi những kỹ năng mới theo yêu cầu công việc và thị trường cần.
Thời gian này với tôi thật ra cũng không có gì quá đặc biệt. Tôi và chồng cùng 2 con trai đã ở nhà theo lệnh giãn cách xã hội được 5 tuần. Kỳ cục là thời điểm này tôi làm việc năng suất còn tăng 200%. Tôi viết lách và là một tư vấn phụ huynh chuyên nghiệp ở Nauy, làm việc tự đo đã 2 năm nay. Có lẽ vì thế, tôi không bị cú “shock” nào khi phải làm việc ở nhà hay từ xa.
Tôi nghĩ rằng, khoảng cách từ đại dịch là cơ hội mang chúng ta đến gần với nhau hơn. Những thay đổi khiến cho cuộc sống của chúng ta khó khăn hơn trong thời điểm này – thực ra cũng không phải là điều quá tệ. Với nhiều người, họ mất việc và đó là lúc họ cần có một sự thay đổi lớn hoặc can đảm để làm gì đó. Vì thế, sự thay đổi được đánh giá cao.
Cho dù có khó khăn tới đâu, thì thế giới này cũng sẽ luôn trao cho chúng ta cơ hội để làm điều gì đó mới. Nếu có thể thích nghi nhanh chóng, thì chúng ta có thể nhìn thấy tiềm năng ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất và tận dụng tối đa nó.
Đại dịch rồi cũng phải kết thúc. Chúng ta sẽ ra ngoài. Nhưng ở thời điểm này, chúng ta đang ở nhà và hãy suy nghĩ một cách tích cực về những gì chúng ta sẽ làm.
Hội "Ghét bếp, nghiện nhà" lên báo quốc tế: Ý tưởng độc đáo "khoe" thảm họa bếp núc để giải trí khi gần nửa thế giới phải ở nhà do đại dịch được đánh giá cao
Tổ quốc
Link bài gốc: Hậu đại dịch: Làm việc từ xa có thể là một hình thức mặc định và freelancer sẽ có thêm nhiều cơ hội trên thị trường?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Mang Thai Có Nâng Mũi Được Không? Những Lưu Ý Quan...
- Thread starter cachlamdaumuinholai
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng đua nhau cho khách vay trả nợ ngân hàng khác
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngân hàng "tranh" nhau cho khách vay trả nợ ngân...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đàn ông sau 50 tuổi vượt qua 3 ‘rào cản trường...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đua nhau báo lỗ, công ty tài chính đã hết thời?
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu