TIN MỚI
Thực tế cho thấy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, trước mỗi thông tin nâng cấp đơn hành chính ở đâu thì ngay lập tức giá đất tại đó có sự biến chuyển mạnh mẽ. Nhiều khu vực giá đã tăng ngay khi manh nha thông tin huyện lên quận, từ thị xã lên thành phố và đạt đỉnh vào thời điểm nhận quyết định chính thức.
Điển hình nhất có thể kể đến Sầm Sơn (Thanh Hóa), một trong những địa phương có mức tăng giá bất động sản phi mã sau khi lên thành phố vào năm 2017. Theo thống kê, giai đoạn từ năm 2018 đến 2020 giá bất động sản tại Sầm Sơn tăng bình quân mỗi năm 20 - 30%/mỗi m2. Nhưng đến năm 2021, giá bất động sản đã tăng đến 80% tùy khu vực, nhiều nơi giá đất nền đã chạm mức 200 triệu đồng/m2.
Hay như Hà Tiên (Kiên Giang), khi thị xã này chuyển lên thành phố vào năm 2018, giá đất nền ven biển đã tăng khoảng 30-40% lên mức 35-50 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí. Mức này đã tăng khá mạnh so với mức 15-20 triệu đồng/m2 khi Hà Tiên chưa lên thành phố cũng như khi chưa có nhiều dự án hạ tầng giao thông đi vào hoạt động.
Việc nâng cấp đơn vị hành chính không chỉ là lực đẩy của bất động sản vào thời điểm bình thường mà ngay trong giai đoạn dịch bệnh, thông tin tốt này khiến nhiều nhiều thị trường bất động sản dù đang lặng lẽ trong dịch bệnh vẫn bùng lên mạnh mẽ, đây cũng là động lực thúc đẩy nhà đầu tư tham gia thị trường ngay trong giai đoạn dịch bệnh.
Đầu năm 2021, Phú Quốc lên thành phố cũng là thời điểm thúc đẩy lượng quan tâm của nhà đầu tư tăng 30-40 ngay trong dịch Covid-19. Sau khi lên thành phố, hiện khu vực trung tâm thị trấn Dương Đông, giá nhà mặt tiền được sang tay với giá 70 – 140 triệu/m2. Khu vực Nam Đảo, đất biệt thự được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn cũng có giá 120 – 170 triệu/m2.
Ngoài Phú Quốc, hiện nay La Gi (tỉnh Bình Thuận) cũng đang trở thành khu vực được nhà đầu tư săn đón đầu quy hoạch của UBND tỉnh Bình Thuận, dự kiến năm 2021 thị xã La Gi sẽ phát triển lên thành phố, đến năm 2025, La Gi sẽ hình thành hàng loạt khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ, thể thao hiện đại…
Hiện giá bất động sản La Gi còn "mềm" khi dao động khoảng 25 – 45 triệu/m2. Các vị trí ven biển, thuận tiện kinh doanh, giá đạt mức 35 – 60 triệu/m2. Mặt bằng giá này thấp hơn nhiều so với giá bất động sản ven biển tại Phan Thiết, Mũi Né khi đạt đến ngưỡng 90 – 120 triệu/m2. Tại khu vực Hồ Tràm, đất nền ven biển mặt đường lớn đang được giao dịch với mức giá trên 100 triệu/m2.
Thậm chí, nếu so với các thị trường truyền thống Nha Trang, Đà Nẵng giá bất động sản La Gi chỉ còn thấp hơn nhiều. Tại Nha Trang, nhà mặt tiền đường Trần Phú được giao dịch ở mức 250 – 400 triệu/m2. Tại Đà Nẵng, bất động sản ven đường Bạch Đằng giáp sông Hàn có giá 200 – 300 triệu/m2. Nhà mặt tiền Trường Sa, Hoàng Sa được rao bán với mức giá 200 – 350 triệu/m2.
Theo dự báo, giá đất tại La Gi sẽ tiếp tục được thúc đẩy khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được thi công, dự kiến đi vào sử dụng cuối năm 2022. Ngoài ra, sân bay Phan Thiết dự kiến hoàn thành vào năm 2022 và sân bay quốc tế Long Thành với công suất 100 triệu hành khách/năm đã được khởi công sẽ mang hàng chục triệu du khách quốc tế và phía Bắc tiếp cận với La Gi trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh - Trưởng ban Nghiên cứu thị trường của Công ty cổ phần PropertyGuru về mặt lý thuyết quy hoạch giao thông hay việc quy hoạch việc một thị trấn, thị xã được phê duyệt lên thành phố sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản. Đây sẽ là làn gió mới để phát triển bất động sản, vì vậy việc tăng giá đất là chuyện tất yếu. Bởi tâm lý đầu tư đón đầu, đón sóng đã trở thành thông lệ của thị trường BĐS nước ta.
Tuy nhiên ông Quốc Anh cũng cảnh báo, dù ăn theo quy hoạch hạ tầng hay nâng cấp đơn vị hành chính nhưng không phải bất động sản nào cũng là sản phẩm tốt cho nhà đầu tư. Chỉ những sản phẩm ở mức giá còn thấp, pháp lý đầy đủ, được phát triển đồng bộ về thương mại, dịch vụ, giải trí và quy hoạch quy hoạch hạ tầng giao thông đảm bảo mới mang lại cơ hội tốt cho nhà đầu tư.
"Những yếu tố có thể kéo giá đất lên đơn cử như bùng nổ đầu tư hạ tầng, tốc độ đô thị hóa nhanh (gia tăng dân số), vận tải du khách bằng đa phương tiện, sự phát triển đồng bộ về thương mại, dịch vụ, giải trí... Nhưng để đạt được những tiêu chí trên, cần có một hành trình dài chuẩn bị và thực hiện trong nhiều năm chứ không thể có ngay một sớm một chiều. Chính vì thế đầu tư tại những vùng đất này nhà đầu tư xác định đầu tư lâu dài
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Giữa mùa dịch, có nên rót tiền vào bất động sản những vùng đất sắp được "lên đời" thành phố?
Thực tế cho thấy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, trước mỗi thông tin nâng cấp đơn hành chính ở đâu thì ngay lập tức giá đất tại đó có sự biến chuyển mạnh mẽ. Nhiều khu vực giá đã tăng ngay khi manh nha thông tin huyện lên quận, từ thị xã lên thành phố và đạt đỉnh vào thời điểm nhận quyết định chính thức.
Điển hình nhất có thể kể đến Sầm Sơn (Thanh Hóa), một trong những địa phương có mức tăng giá bất động sản phi mã sau khi lên thành phố vào năm 2017. Theo thống kê, giai đoạn từ năm 2018 đến 2020 giá bất động sản tại Sầm Sơn tăng bình quân mỗi năm 20 - 30%/mỗi m2. Nhưng đến năm 2021, giá bất động sản đã tăng đến 80% tùy khu vực, nhiều nơi giá đất nền đã chạm mức 200 triệu đồng/m2.
Hay như Hà Tiên (Kiên Giang), khi thị xã này chuyển lên thành phố vào năm 2018, giá đất nền ven biển đã tăng khoảng 30-40% lên mức 35-50 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí. Mức này đã tăng khá mạnh so với mức 15-20 triệu đồng/m2 khi Hà Tiên chưa lên thành phố cũng như khi chưa có nhiều dự án hạ tầng giao thông đi vào hoạt động.
Việc nâng cấp đơn vị hành chính không chỉ là lực đẩy của bất động sản vào thời điểm bình thường mà ngay trong giai đoạn dịch bệnh, thông tin tốt này khiến nhiều nhiều thị trường bất động sản dù đang lặng lẽ trong dịch bệnh vẫn bùng lên mạnh mẽ, đây cũng là động lực thúc đẩy nhà đầu tư tham gia thị trường ngay trong giai đoạn dịch bệnh.
Đầu năm 2021, Phú Quốc lên thành phố cũng là thời điểm thúc đẩy lượng quan tâm của nhà đầu tư tăng 30-40 ngay trong dịch Covid-19. Sau khi lên thành phố, hiện khu vực trung tâm thị trấn Dương Đông, giá nhà mặt tiền được sang tay với giá 70 – 140 triệu/m2. Khu vực Nam Đảo, đất biệt thự được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn cũng có giá 120 – 170 triệu/m2.
Ngoài Phú Quốc, hiện nay La Gi (tỉnh Bình Thuận) cũng đang trở thành khu vực được nhà đầu tư săn đón đầu quy hoạch của UBND tỉnh Bình Thuận, dự kiến năm 2021 thị xã La Gi sẽ phát triển lên thành phố, đến năm 2025, La Gi sẽ hình thành hàng loạt khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ, thể thao hiện đại…
Hiện giá bất động sản La Gi còn "mềm" khi dao động khoảng 25 – 45 triệu/m2. Các vị trí ven biển, thuận tiện kinh doanh, giá đạt mức 35 – 60 triệu/m2. Mặt bằng giá này thấp hơn nhiều so với giá bất động sản ven biển tại Phan Thiết, Mũi Né khi đạt đến ngưỡng 90 – 120 triệu/m2. Tại khu vực Hồ Tràm, đất nền ven biển mặt đường lớn đang được giao dịch với mức giá trên 100 triệu/m2.
Thậm chí, nếu so với các thị trường truyền thống Nha Trang, Đà Nẵng giá bất động sản La Gi chỉ còn thấp hơn nhiều. Tại Nha Trang, nhà mặt tiền đường Trần Phú được giao dịch ở mức 250 – 400 triệu/m2. Tại Đà Nẵng, bất động sản ven đường Bạch Đằng giáp sông Hàn có giá 200 – 300 triệu/m2. Nhà mặt tiền Trường Sa, Hoàng Sa được rao bán với mức giá 200 – 350 triệu/m2.
Theo dự báo, giá đất tại La Gi sẽ tiếp tục được thúc đẩy khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được thi công, dự kiến đi vào sử dụng cuối năm 2022. Ngoài ra, sân bay Phan Thiết dự kiến hoàn thành vào năm 2022 và sân bay quốc tế Long Thành với công suất 100 triệu hành khách/năm đã được khởi công sẽ mang hàng chục triệu du khách quốc tế và phía Bắc tiếp cận với La Gi trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh - Trưởng ban Nghiên cứu thị trường của Công ty cổ phần PropertyGuru về mặt lý thuyết quy hoạch giao thông hay việc quy hoạch việc một thị trấn, thị xã được phê duyệt lên thành phố sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản. Đây sẽ là làn gió mới để phát triển bất động sản, vì vậy việc tăng giá đất là chuyện tất yếu. Bởi tâm lý đầu tư đón đầu, đón sóng đã trở thành thông lệ của thị trường BĐS nước ta.
Tuy nhiên ông Quốc Anh cũng cảnh báo, dù ăn theo quy hoạch hạ tầng hay nâng cấp đơn vị hành chính nhưng không phải bất động sản nào cũng là sản phẩm tốt cho nhà đầu tư. Chỉ những sản phẩm ở mức giá còn thấp, pháp lý đầy đủ, được phát triển đồng bộ về thương mại, dịch vụ, giải trí và quy hoạch quy hoạch hạ tầng giao thông đảm bảo mới mang lại cơ hội tốt cho nhà đầu tư.
"Những yếu tố có thể kéo giá đất lên đơn cử như bùng nổ đầu tư hạ tầng, tốc độ đô thị hóa nhanh (gia tăng dân số), vận tải du khách bằng đa phương tiện, sự phát triển đồng bộ về thương mại, dịch vụ, giải trí... Nhưng để đạt được những tiêu chí trên, cần có một hành trình dài chuẩn bị và thực hiện trong nhiều năm chứ không thể có ngay một sớm một chiều. Chính vì thế đầu tư tại những vùng đất này nhà đầu tư xác định đầu tư lâu dài
Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc: Giữa mùa dịch, có nên rót tiền vào bất động sản những vùng đất sắp được "lên đời" thành phố?
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cục Đường bộ Việt Nam khổ vì con đường “đau khổ”...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
6 khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao tín dụng bất động sản tăng mạnh giữa lúc thị...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau tuần diễn biến trái chiều giữa thị trường trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngôi trường giữa sa mạc có khả năng tự làm mát...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đất vàng bỏ hoang giữa Thủ đô thành nơi đổ rác...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu