Tiền hoa hồng ít nhất là một tháng tiền thuê
Nếu môi giới đất nền, căn hộ, nhà phố… “ngồi chơi xơi nước” từ trước Tết đến nay thì môi giới chuyên cho thuê nhà, mặt bằng kinh doanh, kho xưởng lại liên tục “tiếp khách” và có thu nhập khá cao trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng.
Ghi nhận đầu năm 2023, hoạt động môi giới cho thuê mặt bằng kinh doanh diễn ra khá nhộn nhịp. Các môi giới làm việc theo nhóm và liên tục nhận hàng – ra hàng cho thuê. Đáng nói, nhiều mặt bằng tìm được người thuê trong khoảng thời gian ngắn 1-2 ngày. Môi giới nhận được khoản hoa hồng ít nhất là 1 tháng tiền thuê.
Mức hoa hồng dao động từ 10-40 triệu đồng đối với những mặt bằng tầm trung. Những mặt bằng vị trí mặt tiền, diện tích lớn, ở các khu vực buôn bán sầm uất giá cho thuê từ 50-200 triệu đồng/tháng. Đây cũng là mức tiền mà môi giới nhận được nếu tìm được khách thuê trong khoảng giá này.
Tuy nhiên, anh Trung, một môi giới cho thuê mặt bằng cho biết, nhóm anh chủ yếu “chốt” được khách hàng thuê các mặt bằng giá tầm trung từ 20-40 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng có thể ra trung bình từ 3-4 mặt bằng khoảng giá này. Với các mặt bằng giá cao trên dưới 100 triệu đồng kén khách thuê. Tuy vậy, không phải không cho thuê được. Người thuê mặt bằng lớn, giá cao thường rơi vào các ông lớn ngành bán lẻ, hoặc nhóm ngành thời trang chuỗi, hệ thống các cửa hàng thực phẩm…
Anh Trung dẫn chứng, tại đường Võ Văn Ngân (Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) mặt bằng diện tích lớn từ 200-300m2 thường có giá thuê dao động từ 100-200 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, có thời điểm nhu cầu cao, các mặt bằng khoảng giá này cũng không có nguồn hàng để cho thuê.
“Mặt bằng giá cao tuy kén khách thuê nhưng khách hàng đã khoanh vùng giá này thì quyết định khá nhanh. Bởi, thực tế không nhiều mặt bằng diện tích lớn ở các tuyến đường buôn bán sầm uất. Thậm chí, nhiều khách hàng phải thuê liên tiếp 2 mặt bằng nhỏ từ hai chủ nhà khác nhau rồi đập bỏ tường để có mặt bằng diện tích đủ lớn như kì vọng”, anh Trung cho hay.
Theo các môi giới, sau thời điểm Tết nguyên đán, nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh buồn bán tăng cao khiến giá mặt bằng biến động liên tục. Mức giá thuê đã tăng khoảng 40-50% so với đầu năm 2022. Có những mặt bằng giá thuê tăng 100% so với cùng kì năm ngoái. Tuy giá cao nhưng nhu cầu luôn hiện hữu khiến nhiều môi giới bất động sản vẫn kiếm được tiền từ mảng này.
Các khách thuê có nhu cầu đa dạng về giá mặt bằng. Theo đó, môi giới sẽ hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau để tìm mặt bằng phù hợp với mỗi khách hàng. Đây cũng là đặc điểm khác biệt giữa môi giới cho thuê nhà so với môi giới đất nền, nhà phố. Phạm vi hoạt động của các môi giới cho thuê mặt bằng kinh doanh, ki-ốt, hay mặt bằng bán lẻ… rộng hơn các phân khúc khác.
Tìm hiểu được biết, nếu đều khách, hàng tháng mỗi môi giới cho thuê mặt bằng kinh doanh có thể kiếm được 40-200 triệu đồng. Đây là số tiền hoa hồng dạng cá nhân. Với những môi giới hoạt động theo nhóm thì chia theo tỉ lệ mặt bằng. Nguồn hàng và khách thuê, nhóm môi giới đều chia chung với nhau. Những môi giới cho thuê hoạt động theo nhóm thường nắm khá nhiều mặt bằng ở các khu vực và đón lượng khách đa dạng.
Có dấu hiệu “cấu kết” đẩy giá thuê?
Liên hệ khu vực nào, người thuê cũng bị “trùng” môi giới. Nghĩa là, nhiều môi giới nắm cùng nguồn hàng. Tìm hiểu được biết, thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh xuất hiện dấu hiệu môi giới “liên kết” với nhau đẩy giá cho thuê.
Giữa bối cảnh nhu cầu thuê mặt bằng sau Tết tăng cao, môi giới “hét giá” thuê cao hơn so với giá chủ nhà đưa ra. Điều này cũng đến từ việc môi giới và chủ nhà “bắt tay” với nhau. Chẳng hạn, chủ nhà chốt giá thuê 30 triệu đồng/tháng/mặt bằng nhưng khi gửi môi giới đều tăng lên khoảng 3-5 triệu đồng/căn so với giá đưa ra. Qua quá trình thương lượng, môi giới hoặc sẽ nói chủ nhà bớt giá hoặc “nghe ngóng” thêm tình hình và giữ giá. Khi thấy khách thuê liên hệ nhiều, môi giới sẽ có phương án chọn khách thuê theo đúng giá đã “nâng”.
Theo tìm hiểu, một mặt bằng cho thuê trên đường Kha Vạn Cân (Tp.Thủ Đức, Tp.HCM), khi liên hệ với các nhóm môi giới nhưng không nhận được mức giá thống nhất cho cùng một mặt bằng. Người thì đưa mức giá 33 triệu đồng/tháng; một số nhóm thì đưa mức giá 38, 40, 45 triệu đồng/tháng. Nếu trong tâm thế muốn thuê gấp, môi giới sẽ chào khách giá trên có thương lượng. Tuy nhiên, mức thương lượng vẫn chưa xuống mức chủ nhà “chốt”. Điều này cho thấy, để đi thuê được mặt bằng đúng giá chủ nhà đưa ra cũng không hề dễ trong bối cảnh hiện nay.
Cùng với đó, không ít môi giới sau khi nâng giá thuê đã “liên kết” với chủ nhà cho khớp khi khách thuê hỏi. Vì thế, nhiều người thuê nếu không tìm hiểu kỹ dễ “lạc vào mê trận” giá thuê của môi giới và chủ nhà.
Ghi nhận cho thấy, hiện tại nhu cầu tìm mặt bằng thuê tăng mạnh sau Tết. Giá thuê mặt bằng liên tục tăng cao trong khoảng thời gian từ cuối năm 2022 đến nay. Điều này gây khó khăn cho người đi tìm mặt bằng.
Link bài gốc: Giữa lúc khó khăn, môi giới cho thuê mặt bằng kinh doanh vẫn “hái ra tiền” nhờ điều này
Nếu môi giới đất nền, căn hộ, nhà phố… “ngồi chơi xơi nước” từ trước Tết đến nay thì môi giới chuyên cho thuê nhà, mặt bằng kinh doanh, kho xưởng lại liên tục “tiếp khách” và có thu nhập khá cao trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng.
Ghi nhận đầu năm 2023, hoạt động môi giới cho thuê mặt bằng kinh doanh diễn ra khá nhộn nhịp. Các môi giới làm việc theo nhóm và liên tục nhận hàng – ra hàng cho thuê. Đáng nói, nhiều mặt bằng tìm được người thuê trong khoảng thời gian ngắn 1-2 ngày. Môi giới nhận được khoản hoa hồng ít nhất là 1 tháng tiền thuê.
Mức hoa hồng dao động từ 10-40 triệu đồng đối với những mặt bằng tầm trung. Những mặt bằng vị trí mặt tiền, diện tích lớn, ở các khu vực buôn bán sầm uất giá cho thuê từ 50-200 triệu đồng/tháng. Đây cũng là mức tiền mà môi giới nhận được nếu tìm được khách thuê trong khoảng giá này.
Tuy nhiên, anh Trung, một môi giới cho thuê mặt bằng cho biết, nhóm anh chủ yếu “chốt” được khách hàng thuê các mặt bằng giá tầm trung từ 20-40 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng có thể ra trung bình từ 3-4 mặt bằng khoảng giá này. Với các mặt bằng giá cao trên dưới 100 triệu đồng kén khách thuê. Tuy vậy, không phải không cho thuê được. Người thuê mặt bằng lớn, giá cao thường rơi vào các ông lớn ngành bán lẻ, hoặc nhóm ngành thời trang chuỗi, hệ thống các cửa hàng thực phẩm…
Anh Trung dẫn chứng, tại đường Võ Văn Ngân (Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) mặt bằng diện tích lớn từ 200-300m2 thường có giá thuê dao động từ 100-200 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, có thời điểm nhu cầu cao, các mặt bằng khoảng giá này cũng không có nguồn hàng để cho thuê.
“Mặt bằng giá cao tuy kén khách thuê nhưng khách hàng đã khoanh vùng giá này thì quyết định khá nhanh. Bởi, thực tế không nhiều mặt bằng diện tích lớn ở các tuyến đường buôn bán sầm uất. Thậm chí, nhiều khách hàng phải thuê liên tiếp 2 mặt bằng nhỏ từ hai chủ nhà khác nhau rồi đập bỏ tường để có mặt bằng diện tích đủ lớn như kì vọng”, anh Trung cho hay.
Theo các môi giới, sau thời điểm Tết nguyên đán, nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh buồn bán tăng cao khiến giá mặt bằng biến động liên tục. Mức giá thuê đã tăng khoảng 40-50% so với đầu năm 2022. Có những mặt bằng giá thuê tăng 100% so với cùng kì năm ngoái. Tuy giá cao nhưng nhu cầu luôn hiện hữu khiến nhiều môi giới bất động sản vẫn kiếm được tiền từ mảng này.
Các khách thuê có nhu cầu đa dạng về giá mặt bằng. Theo đó, môi giới sẽ hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau để tìm mặt bằng phù hợp với mỗi khách hàng. Đây cũng là đặc điểm khác biệt giữa môi giới cho thuê nhà so với môi giới đất nền, nhà phố. Phạm vi hoạt động của các môi giới cho thuê mặt bằng kinh doanh, ki-ốt, hay mặt bằng bán lẻ… rộng hơn các phân khúc khác.
Tìm hiểu được biết, nếu đều khách, hàng tháng mỗi môi giới cho thuê mặt bằng kinh doanh có thể kiếm được 40-200 triệu đồng. Đây là số tiền hoa hồng dạng cá nhân. Với những môi giới hoạt động theo nhóm thì chia theo tỉ lệ mặt bằng. Nguồn hàng và khách thuê, nhóm môi giới đều chia chung với nhau. Những môi giới cho thuê hoạt động theo nhóm thường nắm khá nhiều mặt bằng ở các khu vực và đón lượng khách đa dạng.
Có dấu hiệu “cấu kết” đẩy giá thuê?
Liên hệ khu vực nào, người thuê cũng bị “trùng” môi giới. Nghĩa là, nhiều môi giới nắm cùng nguồn hàng. Tìm hiểu được biết, thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh xuất hiện dấu hiệu môi giới “liên kết” với nhau đẩy giá cho thuê.
Giữa bối cảnh nhu cầu thuê mặt bằng sau Tết tăng cao, môi giới “hét giá” thuê cao hơn so với giá chủ nhà đưa ra. Điều này cũng đến từ việc môi giới và chủ nhà “bắt tay” với nhau. Chẳng hạn, chủ nhà chốt giá thuê 30 triệu đồng/tháng/mặt bằng nhưng khi gửi môi giới đều tăng lên khoảng 3-5 triệu đồng/căn so với giá đưa ra. Qua quá trình thương lượng, môi giới hoặc sẽ nói chủ nhà bớt giá hoặc “nghe ngóng” thêm tình hình và giữ giá. Khi thấy khách thuê liên hệ nhiều, môi giới sẽ có phương án chọn khách thuê theo đúng giá đã “nâng”.
Theo tìm hiểu, một mặt bằng cho thuê trên đường Kha Vạn Cân (Tp.Thủ Đức, Tp.HCM), khi liên hệ với các nhóm môi giới nhưng không nhận được mức giá thống nhất cho cùng một mặt bằng. Người thì đưa mức giá 33 triệu đồng/tháng; một số nhóm thì đưa mức giá 38, 40, 45 triệu đồng/tháng. Nếu trong tâm thế muốn thuê gấp, môi giới sẽ chào khách giá trên có thương lượng. Tuy nhiên, mức thương lượng vẫn chưa xuống mức chủ nhà “chốt”. Điều này cho thấy, để đi thuê được mặt bằng đúng giá chủ nhà đưa ra cũng không hề dễ trong bối cảnh hiện nay.
Cùng với đó, không ít môi giới sau khi nâng giá thuê đã “liên kết” với chủ nhà cho khớp khi khách thuê hỏi. Vì thế, nhiều người thuê nếu không tìm hiểu kỹ dễ “lạc vào mê trận” giá thuê của môi giới và chủ nhà.
Ghi nhận cho thấy, hiện tại nhu cầu tìm mặt bằng thuê tăng mạnh sau Tết. Giá thuê mặt bằng liên tục tăng cao trong khoảng thời gian từ cuối năm 2022 đến nay. Điều này gây khó khăn cho người đi tìm mặt bằng.
Link bài gốc: Giữa lúc khó khăn, môi giới cho thuê mặt bằng kinh doanh vẫn “hái ra tiền” nhờ điều này
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Cục Đường bộ Việt Nam khổ vì con đường “đau khổ”...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
6 khác biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Vì sao tín dụng bất động sản tăng mạnh giữa lúc thị...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Sau tuần diễn biến trái chiều giữa thị trường trong...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Ngôi trường giữa sa mạc có khả năng tự làm mát...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Đất vàng bỏ hoang giữa Thủ đô thành nơi đổ rác...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu